BỆNH E.COLI BẠI HUYẾT TRÊN VỊT - Công Ty Cổ Phần ABC Việt Nam

BỆNH E.COLI BẠI HUYẾT TRÊN VỊT

1. Đặc điểm: E.coli bại huyết là căn bệnh phổ biến nhất trên vịt. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi và chủ yếu giai đoạn từ 3-25 ngày tuổi. 2. Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn E.coli thuộc chi Escherichia, họ Enterobacteriaceae, là trực khuẩn Gram âm, không sinh nha bào. 3. Phương thức truyền lây: Nguồn lây bệnh chủ yếu là các vịt bệnh, vịt mang trùng. Mầm bệnh theo phân được thải ra ngoài môi trường sống. Vi khuẩn E.coli có thể tồn tại lâu trên nền chuồng, phân, chất độn chuồng, đất và nước. 4. Triệu chứng: Bệnh xảy ra đột ngột, với các biểu hiện: – Vịt giảm ăn, mệt mỏi, lông xơ xác. – Lười vận động. – Tiêu chảy phân màu trắng xanh. – Triệu chứng hô hấp: Sổ mũi, khó thở. – Triệu chứng thần kinh: Co giật, quay đầu, ngoẹo cổ, liệt chân.

5. Bệnh tích: – Vi khuẩn E.coli sau khi gây bại huyết đến khu trú ở xương và màng hoạt dịch có thể gây viêm đa khớp. – Viêm ruột. – Tim, gan phủ Fibrin màu trắng – Trường hợp bệnh nặng, gan sưng và xuất huyết lấm tấm trên bề mặt. Nếu bệnh nhẹ, phần phía trên gan có màu vàng, phần dưới sưng và xuất huyết – Mật sưng to. – Màng ngoài tim bị phù thũng. – Túi khí dày, màu trắng đục, có những đốm hoại tử màu trắng ngà hay màu vàng. – Đối với vịt đẻ buồng trứng bị vỡ và teo lại.

6. Giải pháp phòng và điều trị bệnh: 6.1. Phòng bệnh: – Phòng bệnh bằng vắc xin: Hiện nay, việc phòng bệnh E.coli bại huyết bằng vắc xin chưa có hiệu quả cao do vi khuẩn gây bệnh thuộc rất nhiều serotype khác nhau. – Vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng: Bệnh chịu tác động từ môi trường rất lớn do mầm bệnh phân tán ở khắp nơi như: nguồn nước mặt, trạm ấp, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng: + Các trang thiết bị máy ấp, khay ấp và trứng trước khi đưa vào ấp nở phải được xông sát trùng để loại bỏ mầm bệnh. + Chuồng trại, bãi đỗ, sàn nuôi nhốt vịt phải được vệ sinh sạch bằng vôi bột hoặc dung dịch thuốc sát trùng như: Iodine, Benkocid… sau mỗi lứa nuôi hoặc xử lý định kỳ 10-15 ngày/lần. + Bổ sung Men sống, B.Comlex-K&C trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho vịt để tăng cường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. + Kháng sinh sau để phòng bệnh cho vịt: Ampi, Enflox, Amox…

6.2. Điều trị: Khi mổ khám phát hiện và kết luận đúng vịt bị bệnh E.coli bại huyết cần áp dụng biện pháp sau đây: – Cách ly và tách những con yếu để theo dõi điều trị tích cực – Xác định mức độ lây nhiễm và tỷ lệ mắc bệnh. Sử dụng ngay một trong các phương pháp sau để điều trị bệnh cho vịt: Bước 1: + Sử dụng kháng sinh đặc trị, dùng 1 trong 2 loại kháng sinh đặc trị E.coli hiệu quả nhất hiện nay là: Ceftiofur 5% hoặc Cefotaxim 10% kết hợp Gentamycin hoặc Lincomycin tiêm trực tiếp cho đàn đã mắc bệnh với liều 1ml/2-2,5kgP/ngày. Tiêm dưới da cổ,Liệu trình 2- 3 ngày liên tục.

Đối với các trại tỷ lệ bệnh chưa nhiều, có thể lựa chọn giải pháp sử dụng kháng sinh bột dùng để uống hoặc trộn thức ăn cho vịt như:  Amox 50%, Enro 10% …Liệu trình 3-5 ngày liên tục. Bước 2: Sử dụng các sản phẩm bổ trợ có tác dụng hạ sốt, kháng viêm, tiêu viêm, cung cấp chất điện giải, giải độc gan thận giúp vịt nhành hồi phục hơn…

Bước 3: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bổ sung vitamin, khoáng để phục hồi chức năng tiêu hóa và tăng sức đề kháng

Từ khóa » Vịt Bị Ecoli Bại Huyết