Bệnh Gãy Xương Cánh Tay - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Những va chạm hay tai nạn bất ngờ có thể khiến cho bạn bị gãy tay. Việc nắm được các triệu chứng cũng như cách xử lý là điều cần thiết đối với mỗi người trong cuộc sống.
1. Gãy tay là gì?
2. Triệu chứng của gãy tay
- Khi nào nên đi khám bác sĩ?
3. Tác hại của gãy tay
4. Nguyên nhân gãy tay
- Yếu tố nguy cơ gây gãy tay
5. Biến chứng của gãy tay
6. Điều trị gãy tay
- Chẩn đoán
- Chăm sóc ban đầu
- Điều trị
7. Phòng chống gãy tay
8. Bác sĩ điều trị
1. Bệnh gãy tay là gì?
Gãy tay nghĩa là khi một hay nhiều xương ở tay bị gãy. Đây là một chấn thương thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đối với người trưởng thành, gãy tay chiếm tỉ lệ gần phân nửa các trường hợp gãy xương. Còn đối với trẻ em, gãy xương cẳng tay đứng thứ hai, ngay sau gãy xương đòn.
Tay gồm có ba xương chính, bao gồm:
- Xương cánh tay: từ vai đến khuỷa tay.
- Xương quay, xương trụ: từ khuỷa tay đến cổ tay.
Nguyên nhân thường gặp nhất của gãy tay là té ngã với bàn tay duỗi chạm đất. Nếu nghi ngờ các dấu hiệu của gãy xương trên người trưởng thành hay ở trẻ em, cần đưa đến khám bác sĩ ngay. Việc điều trị gãy tay được bắt đầu càng sớm thì kết quả sau điều trị càng khả quan.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh gãy tay
Khi bị gãy tay, tiếng xương gãy có thể là dấu diệu đầu tiên. Tuy nhiên, đa số các trường hợp gãy tay đều có các triệu chứng sau đây:
- Đau cường độ nặng, đau nhiều hơn khi di chuyển.
- Sưng tay.
- Bầm tím.
- Biến dạng tay, như thấy tay bị cong.
- Không thể úp hay ngửa tay bị tổn thương.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy gọi bác sĩ ngay khi tai nạn xảy ra nếu có các dấu hiệu sau:
- Đau tại nơi tổn thương, không giảm đau sau khi chườm đá hay sau khi sử dụng các thuốc giảm đau.
- Sưng một vùng rộng, biến dạng so với tay còn lại.
- Đau và giảm cử động tay bị tổn thương.
- Đau tại một nơi khi ấn.
Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn đến ngay phòng cấp cứu. Sau đây là một số dấu hiệu cần được cấp cứu kịp thời:
- Lộ xương ra ngoài da.
- Chảy máu nhiều tại vết thương hở.
- Không thể cử động hoặc mất cảm giác hoàn toàn nơi tổn thương.
- Tay bị chấn thương biến dạng rõ rệt so với bình thường.
- Mất ý thức.
- Có nhiều chấn thương khác kèm theo.
3. Tác hại của bệnh gãy tay
Gãy tay là một tình trạng nguy hiểm và cần được chữa trị ngay. Bởi nếu không có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và khiến họ đối diện với các nguy cơ không thể hồi phục được.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh gãy tay
Có nhiều nguyên nhân gây gãy tay. Tuy nhiên, các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Té ngã: té ngã trong khi bàn tay đang duỗi hay khuỷa tay chạm đất là nguyên nhân thường gặp nhất của gãy tay.
Tổn thương trong thể thao: chịu lực trực tiếp hay té ngã trên sân cỏ đều gây gãy xương với nhiều dạng khác nhau.
Chấn thương: bất kể xương nào ở tay đều có thể gãy trong tai nạn xe máy, tai nạn xe đạp hoặc bất cứ một chấn thương trực tiếp nào.
