Bệnh Gai Cột Sống L4 L5: Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Bệnh gai cột sống L4 L5 là gì?
L4 và L5 là hai đốt sống cuối cùng của cột sống thắt lưng, có vai trò nâng đỡ phần trên của cơ thể và giúp cột sống chuyển động linh hoạt. Do phải chịu nhiều áp lực nên đốt sống L4 L5 dễ bị tổn thương và thoái hóa.
Bệnh gai cột sống L4 L5 là tình trạng bên ngoài hoặc hai bên đốt sống hình thành thêm các gai xương. Đây là kết quả của sự phát triển quá mức tế bào xương để bù đắp vào khu vực bị hao mòn khi đốt sống bị thoái hóa.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý?
Gai đốt sống L4 L5 chủ yếu do các nguyên nhân:
- Quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian khiến cột sống dần suy yếu và hao mòn.
- Chấn thương tại đốt sống L4 L5 do tai nạn, té ngã…tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa diễn ra.
- Lao động và sinh hoạt như đi đứng, nằm ngủ hay ngồi sai tư thế khiến các đốt sống bị tổn thương.
- Lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat ở đốt sống và các mô mềm xung quanh cũng tăng nguy cơ hình thành gai xương.
- Gai cột sống có xu hướng phát triển sau khi mắc các bệnh mạn tính ở cột sống thắt lưng, đặc biệt là viêm cột sống mạn tính.
Không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, gai cột sống L4 L5 còn thường gặp ở người thừa cân, lao động gắng sức hoặc sinh hoạt sai tư thế.
Người bệnh gai đốt sống thắt lưng L4 L5 có biểu hiện gì?
Khi mới hình thành, gai xương còn nhỏ, chưa xảy ra cọ xát nên gần như không có biểu hiện rõ ràng. Về sau, gai xương tăng kích thước gây chèn ép vào dây thần kinh, người bệnh sẽ có các triệu chứng:
- Đau nhức âm ỉ đến dữ dội vùng thắt lưng.
- Cơn đau thường kéo dài, đau nghiêm trọng hơn khi vận động, thuyên giảm dần khi nghỉ ngơi.
- Đau lan xuống mông và hai bên chân.
- Người bệnh khó đứng thẳng, xoay hông và cúi người. Khi đi đứng có xu hướng khòm lưng để giảm đau.
- Nếu gai cột sống chèn ép dây thần kinh, người bệnh có cảm giác tê bì, yếu cơ, mất cảm giác ở chi, suy giảm khả năng vận động, đi khập khiễng hoặc loạng choạng.
Một số triệu chứng toàn thân thường gặp: Rối loạn giấc ngủ, người mệt mỏi, căng thẳng, sụt cân, chán ăn.
Vậy gai đốt sống L4 L5 có nguy hiểm không? Theo Bác sĩ Wade Brackenbury (Phòng khám ACC), gai cột sống L4 L5 nếu không chữa trị sớm sẽ khiến khả năng vận động bị hạn chế, đau nhức dai dẳng, nguy hiểm hơn có thể gây hẹp ống sống, vẹo cột sống, liệt chi, mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang.
Gai cột sống gây đau nhức nghiêm trọng, sẽ nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Các cách điều trị gai cột sống L4 L5 phổ biến
Gai cột sống thắt lưng có chữa được không là còn tùy vào mức độ của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị.
Sử dụng thuốc Tây y
Paracetamol; Ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid); thuốc giảm đau kê đơn như Naproxen, Codeine; thuốc giãn cơ… giúp giảm nhanh cơn đau do gai cột sống L4 L5. Tuy nhiên, thuốc chỉ có hiệu quả tạm thời, nếu lạm dụng sẽ để lại nhiều tác dụng phụ.
Dùng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y có thể giúp cải thiện bệnh trong trường hợp nhẹ. Người bệnh cần lưu ý chọn phòng khám Đông y uy tín và thuốc phải được kê đơn bởi thầy thuốc hoặc bác sĩ y học cổ truyền.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp xâm lấn, nhằm loại bỏ gai xương ở đốt sống, thường được chỉ định cuối cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả hoặc trường hợp nặng như tổn thương tủy, chèn ép dây thần kinh cột sống. Sau khi phẫu thuật, gai xương vẫn có thể mọc lại ở vị trí cũ bởi đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại những chấn thương hoặc tình trạng thoái hóa cột sống.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn có lịch sử lâu đời. Tập vật lý trị liệu sẽ giúp kéo giãn cột sống, giảm đau và khôi phục sự linh hoạt cho cột sống.
Trị liệu thần kinh cột sống
Các cơn đau nhức ở người mắc bệnh gai cột sống chủ yếu xảy ra do gai xương chèn ép và làm sai lệch cấu trúc cột sống. Trị liệu Thần kinh Cột Sống (Chiropractic) là phương pháp có tác dụng điều chỉnh lại phần cấu trúc sai lệch về vị trí đúng, giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh, nhờ đó điều trị dứt điểm cơn đau.Đây là phương pháp điều trị tiên tiến, dựa trên nguyên tắc chữa lành tự nhiên của cơ thể, cho tỷ lệ hồi phục cao và đặc biệt không tác dụng phụ.
Bác sĩ Wade Brackenbury đang thực hiện phương pháp Trị liệu Thần kinh cột sống cho bệnh nhân bị gai cột sống.
Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị được cấp phép ứng dụng Chiropractic. Hơn 15 năm, ACC đã chữa trị thành công cho nhiều ca thoái hóa cột sống thắt lưng - gai đốt sống L4 L5 ở mức độ nặng nhờ liệu trình Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Đặc biệt, bệnh nhân cao tuổi (thậm chí có cả bệnh nền) áp dụng liệu trình này thì càng an tâm vì tính an toàn cao, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Gai cột sống L4 L5 có thể được kiểm soát tốt nếu điều trị sớm và tiếp cận đúng phương pháp. Mỗi người nên chủ động thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở thắt lưng.
Tìm hiểu thêm về Phòng khám ACC tại: acc.vn.
Từ khóa » Hình ảnh Gai đôi L5
-
Gai đôi Cột Sống L5 | NỖI LO Của Nhiều Bệnh Nhân Xương Khớp
-
Gai Đôi Cột Sống Là Gì? Cách Điều Trị Gai Đôi L5/S1 - Chi Tiết Tin Tức
-
Gai đôi Cột Sống L5 Là Gì? Chữa Trị Như Thế Nào? - Thuốc Dân Tộc
-
Gai đôi Cột Sống L5 Là Gì? Biến Chứng Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Gai đôi L5 Hẹp L5 - S1 Có Thể Chơi Môn Thể Thao Nào? | Vinmec
-
Gai đôi Cột Sống Có Nguy Hiểm Không? Các Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Gai đôi Cột Sống (Spina Bifida) - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Gai Đôi Cột Sống L5 S1 Là Gì? Đặc Điểm Và Cách Điều Trị
-
Gai đôi Cột Sống L5, S1 Là Gì? Có Chữa Khỏi được Không? ĐỌC NGAY
-
Chẩn đoán X Quang Cột Sống (P2) | BvNTP
-
Bệnh Gai Cột Sống: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Phòng Ngừa
-
Gai Cột Sống L3 L4 L5: Thông Tin Về Bệnh Và Giải Pháp Can Thiệp
-
Gai đôi Cột Sống S1: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị