Bệnh Gàu Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu chung
Gàu là bệnh gì?
Gàu là bệnh mạn tính xuất hiện ở da đầu, biểu hiện của bệnh là làm bong tróc những mảnh da chết trên da đầu và triệu chứng này có thể từ mức độ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp hiếm, gàu gây ra tình trạng rụng tóc nếu không được điều trị. Các vảy gàu có thể tự rơi xuống trên vai. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy khô và ngứa.
Bệnh không làm ảnh hưởng tới tổng thể sức khỏe, nhưng sẽ tác động đến chất lượng sống, khiến bạn khó chịu và ngại giao tiếp.
Triệu chứng gây bệnh
Những dấu hiệu và triệu chứng của gàu là gì?
Triệu chứng của gàu rất dễ thấy, đó là những mảng da chết màu trắng, hơi bóng mỡ nằm trên tóc, vai và có thể kèm theo ngứa. Tình trạng này có thể nặng hơn trong mùa thu và mùa đông vì máy sưởi ấm có thể làm cho da khô. Các triệu chứng thường giảm đi trong mùa hè.
Gàu còn có tên gọi là bệnh “cứt trâu” – một bệnh dân gian ở trẻ nhỏ. Gàu có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và cả trẻ nhũ nhi. Tuy nhiên, bệnh này không nguy hiểm và thường tự hết.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Gàu không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu các loại thuốc không kê đơn hoặc dầu gội đầu không thể làm thuyên giảm bệnh hoặc nếu da đầu trở nên đỏ hoặc sưng lên, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu vì có thể bạn đã bị viêm da tiết bã hoặc tình trạng nào đó giống như gàu.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh gàu?
Một số lý do khiến bạn bị gàu, chẳng hạn như:
- Kích thích da nhờn (viêm da tiết bã): đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của gàu và có thể gây đỏ da, da nhờn phủ đầy vảy màu trắng hoặc màu vàng;
- Không gội đầu thường xuyên: khi bạn không thường xuyên gội đầu, dầu và các tế bào da chết từ da đầu có thể tích tụ lại, gây ra gàu; một số trường hợp đặc biệt như dùng dầu gội trị gàu mà không hết gàu;
- Nấm malassezia: sống trên da đầu hầu hết người lớn. Trong một số trường hợp, nó gây kích thích da đầu và làm các tế bào da đầu phát triển quá nhanh;
- Da khô: gàu từ các mảnh da khô thường nhỏ và ít dầu hơn so với những nguyên nhân khác. Ngoài ra, tình trạng đỏ hoặc sưng da ít khi xảy ra;
- Nhạy cảm với các sản phẩm chăm sóc tóc: đôi khi nhạy cảm với những thành phần nhất định trong các sản phẩm chăm sóc tóc hoặc tác hại của thuốc nhuộm tóc có thể gây ra da đầu đỏ, ngứa hoặc có vảy.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh gàu?
Gàu xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường gặp ở nam giới. Bạn có thể hạn chế bệnh bằng cách làm giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh gàu?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra gàu, chẳng hạn như:
- Tuổi tác: gàu thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành và tiếp tục diễn ra tới tuổi trung niên. Tuy nhiên, không có nghĩa là người lớn tuổi sẽ không có gàu. Đôi khi, tình trạng này có thể kéo dài cả đời;
- Hormone nam: vì tỷ lệ nam giới bị gàu cao hơn phụ nữ, nên người ta cho rằng nguyên nhân có thể là do hormone nam;
- Tóc dầu và da dầu: có làn da và tóc quá nhờn sẽ dễ bị gàu do nấm malassezia ăn các loại dầu trên da đầu của bạn.
- Bệnh thần kinh: như bệnh parkinson, HIV hoặc những bệnh gây suy giảm miễn dịch khác cũng có thể gây ra viêm da tiết bã.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh gàu?
Bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán gàu bằng cách quan sát tóc và da đầu của bạn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh gàu?
Bạn cần sử dụng dầu gội đầu để trị gàu. Đối với trường hợp nặng, bạn có thể phải dùng các loại dầu gội thuốc do bác sĩ kê toa, các loại kem steroid hoặc kem chống nấm.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế gàu?
Bạn sẽ có thể kiểm soát gàu nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Gội đầu hàng ngày với dầu gội có chứa dầu cây trà. Hãy nhớ không làm xước da đầu của bạn khi sử dụng dầu gội đầu, chỉ nhẹ nhàng xoa bóp da đầu để không làm hỏng tóc hoặc da đầu. Hơn nữa, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm tóc như keo xịt tóc và gel đến khi trị hết gàu;
- Giảm căng thẳng để giúp bạn khỏi bị gàu và cả những bệnh khác.
Tham khảo ngay 10 cách trị gàu tại nhà đơn giản mà cực hiệu quả để kịp thời ngăn chặn tình trạng gàu khó chịu này nhé!
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Từ khóa » Tác Hại Của Gàu Trên Da đầu
-
Điều Gì Xảy Ra Khi Bạn Bị Gàu? - Zing
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Gàu | Vinmec
-
5 Thói Quen Sai Lầm Khiến Da đầu Bạn Bị Gàu
-
Những Tác Hại đáng Sợ Của... Gàu - Dân Việt
-
Tóc Nhiều Gàu Là Bệnh Gì? Tác Hại Của Gàu Da đầu - Sức Khỏe
-
Gàu Da đầu - Căn Nguyên Và Phương Pháp điều Trị
-
Gàu Da đầu - Nỗi Buồn Không Của Riêng Ai
-
Bật Mí Nguyên Nhân Khiến đầu Nhiều Gầu Và Cách đánh Bay Gầu ...
-
Bạn đang Bị Nấm Da đầu Hay Gàu? Các Giai đoạn Phát Triển Chính ...
-
Đầu Nhiều Gàu, Tóc Rụng Có Nguy Hiểm Không - Nhà Thuốc Long Châu
-
10 Nguyên Nhân Gây Ra Gàu Mà Bạn Cần Lưu ý - YouMed
-
Nấm Da Đầu Và Gàu: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị ...
-
Gàu Là Gì? Nguyên Nhân Xuất Hiện Gàu & Thông Tin Cần Biết
-
Gàu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị