Bệnh E Coli ở Gà - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Thuốc đặc Trị Ecoli
Có thể bạn quan tâm
Bệnh e coli ở gà - Giải đáp chi tiết, đầy đủ nhất về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng, điều trị bệnh
Bệnh E coli ở gà là gì?
Bệnh E coli ở gà là bệnh do vi khuẩn E - coli ( Escherichia coli) gây ra và có tính chất phức tạp tùy thuộc vào từng khu vực cư trú, cách thức gây bệnh nên được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Bệnh này có thể xảy ra ở cả gà con 1 ngày tuổi cho đến gà dò, gà trưởng thành, gà đẻ trứng, gà giống.
>>>Bài viết nên tham khảo: Tư vấn máy chế biến thức ăn cho gà 3A theo chuỗi quy trình khép kín A-Z
Nguyên nhân gây bệnh ecoli
Phân của gia cầm mắc bệnh là một trong những tác nhân truyền bệnh cho trứng khiến cho gà con mới nở đã mắc bệnh.
Bệnh cũng có thể lây lan từ ống dẫn trứng hoặc buồng trứng gà mẹ đã bị nhiễm benh ecoli.
Trong quá trình ấp trứng, máy ấp trứng có chữa mầm bệnh hoặc không vệ sinh sạch sẽ, nhiệt độ - độ ẩm không thích hợp cũng là nguyên nhân sinh bệnh.
Bệnh cũng có thể lây lan qua giao phối khiến cho cả đàn giống bị chết trong một thời gian ngắn sau khi phối, thường thấy nhất ở các trang trại nuôi gà đẻ thương phẩm và gà giống.
Bệnh E coli trên gà cũng thường hay kế phát bởi các virus gây ra bệnh về đường hô hấp, bệnh Newcastle, các bệnh về đường tiêu hóa...
Môi trường và thức ăn chuồng nuôi không hợp vệ sinh khiến cho gà bị stress, ngộ độc. Ngoài ra, việc thay đổi khẩu phần thức ăn đột ngột hoặc bỏ đói không cho gà ăn đúng giờ cũng khiến chúng bị nhiễm bệnh.
Các phương thức lây truyền bệnh ecoli
Như vậy, vi khuẩn e coli có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau như:
- Truyền từ mẹ sang con qua ống dẫn trứng bị nhiễm bệnh
- Truyền bệnh thông qua đường hô hấp, da hoặc niêm mạc
- Truyền từ vỏ trứng đã bị nhiễm bệnh hoặc từ môi trường sang vỏ trứng
- Lây truyền qua quá trình giao phối giữa gà trống và gà mái
- Trên bệnh qua đường thức ăn, nước uống
NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!
Triệu chứng bệnh ecoli
Các triệu chứng thường không đặc hiệu. Một số triệu chứng chung nhất như: gà con bị mềm nhũn, gầy gò, ủ rũ, xù lông, khó thở, ỉa chảy ra phân màu trắng hơi xanh và nhiều nước, có biểu hiện viêm khớp, đi đứng loạng choạng, không vững, đầu và cổ lắc lư, bị nặng dẫn đến tình trạng bại liệt hoặc viêm da (như sưng đầu, sưng mắt, viêm da ở lương, viêm da thân sau) và chết hàng loạt sau 5 ngày phát bệnh.
Đối với gà trưởng thành, do sức đề kháng tốt nên tỷ lệ chết thấp hơn. Tuy nhiên nếu là gà đẻ trứng thì sẽ nhận thấy tỷ lệ đẻ giảm nhanh, bỏ ăn, gầy gò, viêm khớp, bại liệt.
Bệnh tích của bênh Ecoli
Bệnh tích của bệnh E coli trên gà sẽ phụ thuộc vào từng thể bệnh khác nhau. Một số thể phổ biến như:
-
Thể viêm rốn - nhiễm trùng lòng đỏ trứng
Trứng có thể bị chết phôi - thường xảy ra ở giai đoạn ấp cuối trước khi trứng nở. Trường hợp gà con nở thì sẽ chết ngay hoặc sau đó vài giờ.
Tỉ lệ và mức độ nhiễm bệnh trên cơ thể gà con sẽ tăng nhanh từ 0 - 6 ngày tuổi. Nếu sau giai đoạn đó mà vẫn sống sót thì gầy gò, ốm yếu.
