Bệnh Ghẻ: Dấu Hiệu, Cách điều Trị Và Ngăn Ngừa - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
Bệnh ghẻ là gì?
Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da do một loài côn trùng siêu nhỏ có tên là Sarcoptes scabiei gây ra, được gọi là cái ghẻ. Nếu không được điều trị, những côn trùng ký sinh này có thể sống trên da trong suốt nhiều tháng. Chúng đào đường hầm trong lớp thượng bì của da và sau đó đẻ trứng. Điều này gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn nước mẩn đỏ trên da.
Đây là một bệnh vô cùng phổ biến. Bệnh ghẻ rất dễ lây lan, có thể lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc da trực tiếp, gồm có cả sự tiếp xúc khi quan hệ tình dục nên ghẻ cũng được coi là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).
Ghẻ cũng có thể lây qua sự tiếp xúc với quần áo, khăn, chăn ga trải giường của người bị bệnh.
Mặc dù ghẻ gây ngứa ngáy, khó chịu nhưng nếu điều trị đúng cách thì có thể chữa được khá đơn giản. Có rất nhiều loại thuốc, cả kê đơn và không kê đơn có tác dụng tiêu diệt cái ghẻ và trứng của chúng. Vì bệnh ghẻ rất dễ lây lan nên các bác sĩ khuyến nghị những người sống cùng hoặc thường xuyên tiếp xúc với người bị ghẻ cũng nên điều trị.
Dưới đây là tất cả những điều cần biết về bệnh ghẻ.
Cái ghẻ trông như thế nào?
Cái ghẻ có kích thước rất nhỏ, chỉ cỡ đầu kim nên không thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường mà phải dùng đến kính hiển vi. Chúng có hình tròn và có 8 chân.
Các dạng bệnh ghẻ
Mặc dù chỉ có một loại côn trùng duy nhất gây bệnh ghẻ ở người là Sarcoptes scabiei nhưng chúng có thể gây ra một số dạng bệnh ghẻ khác nhau.
Ghẻ thông thường
Đây là dạng ghẻ phổ biến nhất, gây tình trạng nổi mụn nước ngứa ngáy trên bàn tay, cổ tay cùng các vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên, dạng ghẻ này không xảy ra ở da đầu và da mặt.
Ghẻ sẩn
Dạng ghẻ này có biểu hiện là nổi những nốt đỏ, chắc, lồi trên bề mặt da, lớn hơn mụn nước của ghẻ thông thường, chủ yếu là ở quanh bộ phận sinh dục, nách hoặc bẹn.
Ghẻ Nauy
Ở một số người, bệnh ghẻ ban đầu phát triển thành một dạng ghẻ nghiêm trọng gọi là ghẻ Nauy hay ghẻ tăng sừng. Đây là một dạng ghẻ đặc biệt rất dễ lây lan nhưng hiếm gặp. Ghẻ Nauy gây hình thành những lớp da dày, khô cứng, màu trắng ngà chứa hàng nghìn cái ghẻ và trứng, vỡ ra khi chạm vào.
Bệnh ghẻ Nauy thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, ví dụ như những người bị nhiễm HIV/AIDS, những người đang sử dụng steroid hoặc một số loại thuốc (chẳng hạn như thuốc ức chế miễn dịch sau phẫu thuật ghép tạng hay một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp), những người đang trong quá trình hóa trị…
Ở những người này, cái ghẻ có thể chống lại hệ miễn dịch một cách dễ dàng hơn và nhân lên với tốc độ nhanh hơn bình thường. Bệnh ghẻ Nauy cũng lây lan giống như các dạng ghẻ thông thường.
Các biểu hiện của bệnh ghẻ
Nếu chưa bao giờ bị ghẻ trước đây thì sau khi cái ghẻ bám được vào cơ thể, có thể phải sau đến 6 tuần thì mới bắt đầu có biểu hiện. Nếu đã từng bị ghẻ thì các dấu hiệu thường sẽ xuất hiện chỉ trong vòng vài ngày sau khi tiếp xúc với cái ghẻ. Bệnh ghẻ vẫn có thể lây truyền ngay cả khi chưa có bất kỳ dấu hiệu nào.
Các biểu hiện điển hình của bệnh ghẻ là nổi mụn nước và ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Việc gãi liên tục ở những chỗ ngứa sẽ tạo ra các vết loét và những vết loét này rất dễ bị bị nhiễm trùng. Nếu điều này xảy ra thì sẽ cần điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh, ngoài thuốc trị ghẻ.
Mụn nước do ghẻ có kích thước nhỏ, có màu hồng và bên trong chứa dịch lỏng. Cái ghẻ đào đường hầm trong lớp thượng bì của da, gây nên những những cong ngoằn ngoèo, nổi trên bề mặt da, trùng màu da hoặc màu trắng xám. Những đường này được gọi là luống ghẻ và ở đầu mỗi overpower có mụn nước, bên trong là nơi cư trú của cái ghẻ.
Các khu vực thường bị ghẻ ở người trưởng thành và trẻ lớn là:
- Cổ tay
- Vùng bên trong khuỷu tay
- Nách
- Núm vú và quanh vú ở phụ nữ
- Dương vật ở nam giới
- Thắt lưng
- Mông
- Kẽ ngón tay
- Đầu gối
- Lòng bàn chân
Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch, ghẻ thường xảy ra ở:
- Da đầu
- Mặt
- Cổ
- Lòng bàn tay
- Lòng bàn chân
Khi nào cần đi khám?
Bệnh ghẻ không thể tự khỏi mà phải dùng thuốc điều trị một thời gian. Tình trạng ngứa có thể tiếp diễn ngay cả sau khi đã dùng thuốc và những mụn nước bắt đầu lành lại. Tuy nhiên, nếu đã điều trị được một vài tuần mà vẫn còn hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu thì nên đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có đúng là bị ghẻ hay không và kê một số loại thuốc khác để điều trị. Những trường hợp nghiêm trọng có thể phải dùng thuốc kê đơn.
Nguyên nhân
Bệnh ghẻ là do sự xâm nhập của những côn trùng siêu nhỏ, tên khoa học là Sarcoptes scabiei gây ra. Chúng có kích thước rất nhỏ nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể nhận biết qua những dấu hiệu. Khi soi dưới kinh hiển vi thì sẽ thấy cái ghẻ có thân hình tròn và có 4 cặp chân.
Các cái ghẻ sẽ chui vào lớp trên cùng của da (lớp thượng bì) để sống. Chúng tồn tại bằng cách hút máu của vật chủ. Ghẻ cái sẽ đào đường hầm và đẻ trứng. Quá trình chúng di chuyển, đào đường hầm và chất thải mà chúng tạo ra sẽ khiến da bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy, khó chịu. Ban đêm là lúc mà ghẻ chui ra và hoạt động. Điều này kích thích các dây thần kinh tạo cảm giác và gây ngứa ngáy dữ dội.
Cái ghẻ rất dễ lây lan từ người này sang người kia. Tiếp xúc da trực tiếp là con đường lây ghẻ phổ biến nhất. Ngoài ra, ghẻ cũng có thể lây khi tiếp xúc với những vật dụng của người bị ghẻ như quần áo, chăn ga gối đệm, khăn lau, bề mặt bàn ghế,…
Ai có thể bị ghẻ?
Bất cứ ai cũng có thể bị ghẻ, không phân biệt giới tính, chủng tộc hay tuổi tác. Nguy cơ bị bệnh này cũng không liên quan đến mức độ vệ sinh cá nhân hay tần suất tắm hàng ngày. Cho dù có tắm rửa thường xuyên nhưng một khi có tiếp xúc với cái ghẻ thì chúng vẫn sẽ bám vào da và bắt đầu đào hang, sinh sản.
Tuy nhiên, những người sống trong môi trường đông đúc, chẳng hạn như ký túc xá đại học, nhà tù, trong quân đội,… sẽ dễ bị ghẻ hơn. Đó là bởi vì cái ghẻ rất dễ lây lan và có thể lây khi dùng chung đồ với người bị ghẻ hoặc tiếp xúc với các bề mặt có dính cái ghẻ.