Hành hung trẻ nhỏ: đối với trẻ em, gãy xương có thể xảy ra sau khi bị đánh đập hay hành hung.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh gãy tay
Các bệnh lý khác hay các hoạt động thể lực đều có khả năng làm gia tăng nguy cơ gãy tay.
Thể thao: các môn thể thao có va chạm nhiều hay có nguy cơ té ngã cao, bao gồm: bóng đá, tập thể hình, trượt tuyết, lướt ván,… đều làm tăng nguy cơ gãy xương.
Bất thường xương: bất kì bệnh lý nào làm cấu trúc xương bị suy yếu như: u xương, loãng xương,… Các trường hợp này được gọi là gãy xương bệnh lý.
5. Biến chứng của bệnh gãy tay
Hầu hết các trường hợp gãy tay đều có tiên lượng khả quan nếu được điều trị sớm. Các biến chứng hãy xương có thể kể đến như:
Phát triển xương bất thường: ở trẻ em, xương vẫn còn phát triển; vì vậy, bất kề trường hợp gãy nào xảy ra ở đầu xa xương dài (nơi đó có các tế bào giúp xương phát triển) đều làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương sau này.
Viêm xương khớp: các chỗ gãy của xương nếu kéo dài đến khớp có thể gây viêm xương khớp sau khoảng ba năm.
Cứng khớp: bất động tay là điều vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị lành chỗ gãy; tuy nhiên, điều này thỉnh thoảng có thể làm giới hạn cử động tại khớp khuỷa tay và vai.
Nhiễm trùng xương: nếu xương gãy đâm xuyên qua da, nó sẽ tạo cơ hội cho các loài vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào xương và gây nhiễm trùng. Đối với trường hợp này, việc điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
Tổn thương mạch máu và thần kinh: nếu xương cánh tay bị gãy thành nhiều mảnh, các mảnh gãy có thể gây tổn thương các dây thần kinh và mạch máu gần đó. Hãy đến khám Bác sĩ ngay khi tê tay hay các triệu chứng của cản trở dòng lưu thông máu ở tay.
Hội chứng chèn ép khoang: sưng quá mức ở tay bị tổn thương sẽ làm cản trở dòng máu cung cấp cho tay, gây ra các triệu chứng như tê tay, đau. Các dấu hiệu này xảy ra khoảng 24 đến 48 giờ sau chấn thương. Đây là một dạng cấp cứu và cần được phẫu thuật kịp thời.
6. Các phương pháp điều trị bệnh gãy tay
Chẩn đoán
Sau các đánh gái ban đầu tại phòng khám hay phòng cấp cứu (bao gồm: hỏi quá trình xảy ra tai nạn, khám vùng tổn thương), bằng việc có gắng tìm hiểu các chi tiết của quá trình tổn thương trước đó, Bác sĩ sẽ tìm ra cơ chế tổn thương, từ đó có thể phân loại tổn thương.
Sau khi hỏi quá trình tai nạn, Bác sĩ sẽ khám kĩ hơn và tập trung vào các vùng bị đau. Họ sẽ tìm các dấu hiệu của gãy xương (như sưng, biến dạng tay,…) và kiểm tra các dấu hiệu tổn thương mạch máu, thần kinh kèm theo nếu có.
Chụp X-quang là phương pháp được dùng phổ biến để đánh giá gãy xương. Tay bị tổn thương sẽ được chụp với hai tư thế và cho ra hai phim. Hầu hết, gãy xương đều cho thấy dấu hiệu gãy hoặc bất thường khác trên phim X-quang. Tuy nhiên, một số trường hợp không được thể hiện rõ trên phim chụp. Khi đó, CT hay MRI sẽ được chỉ định để đánh giá tổn thương hoặc hẹn chụp lại X-quang trong lần khám sau.