Bệnh tích thường thấy ở gà con sống trên 4 ngày tuổi là viêm màng ngoài tim, lòng đỏ còn sót lại không tiêu được khiến bụng trương to, chậm phát triển, rốn hở với nhiều dịch viêm.
-
Thể viêm da
Thể viêm da thường thấy ở gà thịt, tập trung ở thân sau, cung đầu, xung quanh hốc mắt hoặc những mô liên kết dưới da đầu. Lúc này, vi khuẩn E coli gây bệnh sẽ tiết ra dịch viêm, lớp dịch này sẽ tích tụ ở dưới da. Nếu gà bị bệnh càng nặng thì nồng độ NH3 trong môi trường chuồng nuôi càng cao.
Biểu hiện bên ngoài là viêm kết mạc mắt, viêm xoang ở vùng đầu khiến cho vùng đầu và mắt sưng to lên. Bệnh tích là manh tràng sưng, hình thành tổ chức viêm dưới khớp.
-
Bệnh tiêu chảy
thể bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E coli ít xảy ra nhưng không phải là không có. Bệnh này khiến cho gà bị tiêu chảy ra phân trắng hơi xanh có nhiều nước dẫn đến mất nước, khô chân, cơ thể gầy gò. Bệnh tích là đường ruột nhạt màu, bị phồng lên, ở manh tràng bị sưng to và xuất hiện nhiều dịch có bọt.
-
Viêm ống dẫn trứng viêm phúc mạc cấp tính
Viêm ống dẫn trứng viêm phúc mạc là thể cấp tính. Biểu hiện bên ngoài là tỷ lệ đẻ giảm hoặc nếu đẻ thì trứng nhỏ, những con không đẻ thì bụng to một cách bất thường, bắt đầu chết lẻ tẻ.
Khi mổ sẽ thấy những bệnh tích như viêm ống dẫn trứng, phần niêm mạc ống dẫn bị dày lên, có nhiều chất casein xung quanh trứng tạo thành mùi hôi, viêm phúc mạc, viêm ổ khớp, trứng bị tắc trong ống dẫn, những quả trứng đã đến ngày đẻ trứng không được đẻ sẽ rớt trong xoang bụng và bao bọc xung quanh bởi một chất bã đậu.
Các nang trứng đang thoái hóa
-
Viêm dịch hoàn
Thể viêm dịch hoàn ở gà trống do đã giao phối với gà mái bị nhiễm khuẩn e coli. Bệnh tích khi mổ sẽ thấy dịch hoàn bị sưng, cứng, có biểu hiện viêm nhiễm, thậm chí hình dạng thay đổi thất thường hoặc bị hoại tử.
Thể nhiễm trùng toàn thân
Với thể nhiễm trùng toàn thân lại có hai thể nhỏ là nhiễm trùng huyết và u hạt.
- Thể nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết kế phát sau khi bị những bệnh về đường hô hấp như: bệnh hô hấp mãn tính, Newcastle, bệnh viêm phế quản. Biểu hiện bên ngoài là gà mệt mỏi, kém ăn, chết sau 5 ngày phát bệnh. Khi mổ vào bên trong sẽ thấy bệnh tích là viêm phế quản, viêm phổi, viêm túi khí. Trường hợp viêm túi khí là bệch tích phổ biến nhất, sẽ thấy có nhiều dịch nhầy trắng ở bên trong. Một số bệnh tích nữa như viêm cơ tim, viêm màng bao tim…
Nhiễm trùng huyết kế phát sau khi bị những bệnh về đường tiêu hóa: bệnh tích đặc trưng nhất là gan bị sưng phù, chuyển sang màu xanh của mật, lách sưng sung huyết.
- Thể u hạt
Bệnh tích của thể này có biểu hiện khá rõ đó là xuất hiện nhiều hạt ở gan, ruột, manh tràng. Thể u hạt này tuy ít xay ra nhưng nếu bị thì tỉ lệ chết ở gia cầm trưởng thành là tương đối cao, có thể lên đến 75%.