Người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ bị bệnh ghẻ Nauy hay ghẻ tăng sừng cao hơn so với người khỏe mạnh.
Chẩn đoán bệnh ghẻ
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh ghẻ bằng cách quan sát biểu hiện bên ngoài và kiểm tra vùng da có triệu chứng. Nếu chưa thể chắc chắn thì cần xác định chẩn đoán bằng cách dùng kim khều cái ghẻ ra khỏi mụn nước trên da.
Nếu như không thể tìm thấy cái ghẻ thì bác sĩ sẽ cạo một mẫu mô nhỏ ở vị trí có mụn nước. Mẫu mô này sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác nhận sự hiện diện của cái ghẻ hoặc trứng của chúng.
Đôi khi cần tìm các đường hầm trong da do cái ghẻ tạo ra bằng cách bôi mực. Cụ thể, bác sĩ nhỏ mực chuyên dụng lên vùng da nghi ngờ bị ghẻ rồi sau đó lau sạch.
Nếu như có luống ghẻ thì mực sẽ đọng lại ở bên trong và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đây là một dấu hiệu cho thấy đã bị bệnh ghẻ.
Điều trị bệnh ghẻ bằng cách nào?
Bệnh ghẻ thường được điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da để tiêu diệt cái ghẻ và trứng. Ngoài ra cũng có cả các loại thuốc uống.
Thường phải bôi thuốc vào ban đêm khi cái ghẻ hoạt động mạnh nhất. Nếu bị ghẻ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể thì sẽ cần bôi thuốc từ cổ trở xuống rồi rửa sạch thuốc vào sáng hôm sau.
Cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Có thể phải điều trị lặp lại sau 7 ngày để tiêu diệt những cái ghẻ mới nở.
Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng để trị bệnh ghẻ gồm có:
- permethrin 5%
- benzyl benzoate 25%
- các loại thuốc chứa lưu huỳnh 10%
- crotamiton 10%
- lindane 1%
Bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc bổ sung để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh ghẻ. Những loại thuốc này gồm có:
- Thuốc kháng histamine, chẳng hạn như Benadryl (diphenhydramine) hoặc pramoxine để giảm ngứa
- Thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng vết thương hở do gãi
- Kem steroid để giảm sưng và ngứa
Những trường hợp bị ghẻ nghiêm trọng hoặc lan rộng sẽ cần điều trị tích cực hơn. Có thể phải dùng đến thuốc đường uống ivermectin (Stromectol) khi:
- các triệu chứng không cải thiện sau khi dùng các loại thuốc khác
- bị ghẻ Nauy
- bị ghẻ gần như toàn bộ cơ thể
Lưu huỳnh là một thành phần được sử dụng nhiều trong các loại thuốc trị ghẻ kê đơn cũng như là trong các loại xà phòng, dầu gội hay thuốc bôi không kê đơn.
Trong tuần đầu điều trị, các triệu chứng có thể sẽ trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, hãy cứ tiếp tục. Sau thời gian này thì sẽ bớt ngứa và thường sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 1 tháng.
Nếu da vẫn còn nổi mụn nước sau một tháng thì có thể cái ghẻ vẫn còn tồn tại. Cần lưu ý, hiện tượng ngứa có thể kéo dài lên đến một tháng sau khi ghẻ đã bị tiêu diệt do phản ứng dị ứng của da với cái ghẻ và các chất thải mà chúng tạo ra.
Biện pháp điều trị tự nhiên
Một số loại thuốc trị ghẻ có đi kèm với các tác dụng phụ, chẳng hạn như cảm giác nóng rát trên da, mẩn đỏ, sưng tấy, tê hay châm chích. Mặc dù những hiện tượng này đều chỉ là tạm thời nhưng vẫn sẽ gây khó chịu. Nếu e ngại những vấn đề này thì có thể thử một số biệp pháp trị ghẻ tự nhiên dưới đây.
Tinh dầu tràm trà
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu tràm trà (tea tree oil) có thể trị được bệnh ghẻ, giảm ngứa, phản ứng viêm và loại bỏ các mụn nước. Tuy nhiên, phương pháp này không thể tiêu diệt được những cái ghẻ nằm sâu bên trong da.
Lô hội
Chất gel trong suốt của loài cây này từ lâu đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm ngứa ngáy, kích ứng và bỏng da một cách hiệu quả. Thậm chí, nghiên cứu còn cho thấy rằng gel lô hội còn có thể điều trị bệnh ghẻ với hiệu quả tương đương một số loại thuốc kê đơn. Tốt nhất nên dùng lô hội tươi và sơ chế cẩn thận để tránh dính nhựa từ lớp vỏ xanh bao ngoài vào trong lớp gel.
Kem capsaicin
Mặc dù không giết được cái ghẻ nhưng các loại kem bôi có chứa thành phần capsaicin – một chất chiết xuất từ ớt cayenne có thể làm giảm đau và ngứa, từ đó làm dịu những vùng da bị ghẻ.
Tinh dầu
Tinh dầu đinh hương (clove oil) là một chất có đặc tính diệt khuẩn tự nhiên nên có thể điều trị ghẻ. Ngoài ra còn có một số loại tinh dầu khác cũng có công dụng tương tự, ví dụ như tinh dầu oải hương (lavender), tinh dầu sả và tinh dầu nhục đậu khấu (nutmeg).
Ghẻ sống được bao lâu?
Cái ghẻ có thể sống trong da người lên đến thời gian 2 tháng. Tuy nhiên, khi chúng rời khỏi cơ thể thì sẽ chết sau từ 3 đến 4 ngày do không được cung cấp thức ăn. Khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 50 độ C trở lên, cái ghẻ sẽ chết sau 10 phút.
Khi điều trị bệnh ghẻ, hiện tượng ngứa và nóng rát thường kéo dài trong vài tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc. Đó là bởi vì trứng và chất thải của cái ghẻ vẫn còn trong da, ngay cả khi cái ghẻ đã bị tiêu diệt.
Tình trạng này sẽ vẫn tiếp diễn cho đến khi lên da mới.
Bệnh ghẻ có lây không?
Bệnh ghẻ rất dễ lây. Cái ghẻ có thể lây lan qua những con đường như:
- Tiếp xúc da trực tiếp trong thời gian đủ lâu, chẳng hạn như nắm tay hay quan hệ tình dục
- Mặc chung quần áo, nằm trên giường hoặc dùng chung khăn tắm với người bị bệnh ghẻ
Vì cái ghẻ có thể lây truyền qua cả sự tiếp xúc cơ thể trực tiếp và gián tiếp qua những đồ vật trung gian nên khi một người bị ghẻ thì sẽ rất dễ lây sang các thành viên trong gia đình hay những người sống chung. Do đó mà ghẻ là bệnh phổ biến ở những nơi tập trung đông người như:
- Trường học nội trú
- Viện dưỡng lão
- Cơ sở cai nghiện
- Nhà tù
- Nơi thay đồ ở phòng tập
- Trong quân đội
Vấn đề phát sinh
Gãi liên tục do ngứa sẽ làm da bị trầy xước và dẫn đến các bệnh nhiễm trùng thứ phát, chẳng hạn như chốc lở. Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở bề mặt da do vi khuẩn tụ cầu (staphylococcus) gây ra hoặc đôi khi là do vi khuẩn liên cầu (streptococcus).
Bệnh ghẻ có thể phát triển thành một dạng nghiêm trọng hơn, được gọi là ghẻ tăng sừng hay ghẻ Nauy. Dạng ghẻ này thường xảy ra ở những nhóm đối tượng như:
- Những người mắc các bệnh mãn tính làm suy yếu hệ miễn dịch, chẳng hạn như HIV/AIDS hoặc bệnh bạch cầu (leukemia) mạn tính
- Những người đang dùng thuốc chống thải ghép sau ghép tạng, steroid, hóa trị,…
- Người già, đặc biệt là những người trong viện dưỡng lão
Ghẻ Nauy khiến da đóng vảy dày, cứng và có thể xảy ra ở phạm vi lớn trên cơ thể. Dạng ghẻ này rất dễ lây lan và khó điều trị.
