Bệnh Gãy Xương Chân - Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Gãy chân là một trường hợp ảnh hưởng nặng nề đến xương. Gãy xương có nhiều mức độ khác nhau và tùy vào vị trí xương bị gãy mà sẽ có những cách điều trị khác nhau.

1. Gãy chân là gì

2. Triệu chứng của bệnh gãy châng

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ?

3. Tác hại của gãy chận

4. Nguyên nhân của bệnh gãy chân

  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh gãy chân

5. Biến chứng của bệnh gãy chân

6. Điều trị bệnh gãy chân

  • Chuẩn bị trước khi đi khám
  • Chẩn đoán
  • Điều trị

7. Phòng chống bệnh gãy chân

8. Bác sĩ điều trị

9. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh gãy xương chân là gì?

Gãy chân là sự xuất hiện vết nứt hoặc gãy một trong những xương ở chân của bạn. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm té ngã, tai nạn giao thông và chấn thương trong thể thao.

Việc điều trị một trường hợp gãy xương ở chân phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của thương tổn. Một trường hợp gãy chân nặng có thể cần phẫu thuật để cấy thiết bị hỗ trợ vào xương bị gãy nhằm duy trì sự liên kết các đoạn xương trong quá trình hồi phục. Một số trường hợp khác có thể được điều trị bằng việc cố định xương với một khuôn đúc bằng bột hoặc nẹp. Trong tất cả các trường hợp, chẩn đoán và điều trị nhanh chân bị gãy là rất quan trọng để hoàn thành quá trình hồi phục xương.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng của bệnh gãy xương chân

Xương đùi là xương chắc khỏe nhất và dài nhất trong cơ thể của bạn, do đó khi xương đùi bị gãy thì lực tác động phải là rất mạnh. Tuy nhiên, xương ống chân (xương chày) là xương chịu lực chính ở chân và xương thứ hai chạy dọc theo xương chày phía dưới đầu gối (xương mác) lại có nguy cơ tổn thương cao hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương bao gồm:

  • Cơn đau dữ dội và có thể trầm trọng hơn khi di chuyển
  • Sưng phù vị trí gãy
  • Nhạy cảm (cảm giác sợ đụng vào vùng gãy do đau)
  • Bầm tím
  • Biến dạng hoặc rút ngắn chân bị ảnh hưởng
  • Không thể đi lại được
  • Trẻ tập đi hoặc trẻ nhỏ bị gãy chân sẽ không dám đi lại hoặc chơi đùa nữa, ngay cả khi chúng không thể giải thích tại sao. Khóc không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một trẻ mới biết đi bị gãy xương.

Dấu hiệu bị gãy xương

Dấu hiệu bị gãy xương

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy đến khám ngay khi:

Nếu bạn hoặc con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của gãy xương, hãy đi khám bác sĩ ngay. Chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến các biến chứng về sau, kể cả việc xương lành kém sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động sau này.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp đối với bất kỳ vết nứt nào trên xương ở chân do một chấn động có sức ảnh hưởng cao như tai nạn xe hơi hoặc xe máy. Các gãy xương ở xương đùi được xem là thương tích nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong cao, đòi hỏi các dịch vụ y tế khẩn cấp để giúp bảo vệ tổn thương không trầm trọng thêm và chuyển bạn đến bệnh viện địa phương một cách an toàn.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor

Gọi Bác sĩ

Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Tác hại của bệnh gãy xương chân

Gãy xương khiến cho bệnh nhân phải trải qua cơn đau đớn và khó khăn khi vận động.

Gãy xương nếu không được điều trị có thể khiến cho người bệnh bị biến dạng xương, tổn thương dây thần kinh và nhiều những biến chứng nguy hiểm khác.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh gãy xương chân

Có nhiều nguyên nhân gây gãy chân, bao gồm:

Té ngã: Một cú té ngã tuy đon giản nhưng có thể gây gãy xương ở một hoặc cả hai cẳng chân. Tuy nhiên, xương đùi hiếm có khả năng bị gãy mà không do một chấn thương nghiêm trọng.

Tai nạn giao thông: Cả ba xương ở chân đều có thể gãy trong một tai nạn giao thông. Gãy xương xảy ra khi đầu gối của bạn va chạm với bửng xe khi có lực tông mạnh từ phía trước hoặc cũng có thể do phương tiện đè vào chân.

Chấn thương thể thao: Chân duỗi quá mức trong khi chơi thể thao làm tăng nguy cơ gặp phải các lực tác động vào chân gây gãy chân. Tác động ấy có thể là một cú đánh trực tiếp - chẳng hạn như từ thanh khúc côn cầu hoặc thân người của đối phương trong môn bóng đá.

Bạo hành trẻ em: Ở trẻ em, gãy chân có thể là nguyên nhân của việc bạo hành, đặc biệt là khi xuất hiện gãy chân trên một trẻ chưa biết đi.

Hoạt động quá mức: Gãy stress là những vết nứt nhỏ phát triển trong những xương thường chịu lực của cơ thể, bao gồm cả xương sống. Gãy xương stress thường do lực tác động lên xương lặp đi lặp lại hoặc quá mức, chẳng hạn như chạy bộ đường dài. Nhưng chúng cũng có thể xảy ra với việc hoạt động bình thường một xương đã bị suy yếu do loãng xương.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh gãy xương chân

Gãy xương stress thường là kết quả của lực tác động lặp đi lặp lại trên xương chân trong các hoạt động thể chất, như:

  • Chạy bộ
  • Múa ba lê
  • Bóng rổ
  • Hành quân (trong quân sự)

Các môn thể thao đối kháng, chẳng hạn như khúc côn cầu và bóng đá cũng có thể gây nguy cơ trực tiếp lên chân, có thể dẫn tới một việc gãy chân.

Gãy xương do stress ngoài các tình huống thể thao kể trên còn thường gặp ở những người có:

  • Giảm mật độ xương (loãng xương)
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh thấp khớp

5. Biến chứng của bệnh gãy xương chân

Các biến chứng có thể bao gồm:

Đau đầu gối hoặc mắt cá chân: Một xương bị gãy ở chân có thể gây đau ở đầu gối hoặc mắt cá chân.

Giảm chất lượng hoặc chậm trong việc lành xương: Gãy xương nghiêm trọng có thể làm xương lành chậm hoặc lành không hoàn toàn. Điều này đặc biệt phổ biến đối với gãy hở xương chày vì lượng máu đến xương này thấp.

Nhiễm khuẩn xương (viêm xương): Nếu bạn bị gãy xương hở, vết thương có thể tiếp xúc với nấm và vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Tổn thương thần kinh hoặc mạch máu: Gãy chân có thể làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu liền kề. Tìm kiếm trợ giúp y tế ngay nếu bạn cảm thấy tê hoặc lạnh vùng chân gãy.

Hội chứng chén ép khoang: Tình trạng thần kinh cơ này gây ra đau, sưng và đôi khi bị liệt các cơ gần xương bị gãy. Đây là một biến chứng hiếm gặp và thường phổ biến hơn đối với thương tích có lực tác động cao, chẳng hạn như tai nạn xe hơi hoặc xe máy.

Viêm khớp: Các vết nứt gãy mở rộng vào khớp hoặc can xương lành lại nhưng không đúng cấu trúc ban đầu có thể gây viêm xương khớp nhiều năm về sau. Nếu chân của bạn vẫn còn đau sau khi điều trị gãy xương, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra.

Lệch hai chân: Xương dài của trẻ em phát triển từ đầu xương ở các vùng mềm hơn được gọi là các sụn tăng trưởng. Nếu một vết nứt đi xuyên qua sụn tăng trưởng, chân đó sẽ trở nên ngắn hơn hoặc dài hơn chân đối diện.

