Bệnh đốm Lá Trên Cây Trồng Và Cách Phòng Trị Hiệu Quả Nhất
Có thể bạn quan tâm
Bệnh đốm lá thường xảy ra trên các cây đậu tương, lạc, cà chua, tiêu, ớt, hoa lan, cây bon sai,… gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, từ đó ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa. Cần có những biện pháp phòng ngừa hoặc khắc phục từ lúc bệnh mới chớm thì mới đạt hiệu quả cao.
Bệnh đốm lá là gì?
Tên tiếng anh: Grey spot
Tên khoa học: Cercospora sp
Là hiện tượng trên lá xuất hiện những đốm màu, ban đầu nhỏ dần dần to ra, nhiều hơn và dày khắp lá. Gây ảnh hưởng đến quá trình diệp lục của lá, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Bệnh đốm lá trên cây bon sai
Triệu chứng đốm lá trên cây bon sai:
Đầu tiên bệnh xuất hiện chỉ là một chấm nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan nhanh cả lá, viền vết bệnh có màu nâu đậm, chỗ tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ có quầng mầu vàng nhạt.
Phát sinh và gây hại cây bon sai:
Bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất là bìa lá, làm lá quăn queo.
Bệnh thường xuất hiện trên những lá già rồi lan dần đến lá non, đọt non. Ở nhánh non bị bệnh làm lá bị rụng, đọt bị cháy khô, cây chậm phát triển.
Biện pháp phòng trừ đốm lá trên cây bon sai:
☑ Trồng với mật độ vừa phải để cây mai được thông thoáng.
☑ Vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa thu gom lá bị bệnh tiêu huỷ để tránh lây lan.
☑ Bón phân cân đối, tăng cường bón thêm phân hữu cơ và kali giúp cây kháng bệnh.
☑ Phun khi thấy xuất hiện bệnh, phun lập lại 2-3 lần cách nhau 5- 7 ngày để trị bệnh. Phun phòng mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.
☑ Sử dụng các loại thuốc: Aviso 350SC 20 ml/16 lit nước, Ridozeb 72WP 80 g/16 lit nước, Mancozeb 80WP 80 g/16 lit nước, Carbenda Supper 50SC 30 ml/16 lit nước.
Bệnh đốm lá trên cây đậu
Triệu chứng trên cây đậu:
Trên lá có đốm tròn hoặc có góc cạnh, đốm bệnh không đều, màu vàng nâu hoặc nâu, kích thước: 3 – 5 mm. Sau đó đốm chuyển sang màu nâu với tâm màu trắng xám.
Các đốm bệnh thường liên kết lại làm cháy từng mảng lá. Bệnh thường nặng vào giai đoạn tăng trưởng cuối của cây.
Nguyên nhân đốm lá trên cây đậu:
Bệnh do nấm Cercospora canescens Ellis & Martin. Nấm bệnh thuộc lớp Deuteromycetes, cơ quan sinh sản vô tính gồm:
☑ Đính bào đài (conidiophores) màu nâu sậm, có 1 – 5 vách ngăn, hơi cong hoặc cong nhiều, kích thước: 20 – 175 x 3 – 6,5 micron.
☑ Đính bào tử (coniđia) không màu, dài như cái roi, có 5 – 11 vách ngăn, kích thước: 30 – 300 x 2,2 – 5 micron.
Biện pháp phòng trị đốm lá cây đậu:
☑ Vệ sinh đồng ruộng trước và sau vụ trồng, nhằm hạn chế lây lan.
☑ Gieo tỉa với mật độ trung bình.
☑ Phun phòng và trị bệnh bằng thuốc Bordeaux 0,8 – 1%, Copper B, Score 250EC hoặc các thuốc gốc đồng khác.
Bệnh đốm lá trên cây lạc
Triệu chứng gây hại do nấm Cercospora arachidicola:
Bệnh hại chủ yếu trên lá. Lá có các đốm tròn màu nâu nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ hoặc nâu sậm. Trên một lá có nhiều đốm bệnh làm lá mau biến vàng và rụng. Các lá phía dưới bị bệnh trước sau lan lên các lá phía trên.
Triệu chứng gây hại do nấm Cercospora personata:
Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá và thân cây lạc (đậu phộng). Vết bệnh lúc đầu là chấm nhỏ màu nâu, sau lớn lên màu nâu đen, thường thấy rõ ràng ở mặt dưới lá.
Đốm bệnh hình tròn, trên vết bệnh già có những hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử) xếp thành các đường vòng đồng tâm, có viền trũng màu vàng nhạt quanh đốm bệnh.
Trên một lá có nhiều vết bệnh, các đốm liên kết lại thành vết to. Lá vàng và rụng, cây lạc (đậu phộng) sinh trưởng kém. Bệnh phát sinh ở các lá bên dưới sau lan lên các lá phía trên.
