BỆNH GAI ĐEN (Acanthosis Nigricans)
Có thể bạn quan tâm
BSCKII. Đinh Thị Ái Liên
I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh gai đen (acanthosis nigricans) là một rối loạn về da dẫn đến những vệt màu từ nâu nhạt đến đen xuất hiện ở vùng cổ, nách, háng và dưới bầu ngực. Lúc đầu, da vùng bệnh có thể chỉ đổi màu xam xám, nhìn có vẻ như bị dính bẩn, sau đó da sẽ đen dần lên, đặc trưng bởi hiện tượng dày sừng và tăng sắc tố ở các nếp gấp, khi sờ có cảm giác như sờ vào vải nhung.
Tỉ lệ mắc bệnh khác nhau tuỳ chủng tộc.
Bệnh thường xảy ra ở những người bị béo phì hoặc tiểu đường. Trẻ em bị bệnh gai đen sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường.
Trong một số trường hợp hiếm, bệnh gai đen có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở cơ quan nội tạng như dạ dày hoặc gan.
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh gai đen. Việc điều trị các tình trạng tiềm ẩn có thể hồi phục màu sắc và kết cấu bình thường cho vùng da bị ảnh hưởng.
II. NGUYÊN NHÂN
Những nguyên nhân gây ra bệnh gai đen bao gồm:
Kháng insulin: Hầu hết những người có bệnh gai đen cũng sẽ đề kháng với insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Rối loạn nội tiết: Bệnh gai đen thường xảy ra ở những trường hợp có các rối loạn như u nang buồng trứng, tuyến giáp hoạt động kém hoặc các vấn đề với tuyến thượng thận.
Một số loại thuốc và chất bổ sung: Niacin liều cao, thuốc ngừa thai, prednisone và các thuốc corticosteroid khác có thể gây ra bệnh lý này.
Ung thư: Đôi khi, bệnh gai đen cũng xuất hiện do u lympho hoặc khi khối u ung thư bắt đầu phát triển trong một cơ quan nội tạng nào đó, chẳng hạn như dạ dày, ruột kết hoặc gan.
Bệnh thường gặp ở những người béo phì và những người tiểu đường không đáp ứng với insulin.
Insulin được cho là có liên quan đến căn sinh bệnh học của bệnh. Sự dư thừa insulin dẫn đến hormon này gắn vào thụ thể IGF-1 của các tế bào sừng và các tế bào sợi, kích thích sự tổng hợp ADN và sự tăng sinh các tế bào trong thực nghiệm.
Những đột biến về gen của thụ thể insulin (thiếu toàn bộ phần kinase) dẫn đến hiện tượng không đáp ứng với insulin và bệnh gai đen.
Bệnh gai đen thường xảy ra ở những trường hợp có các rối loạn như u nang buồng trứng, tuyến giáp hoạt động kém hoặc các vấn đề với tuyến thượng thận.
Một số loại thuốc và chất bổ sung: Niacin liều cao, thuốc ngừa thai, prednisone và các thuốc corticosteroid khác có thể gây ra bệnh lý này.
Tuy nhiên, 80% các trường hợp không rõ căn nguyên.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng.
1.1. Lâm sàng:
- Dày da.
- Tăng săc tố: da có thể nâu, nâu xám hay đen.
- Sờ vào thấy có cảm giác như sờ vào vải mịn.
- Vị trí thường gặp ở nách, cổ, bẹn, bộ phận sinh dục, quanh rốn, vú.
- Khi thương tổn tăng lên, các nếp da rõ, dày da, bề mặt trở nên thô hơn.
- Lòng bàn tay bàn chân dày.
- Trường hợp nặng có thể bị toàn thân.
- Thể trạng có thể biểu hiện thừa cân, béo phì.
1.2. Tiền sử:
- Gia đình có người bị bệnh.
- Bản thân: mắc bệnh tiểu đường, u ở các cơ quan nội tạng.
- Tiền sử dùng thuốc axít nicotinic, fusidic, stilboestrol.
1.3. Cận lâm sàng:
– Mô bệnh học
- Thượng bì: dày sừng, tăng nhú, tăng sắc tố, đôi khi có thể thấy cả hiện tượng teo da.
- Trung bì: luôn có các tế bào viêm gồm nhiều loại tế bào khác nhau.
– Các xét nghiệm khác
- Đường máu: có thể tăng.
- Siêu âm: có thể phát hiện các khối u ở các cơ quan.
2. Chẩn đoán phân biệt
2.1. Pachydermoperiotosis
Pachydermoperiotosis đặc trưng bởi tình trạng tăng sinh của da và xương ở các đầu cực.
Thường xuất hiện sau tuổi dậy thì. Da vùng mặt, trán, gáy trở nên dày, kết hợp với các nếp nhăn da hằn sâu như các múi não bộ. Da tay chân có thể dày. Móng tay ngắn và trục các móng tay thường theo chiều ngang. Tăng hoạt động của các tuyến bã.
X-quang cho thấy các xương dài có hiện tượng tăng sinh màng xương. Xương ngón tay và bàn tay ngắn, tăng sinh.
2.2. Pemphigus lành tính di truyền của Hailey-Hailey
Là bệnh da bọng nước ở thượng bì di truyền theo kiểu gen lặn. Gen đột biến nằm trên nhiễm sắc thể số 9-3q.
Bệnh thường xuất hiện ở những người 30-40 tuổi với biểu hiện lâm sàng là các mụn nước, mụn mủ dễ vỡ, vảy da, vết trợt hoặc những mảng hình nhiều cung xuất hiện ở vùng nếp gấp lớn, nơi cọ xát nhiều. Tổn thương có xu hướng lan ra xung quanh, lành ở giữa.
Ở vùng nếp gấp có thể xuất hiện các tổn thương sùi, mùi hôi và các vết nứt đau gây hạn chế vận động cho người bệnh. Tiến triển dai dẳng và có thể ổn định.
2.3. Erythrasma
Erythrasma là bệnh da do vi khuẩn Corynebacterium minitissimum gây nên.
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường ở người trưởng thành.
Tổn thuơng là dát thâm ở vùng nách, bẹn hoặc kẽ chân. Lúc đầu tổn thương có màu đỏ nhạt sau chuyển sang màu nâu. Tổn thương thường nhẵn , có thể có vảy da mỏng. Khi thời tiết nóng ẩm, người bệnh thường có cảm giác ngứa , kích thích và gãi đôi khi gây hiện tượng chàm hoá. Dưới ánh sáng đèn Wood, tổn thương có màu san hô đỏ.
VI. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
- Thuốc bôi tại chỗ
- Thuốc toàn thân
- Điều trị các bệnh phối hợp (nếu có)
2. Điều trị cụ thể
Tại chỗ:
- Bôi kem vitamin A axít
- Các thuốc bạt sừng bong vảy như mỡ salicylé 3-5%.
Toàn thân
Giảm trọng lượng cơ thể:
- Chế độ tập luyện
- Chế độ ăn giảm calo
Acitretin:
- Liều tấn công từ 0,5-0,75mg/kg/ngày.
- Khi tình trạng bệnh tiến triển tốt thì giảm liều dần
- Thời gian điều trị từ 6 đến 12 tháng.
- Cần theo dõi tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trong máu.
Calcipotriol có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của các tế bào sừng
Laser CO2: Làm bốc bay đối với những thương tổn dày không cải thiện bằng các thuốc bôi.
3. Điều trị các bệnh phối hợp:
- Điều trị bệnh tiểu đường.
- Cắt bỏ các khối u (nếu có).
V. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiến triển
Thể lành tính: Tiến triển chậm, tổn thương giảm dần nếu tình trạng béo phì được cải thiện.
Thể liên quan đến u ác tính: Khi cắt bỏ u bệnh thuyên giảm.
2. Biến chứng:
- Nhiễm khuẩn
- Nhiễm nấm
VI. PHÒNG BỆNH
Để phòng ngừa bệnh gai đen, chúng ta có thể điều trị và kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh.
Thực hiện chế độ tập luyện, chế độ ăn giảm calo, tránh tình trạng béo phì.
Phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường nhất là thể kháng insulin.
Tránh và hạn chế sử dụng các loại thuốc, chất bổ sung có thể làm nặng tình trạng bệnh hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh như thuốc ngừa thai, prednisone, corticosteroid, chất bổ sung (niacin liều cao…)
Điều trị triệt để các u.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG MINH HỌA
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Y tế (2011). Bệnh viện Bạch Mai. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Nhà xuất bản Y học.
- Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Da liễu, Ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT ngày 13/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Penelope A. Hir et al (2019). Skin changes in the obese patient. J Am Acad Dermatol November.
Từ khóa » Da Bị Sần Màu đen
-
Bệnh Gai đen Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Bệnh Gai đen ở Người Béo Phì - Medlatec
-
8 Lý Do Vùng Cổ Bị Sẫm Màu Và Cách Khắc Phục
-
Da ở Vùng Cổ, Gáy Có Màu đen Xạm Là Dấu Hiệu Gì? - Báo Thanh Niên
-
BỆNH GAI ĐEN- " Cổ đen" - Stamford Skin Centre
-
Da Bị Sạm Màu | Tổng Quan Về Chức Tăng Sắc Tố Da
-
Da Mặt Sần Sùi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị
-
Mô Tả Các Tổn Thương Da - Rối Loạn Da Liễu - Cẩm Nang MSD
-
Nguyên Nhân Gây Sạm Da Và Giải Pháp Khắc Phục
-
Khi 4 Bộ Phận Cơ Thể Chuyển Màu đen: Hãy Thận Trọng Dấu Hiệu ...
-
Đồi Mồi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Hiện ...
-
Mắt Cá Và Chai Da - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dấu Hiệu Ung Thư Da: Nhận Biết để điều Trị Kịp Thời - Hello Bacsi