Dụng cụ đo áp lực khoang đánh giá hội chứng chèn ép khoang

6. Điều trị bệnh gãy xương chân

Chuẩn bị trước khi đi khám

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương, bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ phòng cấp cứu sẽ chuyển bạn đến bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình.

Bạn có thể làm gì

Bạn có thể muốn viết một danh sách bao gồm:

  • Mô tả chi tiết về các triệu chứng và tình huống xảy ra tai nạn
  • Thông tin về các vấn đề y tế trong quá khứ
  • Tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ sung mà bạn hoặc con bạn dùng
  • Các câu hỏi bạn muốn hỏi bác sĩ

Đối với gãy chân, một số câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ của bạn bao gồm:

  • Tôi cần làm những xét nghiệm nào?
  • Cách giải quyết tốt nhất là gì?
  • Phẫu thuật có cần thiết không?
  • Các lựa chọn có thể thay thế cho phương pháp mà bác sỹ vừa gợi ý là gì?
  • Những hạn chế nào sẽ cần phải tuân thủ?
  • Tôi có nên đến một bác sỹ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình không?
  • Bác sỹ gợi ý những thuốc giảm đau nào?

Đừng ngần ngại hỏi bất kỳ câu hỏi nào khác mà bạn có.

Những gì bạn mong đợi từ bác sĩ của bạn

Bác sĩ có thể hỏi bạn các câu hỏi, bao gồm:

  • Điều gì đã xảy ra với bạn?
  • Triệu chứng nặng như thế nào?
  • Điều gì có thể cải thiện các triệu chứng?
  • Điều gì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng?

Chẩn đoán

Trong quá trình khám sức khoẻ, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng nhạy cảm đau, sưng, dị dạng hoặc vết thương hở.

X-quang thường có thể xác định vị trí xương gãy và mức độ tổn thương đối với khớp liền kề nếu có. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Chẩn đoán gãy chân bằng chụp Xquang

Điều trị

Điều trị gãy chân sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại và vị trí của gãy. Gãy xương stress có thể chỉ cần nghỉ ngơi và bất động chân tổn thương. Các vết gãy được phân thành các loại sau:

  • Gãy xương hở (gãy phức tạp): Trong dạng gãy xương này, da bị dâm thủng bởi xương bị gãy. Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần điều trị tích cực ngay lập tức để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Gãy xương kín: Trong gãy kín, vùng da quanh xương vẫn còn lành lặn.
  • Gãy không hoàn toàn: Đối với dạng gãy này thì xương có vết nứt xuyên thân xương nhưng không bị tách thành 2 phần.
  • Gãy hoàn toàn: Trong gãy xương hoàn toàn, xương bị gãy và tách ra thành hai hoặc nhiều mảnh.
  • Gãy gập góc: Trong loại gãy xương này, hai mảnh gãy ở mỗi bên của vết gãy không thẳng hàng. Gãy xương dạng này có thể cần phẫu thuật để chỉnh xương đúng cách.
  • Gãy cành tươi: Đối với dạng này, xương xuất hiện vết nứt nhưng không xuyên toàn bộ bề ngang của thân xương. Giống như khi bạn bẻ một cành cây non. Hầu hết các gãy xương ở trẻ em là gãy cành tươi, vì xương của trẻ mềm hơn và linh hoạt hơn xương của một người lớn.

Sơ cứu ban đầu:

Điều trị ban đầu cho một trường hợp gãy chân thường bắt đầu ở phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc khẩn. Tại đây, các bác sĩ sẽ đánh giá thương tích của bạn và cố định chân bằng một thanh nẹp. Nếu thuộc trường hợp gãy xương gập góc, bác sĩ có thể cần phải điều chỉnh các mảnh xương trở lại vị trí thích hợp trước khi nẹp cố định. Quá trình này được gọi là nắn xương. Một số gãy xương được nẹp cố định một ngày để cho chân bớt sưng trước khi bó bột.

Cố định xương gãy:

Hạn chế sự di chuyển của xương bị gãy ở chân của bạn là rất quan trọng để tạo thuận lợi cho việc lành xương. Để làm điều này, bạn có thể cần mang nẹp hoặc bó bột. Và bạn sẽ phải sử dụng nạng hoặc gậy để di chuyển trong sáu đến tám tuần hoặc lâu hơn.

Dụng cụ cố định chân

Thuốc:

Để giảm đau và viêm, bác sĩ có thể kê một loại thuốc giảm đau không cần toa. Nếu cơn đau dữ dội, bác sĩ có thể kê những loại thuốc giảm đau mạnh hơn.

Vật lý trị liệu:

Sau khi tháo bỏ bột hoặc nẹp, bạn sẽ cần các bài tập phục hồi chức năng hoặc liệu pháp vật lý để giảm độ cứng và khôi phục lại chuyển động ở chân bị thương. Bởi vì bạn đã không thể vận động chân trong một khoảng thời gian dài, do đó các khớp ở chân sẽ bị cứng và cơ bắp bị yếu đi ở chân tổn thương. Phục hồi chức năng có thể giúp cải thiên nhưng có thể mất vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn để chữa lành hoàn toàn các thương tích nghiêm trọng.

Bài tâp trị liệu

Phẫu thuật và các thủ thuật khác:

Bất động xương làm lành hầu hết xương gãy. Tuy nhiên, bạn có thể cần được phẫu thuật để cấy ghép thiết bị cố định xương chẳng hạn như tấm kim loại, thanh kim loại hoặc đinh vít để duy trì vị trí thích hợp của xương trong quá trình chữa bệnh. Những thiết bị cố định bên trong này có thể là cần thiết nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Gãy nhiều xương
  • Gãy xương gập góc hoặc di chuyển
  • Các mảnh xương vỡ có thể rơi vào khớp
  • Tổn thương dây chằng xung quanh
  • Các vết nứt mở rộng mở rộng vào khớp
  • Gãy xương trong tình huống tai nạn có nghiền nát xương
  • Gãy xương ở những vùng đặc biệt của chân, ví dụ như xương đùi

Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể đề sử dụng một thiết bị cố định xương từ bên ngoài. Một khung kim loại bên ngoài chân gắn liền với xương bên trong bằng các mấu định vị. Thiết bị này cung cấp sự ổn định trong quá trình liền xương và thường được gỡ bỏ sau khoảng sáu đến tám tuần. Có nguy cơ nhiễm trùng xung quanh các mấu cố định bên ngoài.

Nguy cơ nhiễm trùng xung quanh các mấu cố định bên ngoài

7. Phòng chống bệnh gãy xương chân

Không thể hoàn toàn ngăn ngừa được chấn thương. Nhưng những lời khuyên cơ bản sau có thể giúp giảm nguy cơ bị gãy xương cho bạn:

Xây dựng sức mạnh cho xương. Các loại thực phẩm bổ sung canxi như sữa, sữa chua và pho mát có thể giúp xương chắc khỏe. Bổ sung canxi hoặc vitamin D cũng có thể cải thiện độ chắc của xương. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng các thực phẩm bổ sung trên.

Mang giày thể thao thích hợp. Chọn giày thích hợp cho môn thể thao yêu thích của bạn. Thay giày thể thao thường xuyên. Loại bỏ giày ngay khi chúng mòn gót hoặc nếu cảm giác mang không đều chân.

Thay đổi chế độ luyện tập. Thay đổi chế độ luyện tập có thể ngăn ngừa gãy xương Stress. Luân phiên chạy bộ với bơi lội hoặc đi xe đạp. Nếu bạn tập trên máy đi bộ trong nhà, hãy thay đổi hướng chạy để giảm lực tác động lâu dài trên một vị trí xương.

Khi bị gãy xương, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị, tránh cử động manh dễ xảy ra các biến chứng. Nếu bạn cần được hỗ trợ điều trị thì bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi rất sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn.

Từ khóa » Hình Bị Gãy Chân