Những người bị ghẻ thông thường chỉ có khoảng 10 đến 15 cái ghẻ nhưng những người bị ghẻ Nauy có thể có đến hàng triệu cái ghẻ trên cơ thể.
Phòng ngừa bệnh ghẻ
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ghẻ là tránh tiếp xúc da trực tiếp và cũng không dùng chung vật dụng, nằm chung giường với người bị ghẻ hay có dấu hiệu bị ghẻ.
Cái ghẻ có thể sống từ 3 đến 4 ngày sau khi rời khỏi cơ thể nên sau khi điều trị ghẻ thì cần phải dọn dẹp nhà cửa để tránh bị lại. Giặt tất cả quần áo, chăn ga gối đệm và khăn lau bằng xà phòng cùng với nước nóng. Sau đó, đem đi phơi nắng hoặc nếu có thể thì nên sấy khô ở nhiệt độ cao trong ít nhất 10 đến 30 phút.
Những thứ không thể giặt được thì cần cho vào trong túi nylon, đóng kín và cất gọn trong ít nhất 5 ngày. Cái ghẻ sẽ chết sau vài ngày không có thức ăn. Ngoài ra, cần hút bụi và lau dọn cẩn thậnn tất cả bề mặt trong nhà.
Phân biệt ghẻ và rệp giường
Ghẻ và rệp giường đều là những loài côn trùng sống dựa vào hút máu người nhưng chúng có nhiều điểm khác nhau.
Cái ghẻ đào hang bên trong da để sống và đẻ trứng. Chúng sống ký sinh trên cơ thể người và có kích thước rất nhỏ, không lớn hơn đầu kim nên chỉ có thể nhìn rõ dưới kính hiển vi.
Rệp giường cũng có kích nhỏ nhưng vẫn lớn hơn nhiều so với cái ghẻ nên có thể nhìn thấy mà không cần sử dụng các thiết bị đặc biệt. Chúng không ký sinh trên cơ thể mà sống ở kẽ đệm, chiếu, đầu giường hoặc những vật dụng khác xung quanh giường. Chúng bò lên cơ thể người và hút máu. Sau đó, chúng lại trở về ẩn nấp ở vị trí cũ.
Rệp giường chỉ gây nổi những vết mẩn đỏ hình tròn ở xung quanh vết cắn. Vị trí vết cắn có thể bị rỉ một chút máu. Bệnh ghẻ gây nổi mụn nước trên phạm vi rộng hơn và tạo thành những đường gờ ngoằn ngoèo trên bề mặt da.
Cả rệp giường và ghẻ đều có thể điều trị được và cũng đều cần phải vệ sinh cả môi trường xung quanh. Rệp giường có lớp vỏ cứng nên khó tiêu diệt hơn. Có thể cần phải phun thuốc diệt rệp giường vào khu vực xung quanh giường. Trong khi đó, cái ghẻ không thể sống lâu nếu rời khỏi cơ thể người.
Xem thêm:
- Trẻ bị ghẻ và cách điều trị
- Các loại thuốc trị ghẻ hiệu quả nhất
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Ghẻ Cái
-
Bệnh Ghẻ - điều Trị Bằng Cách Nào?
-
Lưu ý Giúp điều Trị Triệt để Bệnh Ghẻ | Vinmec
-
Cách Trị Ghẻ Ngứa Dứt điểm Hiệu Quả Và An Toàn
-
10 Cách Trị Ghẻ Ngứa Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh
-
Bệnh Ghẻ Là Gì? Bị Ghẻ Phải Làm Sao Cho Nhanh Khỏi? - Hello Bacsi
-
Bệnh Ghẻ - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Nguyên Tắc Trong điều Trị Bệnh Ghẻ Ngứa
-
Bệnh Ghẻ
-
Cách Trị Ghẻ Nước Tại Nhà Bằng Nước Muối - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bệnh Ghẻ Nước Là Gì Và Phương Pháp điều Trị Dứt điểm
-
Bệnh Cái Ghẻ (Scabies)
-
Các Thoại Thuốc Thường được Dùng Trong điều Trị Bệnh Ghẻ - YouMed
-
Cái Ghẻ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
BỆNH GHẺ - Bệnh Viện Nhi Trung Ương