Bệnh Eczema Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị Bệnh Hiệu Quả?
Có thể bạn quan tâm
Eczema là một trong những loại bệnh về viêm da phổ biến hàng đầu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu Eczema là bệnh gì và đâu là hướng điều trị hiệu quả.
Eczema là bệnh gì?
Bệnh eczema còn được biết đến dưới tên gọi là chàm da, bệnh eczema tổ đỉa hay viêm da dị ứng. Bệnh là trạng thái viêm lớp nông của da xảy ra cấp hoặc mạn tính, thường gặp vào thời điểm giao mùa. Eczema có thể xảy ra ở cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn – ở mỗi độ tuổi lại có khác biệt nhất định về vị trí cũng như triệu chứng.
Xem thêm
Mụn thịt dư xuất hiện sớm: Dấu hiệu của các bệnh cần lưu ý
TRẺ HÓA VÀ TẠO HÌNH CƠ THỂ BẰNG CHẤT LÀM ĐẦY – HỘI THẢO KHOA HỌC
Phòng bệnh sau mưa lũ: Những bệnh ngoài da thường gặp do ‘nước ăn chân’
Viêm tuyến mồ hôi mủ
Dù vùng da nào bị bệnh đi nữa, biểu hiện của bệnh eczema dường như không thể thiếu chính là ngứa. Tiếp đó tình trạng phát ban sẽ xuất hiện nhiều ở đầu gối, cổ tay, bàn tay hoặc bàn chân – tuy nhiên không loại trừ ở những vị trí khác trên cơ thể như cổ, ngực, mặt hay mí mắt. Vùng da bị bệnh thường có vảy, dày, khô hơn bình thường; sưng, viêm, đau rát và màu sắc cũng thay đổi như chuyển sang cam nhạt/ đỏ hồng hoặc nâu.
Nguyên nhân gây bệnh eczema
Hiện tại vẫn chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh eczema là gì, tuy nhiều ý kiến cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch của cơ thể với chất gây kích ứng. Ngoài ra bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền như gia đình có tiền sử dị ứng hay hen suyễn.
Một số tác nhân từ môi trường dưới đây được xem có nguy cơ cao gây ra biểu hiện của bệnh eczema:
- Chất kích thích: Bao gồm xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội, chất khử trùng, nước ép trái cây tươi, thịt hoặc rau.
- Dị ứng: ve bụi, vật nuôi, phấn hoa, nấm mốc và gàu có thể dẫn đến bệnh ngoài da eczema.
- Vi khuẩn: Bao gồm các vi khuẩn như Staphylococcus aureus, vi rút và một số loại nấm.
- Nhiệt độ nóng – lạnh: Thời tiết rất nóng hoặc lạnh, độ ẩm cao và thấp, và mồ hôi khi tập thể dục có thể mang lại bệnh chàm.
- Thực phẩm: Các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại hạt, các sản phẩm từ đậu nành và lúa mì có thể gây ra bệnh chàm.
- Căng thẳng: Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
- Hormone: Phụ nữ có thể gặp các triệu chứng bệnh eczema tổ đỉa nhiều hơn vào những thời điểm khi nồng độ hormone thay đổi như khi mang thai và tại một số thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt.
Cách điều trị bệnh eczema
Mục đích chủ yếu của các cách chữa trị bệnh chàm eczema là hồi phục vùng da bị ảnh hưởng và ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát trở lại. Bệnh eczema có thể biến mất sau một khoảng thời gian ở một số người nhưng cũng có thể gắn liền cả đời với người bệnh.
- Chữa bệnh eczema bằng thuốc
Có một số loại thuốc mà các bác sĩ có thể kê toa để điều trị các triệu chứng của bệnh chàm, bao gồm:
- Thuốc mỡ corticosteroid: Đây là một loại thuốc chống viêm và làm giảm các triệu chứng chính của bệnh như viêm da và ngứa.
- Corticosteroid toàn thân: Nếu phương pháp điều trị tại chỗ không hiệu quả, có thể chỉ định dùng corticosteroid toàn thân. Những thuốc này được tiêm hoặc uống và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.
- Thuốc kháng sinh: Được kê đơn nếu bệnh chàm eczema xảy ra cùng với nhiễm trùng da do vi khuẩn.
- Thuốc kháng virus và thuốc chống nấm: Có thể điều trị khi nhiễm nấm và virus xảy ra.
- Thuốc kháng histamine: Có tác dụng giảm nguy cơ trầy xước nhưng dễ gây buồn ngủ.
- Thuốc ức chế calcineurin: Làm ức chế các hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp giảm viêm và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Kem dưỡng ẩm: Giảm mất nước và hỗ trợ hồi phục da.
- Quang trị liệu: Liên quan đến việc tiếp xúc với sóng A hoặc B cực tím. Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị viêm da trung bình.
- Mẹo chữa bệnh eczema tại nhà
Có một số việc mà những người mắc bệnh chàm có thể làm để hỗ trợ cải thiện làn da và giảm bớt các triệu chứng chẳng hạn như:
- Tắm nước ấm.
- Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm.
- Mặc quần áo có vải cotton và vải mềm, tránh vật liệu thô ráp hay bó sát.
- Sử dụng xà bông, dầu gội dịu nhẹ, ít chất tẩy rửa.
- máy tạo độ ẩm trong thời tiết khô hoặc lạnh.
- Tránh các hoạt động hoạt môi trường làm thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Cắt ngắn móng tay để tránh làm xầy xước vùng da bị bệnh eczema.
Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da
Tags: bệnh chàm eczemabệnh eczemabệnh eczema tổ đỉabệnh ngoài da eczemabiểu hiện của bệnh eczemaCách điều trị bệnh eczemaeczemaEczema là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnh eczemaTừ khóa » Cách Chữa Bệnh Eczema
-
Bệnh Eczema: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng ...
-
Cách điều Trị Và Phòng Ngừa Bệnh Chàm (Ezecma) | Vinmec
-
11 Cách Chữa Bệnh Chàm (eczema) Tại Nhà Hiệu Quả
-
Bệnh Chàm (Eczema) Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa
-
Thuốc Nào điều Trị Bệnh Eczema Hiệu Quả?
-
Cách Trị Dứt điểm Bệnh Chàm Chỉ Trong Thời Gian Ngắn
-
Phương Pháp điều Trị Và Phòng Ngừa Bệnh Chàm Da Eczema Hiệu ...
-
Viêm Da Cơ địa (Eczema) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Một Số Mẹo điều Trị Eczema Theo Khoa Học Và Dân Gian - ICare Pharma
-
Bệnh Chàm - Eczema: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách đánh Bay ...
-
10 Cách Trị Bệnh Chàm Tại Nhà Hiệu Quả - Dân Gian Thường Dùng
-
Thuốc Chữa Bệnh Eczema Bằng Thuốc Nam, Tây Hiệu Quả Hiện Nay
-
Cách Chữa Trị Bệnh Chàm Eczema ở Trẻ - Nhà Thuốc Long Châu
-
10 Cách Trị Chàm Theo Dân Gian Tiết Kiệm, Hiệu Quả [TỐT NHẤT]