Hình ảnh chụp Xquanh người bị gãy tay
Chăm sóc ban đầu
Phương pháp quan trọng nhất là ổn định nơi gãy. Hãy dùng khăn tắm như một băng đeo. Đặt khăn dưới tay rồi quàng qua cổ để cố định chỗ tổn thương.
Chườm đá lạnh để làm giảm đau và giảm sưng. Để nước đá trong túi rồi đặt vào tay bị tổn thương khoảng 20-30 phút một lần. Có thể quấn chiếc khăn quanh túi đá hoặc đặt giữa tay và túi đá, điều này sẽ giúp da tránh tổn thương do quá lạnh. Không bao giờ để nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da vùng tổn thương.
Cố định tay bằng khăn
Chườm đá lạnh
Điều trị
Việc lựa chọn phương pháp điều trị gãy tay phụ thuộc vào loại gãy. Thời gian điều trị tùy thuộc nhiều yếu tố bao gồm: độ nặng, các bệnh lý khác kèm theo (như đái tháo đường), tuổi tác, tình trạng dinh dưỡng, thói quen hút thuốc, uống rượu bia của bệnh nhân.
Gãy xương được xếp vào một hoặc nhiều dạng sau:
- Gãy xương hở: khi mảnh xương gãy đâm xuyên qua da. Đây là một tình trạng nặng nề cần cấp cứu. Việc điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng xương.
- Gãy xương kín: da vũng tổn thương vẫn còn nguyên vẹn.
- Gãy xương dịch chuyển: xương ở hai đầu chỗ gãy không còn thẳng hàng nhau. Đối với trường hợp này, có thể sẽ phải phẫu thuật để xếp lại xương.
- Gãy xương cành tươi: xương bị gãy nhưng không gãy hoàn toàn, xương hai đầu chỗ gãy vẫn còn dính với nhau, tương tự như khi bạn bẻ một cành cây. Hầu hết, loại gãy này xảy ra ở trẻ em, vì xương trẻ em mềm và dẻo hơn của người lớn.
- Gãy Torus (gãy bánh bơ): xương bị biến dạng nhưng không vỡ. Dạng gãy xương này hầu hết cũng xảy ra ở trẻ em.
Đa số, gãy xương sẽ được điều trị tại phòng cấp cứu. Các trường hợp sau sẽ cần nhập viện ngay để theo dõi và điều trị:
- Xương gãy đâm xuyên qua da.
- Gãy xương làm tổn thương thần kinh.
- Gãy xương làm tổn thương mạch máu.
- Gãy xương phức tạp, nhiều nơi gãy, tổn thương khớp hay không thể ổn định được tại phòng cấp cứu.
Các phương pháp điều trị gãy xương bao gồm:
Xếp lại xương: nếu bạn gãy xương loại gãy dịch chuyển, Bác sĩ sẽ phải xếp xương trở lại vị trí đúng của nó. Tùy thuộc vào mức độ đau và sưng, thuốc dãn cơ hay các loại thuốc giảm đau sẽ được sử dụng trước khi xếp xương.
Bất động: các phương pháp giúp giảm vận động tại xương bị gãy như dùng nẹp, bó bột, băng đeo,… là vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị. Trước khi bó bột, phải đợi cho chỗ gãy giảm sưng, có thể mất năm đến bảy ngày sau chấn thương. Trong thời gian đó, bạn sẽ phải đeo nẹp để giúp cố định xương gãy.
Sử dụng thuốc: để giảm đau và giảm viêm. Nếu trường hợp đau quá nặng, bạn có thể sẽ phải sử dụng thuốc ngủ trong vài ngày. Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs) có thể giúp đau nhưng lại ảnh hưởng đến quá trình lành xương, đặc biệt là sử dụng trong thời gian dài. Hảy tư vấn Bác sĩ nếu bạn muốn dùng chúng để giảm đau. Nếu bạn bị gãy xương hở, kháng sinh có thể sẽ được sử dụng để phòng nhiễm trùng.