Điều kiện phát sinh và gây hại trên lạc:
Bệnh có thể phát sinh sau khi cây lạc mọc được khoảng 20-30 ngày. Gặp điều kiện nóng, ẩm nhiệt độ không khí trên 20oC và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và lây lan.
Bệnh phát sinh suốt vụ. Nếu phát sinh sớm và nặng làm lá rụng nhiều, ảnh hưởng sinh trưởng và năng suất lạc.
Biện pháp phòng trừ đốm lá trên lạc:
Biện pháp canh tác, kỹ thuật:
☑ Loại bỏ tàn dư cây trồng sau thu hoạch, cày lật đất sớm.
☑ Gieo trồng giống chống chịu bệnh.
☑ Luân canh cây trồng.
Biện pháp hóa học:
Khi bệnh mới xuất hiện, phun thuốc trừ nấm:
☑ Polyram 80 DF, Manozeb 80 WP, Dithane xanh M 45 80 WP : 30 g/bình 8 lít
☑ Opus 75 EC, Carbenda 50 SC, Bavisan 50 WP : 10-15 ml/bình 8 lít nước
☑ Bright Co 5 SC: 20-30 ml/bình 8 lít
☑ Folicur 250 EW, 250 WG, 430Se. …
☑ Sumi Eight 12.5 WP : 3-5 g/bình 8 lít
Bệnh đốm lá trên cây ớt
Triệu chứng đốm lá trên ớt:
Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên trái.
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già.
Biện pháp phòng trừ đốm lá trên ớt:
☑ Luân canh, không trồng cây họ cà ớt trong vòng 2 – 3 năm.
☑ Chọn giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt.
☑ Tránh trồng ớt trong mùa mưa.
☑ Khi thấy bệnh nặng phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 WP, FOLPAN 50SC … nồng độ 0,2 – 0,4%
Bệnh đốm lá trên cây hồ tiêu
Đặc điểm nhận dạng đốm lá trên hồ tiêu:
☑ Vết bệnh màu đen.
☑ Gây hại mặt dưới lá tiêu.
☑ Vết bệnh tập trung nhiều dọc theo gân lá.
Tác hại gây ra cho hồ tiêu:
☑ Lá vàng nếu bị hại nặng
☑ Gây hại quanh năm
Biện pháp phòng trị đốm lá trên hồ tiêu:
☑ Cắt bỏ những cành lá bị bệnh nặng, thu gom đem đốt tránh lây nhiễm nguồn bệnh.
☑ Hằng năm phun ngừa bằng các thuốc gốc đồng.
☑ Khi chớm bị bệnh, bón NPK cân đối, không bón thừa đạm làm bệnh nặng thêm.
☑ Sử dụng 1 trong các thuốc có hoạt chất sau CHLOROTHALONIL hoặc DIFENOCONAZOLE hoặc PROPICONAZOLE hoặc CHITOSAN + POLYOXIN theo hướng dẫn.
☑ Cần bón phân chuồng hoai mục + TRICHODERMA.
Lưu ý: Không dùng thuốc hóa học
Bệnh đốm lá trên cây bơ
Triệu chứng và tác hại cho cây bơ:
Bệnh đốm lá thường xuất hiện ở những lá thành thục có màu sắc và kích thước gần tương đương nhau. Ban đầu đầu nấm bệnh sẽ xuất hiện trên lá, sau đó sẽ xuất hiện trên quả và gây hại nghiêm trọng.
Đầu tiên ở góc mép lá sẽ xuất hiện những đốm vàng hoặc hơi nâu, những đốm này sẽ xuất hiện dần và ngày càng lan rộng khiến lá bị khô, héo và rụng nhiều.
Nếu bệnh xuất hiện trên trái sẽ có những nốt mụt lồi khoảng 5 mm và cũng có màu nâu nhạt, sau đó đậm dần. Trái bị bệnh sẽ mất đi vẻ đẹp bên ngoài và cũng ảnh hưởng nhiều chất lượng bên trong.
Biện pháp phòng trị đốm lá trên bơ:
☑ Trong quá trình chăm sóc bạn cần chú ý tỉa thưa cành để tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây.
☑ Loại bỏ ngay những lá cây bị bệnh ra khỏi vườn và tiêu hủy ngay.
☑ Chú ý bón phân và tưới nước hợp lý.
☑ Phun thuốc bảo vệ trừ nấm theo đúng liều lượng và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Bệnh đốm lá trên cây bông vải
Triệu chứng và tác hại cho bông vải:
Bệnh gây hại chủ yếu vào thời kỳ cây con và rất phổ biến đối với vùng trồng bông Tây Nguyên.
Hầu hết các diện tích trồng bông đều phải phòng trừ bệnh này để tránh hiện tượng cây con bị chết hàng loạt làm giảm mật độ.