Cách thức phòng bệnh e coli
-
Công tác chăm sóc:
Cần thu nhặt trứng hàng ngày, những quả trứng bị rạn nứt hoặc dính phân từ con bị bệnh cần loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến năng suất ấp. Trứng sau khi đẻ trong khoảng 2 giờ nên vệ sinh sát trùng tránh mầm bệnh. Nếu sử dụng máy ấp trứng thì yêu cầu máy ấp phải sạch sẽ, khô thoáng, được điều trình nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Trong quá trình chăn nuôi, cần bổ sung nguồn thức ăn và nước uống đầy đủ cho gà. Đồng thời sử dụng thêm vitamin C, chất điện giải, chế phẩm sinh học, men tiêu hóa ( Acidophilus lactobacillus hay Bacillus subtilis) cần thiết để tăng sức đề kháng, giảm sự tác động của dịch bệnh, vi khuẩn, giảm tỷ lệ chết nếu đàn gà bị mắc bệnh e coli.
Theo dõi sức khỏe hàng ngày của đàn gà, cần cách ly ngay những con có biểu hiện mắc bệnh để kịp thời điều trị.
-
Vệ sinh thú y:
Vệ sinh ổ đẻ, giữ cho ổ luôn sạch sẽ, khô thoáng, không có phân của những con bị bệnh, loại bỏ hết những tác nhân có thể làm lây nhiễm bệnh trong ổ trứng gà.
Trước khi thả gà vào chuồng, cần vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, sát trùng bằng cách quét vôi lên tường, nền, rắc vôi khu vực xung quanh hoặc cũng có thể dùng các loại dung dịch sát trùng như formol 3%, xút 3% sau đó để chống chuồng khoảng 4 ngày.
Trong quá trình nuôi, chuồng nuôi, máng ăn, máng uống cần được quét dọn sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Định kỳ sát trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc không gây kích ứng da.
Các chất thải từ gia cầm bị bệnh như nước tiểu, phân, lông, da… phải được xử lý gọn gàng, có thể đem đốt
-
Phòng bệnh bằng vacxin, thuốc kháng sinh:
Phòng bệnh bằng vacxin là phương pháp cần thiết để tăng sức đề kháng cho gà. Tuy nhiên với bệnh Ecoli do có nhiều biến thể khác nhau nên dùng vacxin ít có hiệu quả, khả năng miễn dịch chưa cao.
Thay vào đó, bệnh này chủ yếu phòng bằng cách tiêm kháng sinh. Một số loại kháng sinh thường dùng như:
- Genta - Colenro: liều lượng 100gr/500kg thể trọng, dùng để pha với 100 lít nước cho cả đàn uống liên tục trong 2 - 3 ngày.
- Terra - Colivet: liều lượng 100gr/50kg thể trọng, dùng để pha với 10 lít nước cho uống liên tục trong 2 - 3 ngày.
- Ampiseptryl: liều lượng 100gr/300kg thể trọng.
Trị bệnh - các loại thuốc đặc trị ecoli
Bệnh Ecoli ở gà cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Bà con có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh colistin, enrofloxacin, ceftiofur, fosfomycin, kanamycin, gentamycin... để trộn với thức ăn hoặc nước uống. Bên cạnh đó sử dụng kết hợp cả men tiêu hóa, vitamin C, chất điện giải để giảm bệnh giúp tăng thể lực và sức đề kháng cho vật nuôi. Dưới đây sẽ là một số cách điều trị để bà con tham khảo, chỉ dùng một trong các phác đồ tránh làm ảnh hưởng, rối loạn sức khỏe đàn gà.
Cách 1: Dùng thuốc theo từng giai đoạn của gà
- Đối với gà con:
Sử dụng thuốc điều trị có thành phần Lincomycin + Spectinomycin hoặc dùng Gentamycin + Tylosin để tiêm dưới da cổ gà con, liều lượng tiêm gấp 2 lần quy định của nhà sản xuất, duy trì trong 2 - 3 ngày.
- Đối với gà trưởng thành:
Sử dụng thuốc kháng sinh có thành phần Lincomycin + Spectinomycin cùng với thuốc có thành phần Flofenicol + Doxycinlin (hoặc Gentamycin + Tylosin) để tiêm cho gà.
Lưu ý khi sử dụng thuốc này cần cho gà dùng thêm Paractamol + Vitamin C + Glucose + Vitamin K sau khi tiêm thuốc kháng sinh 2 giờ để bổ trợ, tăng sức đề kháng.
Đồng thời cho gà dùng thêm TKS - Men tiêu hóa sống cao tỏi liều lượng pha 3g/lít nước để chúng uống liên tục trong 5 ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định trở lại.