Vật lý trị liệu: việc phục hồi chức năng sẽ bắt đầu sớm sau điều trị ban đầu. Trong hầu hết các trường hợp, việc cử động nếu có thể sẽ làm giảm cứng khớp ở tay, bàn tay, vai trong quá trinh bó bột hay đeo băng treo. Sau khi cắt bột hay gỡ băng đeo, việc tập vật lý trị liệu là vô cùng cần thiết để khôi phục sức cơ, cử động khớp và độ dẻo dai của tay.
Phẫu thuật: đươc chỉ dịnh cho một số trường hợp gãy xương. Nếu xương gãy không làm rách da, phẫu thuật sẽ được trì hoãn đến khi dấu hiệu sưng giảm. Hạn chế cử động và nâng cao tay bị tổn thương sẽ giúp giảm sưng. Một số thiết bị như: khung kim loại, đinh, ốc vít sẽ giúp cố định xương gãy. Biến chứng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, một số biến chứng như nhiễm trùng, không lành xương thỉnh thoàng có thể xảy ra.
7. Phòng chống bệnh gãy tay
Mặc dù rất khó trong việc phòng ngừa tai nạn, nhưng một số phương pháp có thể giúp phòng ngừa gãy xương:
Ăn các loại thực phẩm bổ xương: là các loại thức ăn giàu can-xi như: sữa, sữa chua, phô-mát và giàu vitamin D, sẽ giúp hấp thu can-xi. Vitamin D có nhiều trong các loại cá nhiều chất béo (như cá hồi), sữa, nước cam ép. Ngoài ra, phơi nắng cũng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
Tập thể dục: các hoạt động thể chất và tập thể dục sẽ giúp tăng sức bền cho xương, giảm nguy cơ gãy.
Giảm té ngã: mang giày dép phù hợp. Hãy lắp đạt tay vịn trong phòng tắm cũng như cầu thang nếu có thể.
Sử dụng các thiết bị bảo vệ: hãy mang các dụng cụ bảo vệ trong các hoạt động có nguy cơ té ngã cao như lướt ván, trượt tuyết, bóng đá,…
Không hút thuốc lá: hút thuốc lá sẽ gây tăng quá trình hủy xương, làm tăng nguy cơ gãy xương; ngoài ra, thuốc lá còn ảnh hưởng đến quá trình lành xương.
Hãy liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 ngay khi thấy có các dấu hiệu của gãy tay để đặt lịch khám. Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn điều trị khỏi bệnh và có những tư vấn tốt nhất.
Từ khóa » Xq Xương Cánh Tay
-
Gãy đầu Trên Xương Cánh Tay - Chấn Thương; Ngộ độc - MSD Manuals
-
Kỹ Thuật Chụp X Quang Cẳng Tay Thẳng Nghiêng | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Chụp Xquang Xương Cánh Tay Thẳng Nghiêng Tại Bệnh ...
-
Giải Phẫu X Quang Chi Trên - Điều Trị Đau Clinic
-
Kỹ Thuật Chụp X Quang Cẳng Tay Thẳng Nghiêng
-
Khi Nào Cần Dùng Kỹ Thuật Chụp Xquang Khớp Vai Và Lưu ý Gì?
-
Chẩn đoán X - Quang Xương Khớp - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Tương Quan Hình ảnh Giữa X-quang Và Siêu âm Xương Khớp Khuỷu ...
-
Kỹ Thuật Chụp Và Giải Phẫu X Quang Xương Cẳng Tay - YouTube
-
Giải Phẫu X Quang Xương Cẳng Tay (Xray Anatomy Of Arm Normal)
-
Kỹ Thuật Chụp Và Giải Phẫu X Quang Cánh Tay - YouTube
-
Chụp X-quang Khớp Khuỷu Gập Và Những điều Cần Biết | Medlatec
-
[PDF] TỔN THƯƠNG MONTEGGIA KẾT HỢP VỚI GÃY TRÊN LỒI CẦU ...