Biện pháp phòng trị đốm lá cho bông vải:
☑ Không để ruộng bông bị úng nước hay khô hạn
☑ Mật độ khoảng cách gieo trồng phù hợp
☑ Sau khi bông mọc dùng thuốc Monceren 250 SC với liều lượng 20 – 25 ml thuốc pha với 10 lít nước, phun đều lên lá mầm. 01 ha bông cần phun khoảng 200 lít nước thuốc.
Tùy tình hình bệnh trên đồng ruộng mà có thể phun từ 1 – 2 lần, lần 1 sau khi bông mọc đều và lần 2 cách lần 1 từ 5 – 7 ngày.
Bệnh đốm lá trên cây ổi
Triệu chứng trên ổi:
☑ Hay còn gọi là đốm mắt ếch, bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Vết bệnh là các đốm nhỏ tròn màu nâu với mép viền nâu đậm.
☑ Chỗ vết bệnh có thể rách đi làm lá bị thủng lỗ chỗ. Lá bị nặng, biến vàng và rụng.
☑ Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh đốm lá, đốm mắt ếch trên cây ổi
☑ Bệnh có thể phát sinh quanh năm, thường nhiều vào các tháng nóng và khô,cây chăm sóc kém.
Biện pháp phòng trị đốm lá trên ổi:
☑ Tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, chăm sóc đầy đủ để cây sinh trưởng tốt.
☑ Thu nhặt, tiêu hủy các lá bị bệnh.
☑ Phun các thuốc Carosal 50SC, Canazole Super 320EC, Mancozeb, Chloropthalonil.
Bệnh đốm lá trên cây cà chua
Bệnh Đốm lá cà chua gây ra bởi nấm Septoria lycopersici là một trong những bệnh phổ biến nhất xảy ra trên lá cà chua. Trong các điều kiện thích hợp bệnh có thể gây tác hại nặng làm mất mùa hoàn toàn.
Mặc dù bệnh không trực tiếp lây nhiễm trên quả cà chua, nhưng do sự gây hư hại bộ lá làm lá vàng và rụng dẫn đến sự kém phát triển của quả.
Triệu chứng trên cà chua:
Bệnh có thể xâm nhiễm trong giai đoạn cây còn nhỏ. Bệnh Đốm lá Septoria chủ yếu gây hại lá, và có thể lây nhiễm lên thân.
Vết bệnh ban đầu là những chấm đen lấm tấm trên bề mặt lá như đầu kim nên nông dân thường gọi là bệnh châm kim, vết bệnh sũng nước có đường kính từ 1-3 mm về sau phát triển thành các đốm tròn với đường viền đen và ở trung tâm có màu xám.
Vết bệnh có thể phát triển lên đến 5-6 mm, Bệnh xảy ra trước tiên ở các lá thấp phía dưới, lá bị lây nhiệm nặng trở nên vàng, cong rồi đổi sang màu nâu sau đó bị rụng. Cây dễ nhiễm bệnh nhất ở giai đoạn đậu trái.
Điều kiện môi trường phát sinh đốm lá trên cà chua:
Bệnh xâm nhiễm trong mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, và thường gây hại nhiều nhất trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, bệnh thường xảy ra sau 1 thời gian mưa liên tục nhiều ngày.
Trong giai đoạn sinh trưởng khi tán lá cây có độ che phủ lớn, làm hạn chế sự chuyển động không khí trong tán tạo nên 1 tiểu khí hậu có ẩm độ cao, thì diễn tiến của bệnh phát triển rất nhanh, do vậy cần theo dõi thường xuyên đồng ruộng trong những ngày mưa nhiều để có những biện pháp kịp thời.
Biện pháp phòng trị đốm lá trên cà chua:
☑ Sử dụng hạt giống sạch bệnh.
☑ Tỉa bỏ các lá bệnh, đốt bỏ xác lá cây bệnh và tiêu hủy tàn dư cây trồng sau mỗi vụ mùa. Nấm có thể sống trong tàn dư cây trồng trong 3-4 năm.
☑ Thưc hiện chế độ luân canh.
☑ Trồng cây đúng mật độ, tạo khoảng cách cho cây có độ thông thoáng.
☑ Tránh tưới nước lên lá, nên dùng hệ thống tưới nhỏ giọt, dùng bạt phủ nông nghiệp để che phủ đất có thể hạn chế được bệnh.
☑ Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây sinh trưởng khỏe.
☑ Các loại thuốc sau có thể dùng để kiểm soát được bệnh:
- Hoạt chất Chlorothalonil: Daconil 75WP
- Hoạt chất Azoxystrobin như Amista 250SC.