Cách 2: Sử dụng thuốc khánh sinh tiêm vào bắp trường hợp gà bị nặng
Khi phát hiện gà bị bệnh và đã chuyển nặng, bà con cũng có thể thực hiện tiêm trị bệnh cho gà theo phác đồ dưới đây để tiêm trực tiếp vào bắp gà từ 3 - 5 ngày liên tục:
- Colinorcin : liều lượng dùng 1cc/5kg thể trọng.
- Vimetryl 5% : liều lượng dùng 1cc/3-5kg thể trọng.
- Vimexyson C.O.D : liều lượng dùng 1cc/5kg thể trọng.
Một số chất điện giải và vitamin cũng cần được bổ sung để gà nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng cường thể lực, hỗ trợ làm sạch đường ruột
- Vime C Electrolyte: liều lượng dùng 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 - 5 ngày.
- Aminovit: liều lượng dùng gói 100g pha cho 500 lít nước uống.
Sau khi đã thực hiện xong phác đồ sử dụng thuốc, bà con nên cho gà uống Vime subtyl hoặc Vime 6 way từ 1 - 2 ngày để tránh rối loạn khuẩn đường ruột.
Cách 3: Sử dụng thuốc khánh sinh:
Ngoài ra, bà con cũng có thể dùng một trong các loại thuốc kháng sinh đặc trị dưới đây cho gà bị nhiễm bệnh:
- Coli - vinavet: Có thể dùng để pha với nước hoặc trộn với thức ăn, liều lượng sử dụng 1gr/3kg thể trọng/ngày, cho dùng liên tục 3 - 4 ngày.
- Coli - KN: Dùng để tiêm vào bắp thịt hoặc tiêm dưới da, liều lượng sử dụng 1ml/2kg thể tròng/ngày, cho dùng liên tục trong 3 - 4 ngày.
- Coli - SP: Dùng để tiêm vào bắp thịt, liều lượng sử dụng 1ml/10kg thể trọng/ngày, cho dùng liên tục từ 3 - 5 ngày.
- Chlortetradexa: Dùng để tiêm vào bắp thịt, liều lượng 1ml/5kg thể trọng/ngày, dùng liên tục trong 3 - 4 ngày.
- Neotesol: Dùng để pha với nước uống hoặc trộn đều với thức ăn, liều lượng 100mg/1kg thể trọng/ngày, cho dùng liên tục từ 3 - 4 ngày.
Đồng thời cũng cần dùng thêm một số thuốc, vitamin C, chất điện giải để tăng cường sức đề kháng cho gà.
Tóm lại:
Trong quá trình chăn nuôi gà, bà con cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố môi trường, chuồng trại, thực hiện đúng nguyên tắc phòng trừ dịch bệnh. Bên cạnh đó, bệnh E coli ở gà cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cả trang trại. Hi vọng những thông tin khomay3a.com chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con chăn nuôi gà đạt năng suất cao nhất.
*Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline : 02422050505 – 0945796556 - 0984930099
- Email: khomay3a@gmail.com
- Website: https://khomay3a.com
- Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu
Từ khóa » Ecoli Trên Gà
-
Bệnh li ở Gà – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Trị Bệnh
-
Bệnh li Trên Gà - Người Chăn Nuôi
-
Bệnh Ecoli ở Gà Và Cách Chủ động Phòng Và Chữa Bệnh
-
Gà Bị Bệnh E. Coli Bại Huyết
-
Bệnh Ecoli Trên Gà, Triệu Chứng điển Hình Và Thuốc đặc Trị
-
Bệnh Ecoli Trên Gà - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Nhận Biết Bệnh li Trên Gà Với 30 Bức ảnh Trực Quan Nhất - VietDVM
-
Bệnh li Ghép Thương Hàn ở Gà: Biểu Hiện Và Cách Chữa | VTC16
-
BỆNH ECOLI TRÊN GÀ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
-
Bệnh E Coli ở Gà - Nguyên Nhân Và Cách Trị Bệnh
-
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM
-
BỆNH HEN GHÉP ECOLI TRÊN GÀ (CCRD) - Thuốc Trang Trại
-
Bệnh li ở Gà- Cách Phòng Ngừa Và điều Trị Hiệu Quả Nhất!
-
Bệnh Ecoli Trên Gà Và Những Phác đồ điều Trị Dứt điểm