- Thuốc Mighty 560SC phối trộn của 2 hoạt chất trên ( Azoxystrobin 60g/l + Chlorothalonil 500g/l)
- Hoạt chất Mancozeb như Dithane 80WP, Penncozeb 75DF, Manzate 75DF…
- Các thuốc có gốc đồng như Kocide, Champion, Cuproxat…
- Hỗn hợp của Chlorothalonil và Carbendazim cũng đem lại hiệu quả rất cao.
Nên phun sau khi mưa và phun lặp lại sau 5-7 ngày.
Bệnh đốm lá trên hoa lan
Bệnh đốm lá lan có rất nhiều loại, trong đó có các loại phổ biến như Nipanduomaobaoye, bệnh đốm tán, đốm lá cứng, bệnh đốm mốc lá.
Bệnh thường gặp trên các giống lan Dendrobium, Mokara, Oncidium… Khi gặp thời tiết thuận lợi hoặc thiếu dinh dưỡng bệnh gây hại rất nhanh và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và ra hoa của cây lan.
Triệu chứng đốm lá trên hoa lan:
Bệnh đốm lá trên hoa lan thường xuất hiện trên lá là chủ yếu. Vết bệnh phân bố đều cả hai mặt lá, triệu chứng ban đầu là những chấm tròn màu nâu xám hay vàng nâu, xung quanh vết bệnh có quầng vàng.
Mặt dưới lá có những đốm đen nhỏ li ti. Khi cây bệnh nặng lá có màu vàng và dễ bị rụng.
Nguyên nhân đốm lá hoa lan:
Bệnh đốm lá do Cercospora sp gây hại thường phát sinh ở những vườn lan có độ ẩm cao và phát triển vào mùa mưa.
Đặc biệt đối với những vườn thiếu dinh dưỡng và chăm sóc kém bệnh gây hại nặng, lá vàng và dễ rụng.
Biện pháp phòng trị đốm lá trên hoa lan:
☑ Khi thấy hiện tượng hoa lan mắc bệnh đốm lá điều đầu tiên cần làm đó là phải dọn vệ sinh vườn tược, thu gom toàn bộ tàn dư thực vật và đem ra xa để chôn hoặc đốt.
☑ Cách phòng bệnh tốt nhất là phun thuốc phòng ngay từ khi cây còn nhỏ chưa xuất hiện triệu chứng bệnh. Đối với cây bệnh nhẹ cắt tỉa phần vết bệnh trên lá sau đó bôi thuốc trị nấm.
☑ Khi phun thuốc trị bệnh phải phun đều hai mặt lá và ngay sau đó (khoảng 01 giờ đồng hồ) phải bổ sung phân bón lá hoặc phân vi lượng.
☑ Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật sau: Rydomyl Gold 68 WP, Dipomate 80 WP, Carbenzim 500 FL, hỗn hợp Carbenzim với Dipomate…
Ngoài ra cũng cần phải chú ý giữ thông thoáng và làm sạch nơi trồng lan vào mùa đông. Vì vi khuẩn gây ra ba loại bệnh đốm lá là vi khuẩn dạng sợi, bào tử phân sinh hoặc túi nang trú đông trong vùng bệnh, đồng thời trở thành nguồn bệnh đầu tiên xâm nhập vào cây trong năm sau.
Từ khóa » Dâu Tây Bị đen Viền Lá
-
XỬ LÝ DÂU TÂY BỊ ĐEN LÁ ĐEN CÂY - YouTube
-
Khắc Phục Cây Dâu Tây Bị Bệnh Héo đen Lá - YouTube
-
Cây Dâu Tây Bị Cháy Lá – Nguyên Nhân Làm Sao, Khắc Phục Thế Nào?
-
Những Bệnh Trên Cây Dâu Tây Thường Gặp Nhất - Chimi Farm
-
Hành Trình Tìm Vị Cứu Tinh Cho Các Loại Bệnh Thường Gặp ở Dâu Tây
-
Khắc Phục Cây Dâu Tây Bị Bệnh Héo đen Lá - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Cây Dâu Tây Bị Cháy Lá – Nguyên Nhân Làm Sao, Khắc ... - Dolatrees
-
Những Bệnh Thường Gặp Trên Cây Dâu Tây - Hoa đẹp
-
BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH CHỮA TRỊ CHO DÂU TÂY
-
Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Trồng Cây Dâu Tây
-
Dâu Tây Bị Thủng Lá - Cách Xử Lý Cây Trồng Bị Sâu Bệnh ăn Lá Và Nấm ...
-
Tại Sao Dâu Tây Trong Vườn Lại Khô Quả Và Phải Làm Gì?
-
Biểu Hiện Của Bệnh Cháy Lá Và Cách Phòng Trừ Hiệu Quả
-
Cách Nhận Dạng Và Giải Quyết Căn Bệnh đốm Lá ở Dâu Tây - JIA
-
Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Cây Dâu Tây
-
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN CÂY DÂU TÂY