Bệnh Ghẻ Là Gì Và Cách điều Trị Như Thế Nào? | Medlatec

1. Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ?

Bệnh ghẻ thường xảy ra vào mùa xuân - hè. Mỗi năm trên thế giới có rất nhiều trường hợp mắc ghẻ và đa số những trường hợp bị bệnh đều ở những vùng dân cư đông đúc, sống trong điều kiện nhà ở chật hẹp, tình trạng thiếu nước sinh hoạt, vệ sinh kém và không được đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu.

Nguyên nhân gây bệnh chính là ký sinh trùng ghẻ với tên khoa học đầy đủ là Sarcoptes scabiei hominis. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu do ghẻ cái gây nên vì thông thường ghẻ đực sẽ chết sau khi giao hợp. Trong đó có nhiều loại ghẻ cái, một số loại ghẻ cái có thể gây bệnh ở người và cũng có những loại ghẻ cái gây bệnh ở các loài vật như chó, mèo, ngựa, thỏ, chuột,…

bệnh ghẻ

Ghẻ là bệnh nhiều người mắc phải.

Đặc điểm cái ghẻ: Theo các nhà khoa học, cái ghẻ có hình bầu dục với kích thước rất nhỏ mà mắt thường khó có thể nhìn thấy. Nếu có thấy cũng chỉ là một điểm trắng di động. Cái ghẻ có 8 chân, 2 đôi chân trước có ống giác và 2 đôi chân sau có lông tơ, đầu cái ghẻ có vòi để hút thức ăn.

Chúng thường sống ở lớp sừng vùng thượng bì, ban đêm đào hang và đẻ trứng vào ban ngày. Mỗi ngày chúng đẻ khoảng 1 đến 5 trứng. Khoảng 10% trứng đậu thành ghẻ trưởng thành Chu kỳ sống cái ghẻ ở thượng bị kéo dài khoảng 30 ngày. Trong điều kiện thuận lợi ghẻ cái sinh nở và phát triển rất nhanh, có thể đẻ 150 triệu con trong 3 tháng và chết sau khi đẻ hết trứng của mình. Nếu rời vật chủ, ghẻ cái chỉ sống được 4 ngày.

Ghẻ cái có khả năng tiết ra enzyme proteases làm suy giảm lớp sừng của da người, từ đó dễ dàng di chuyển qua những lớp trên cùng của da. Ghẻ cái thường ăn những mô bị phân hủy và không ăn máu.

2. Triệu chứng của bệnh ghẻ

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ghẻ chính là cảm giác ngứa ngáy, vô cùng khó chịu, đặc biệt người bệnh thường ngứa về đêm do đây là thời điểm cái ghẻ tiết độc tố khi đào hang. Một số trường hợp có thể bị sốt. Nhưng thông thường, khi tiếp xúc với ghẻ trong 2 tuần đầu, nhiều người bệnh có thể chưa thấy ngứa vì ghẻ mới xâm nhập và chưa có sự phản ứng lại. Ngược lại, những người tái nhiễm bệnh thì những cơn ngứa sẽ vô cùng dữ dội ngay từ khi loại côn trùng ký sinh này xâm nhập vào da:

bệnh ghẻ

Ghẻ do loại côn trùng Sarcoptes scabiei hominis sống ký sinh trên da gây nên.

Sau cảm giác ngứa ngáy là những tổn thương thường gặp như các mụn nước, luống ghẻ. Những mụn nước này thường nhỏ và giống như hạt ngọc, mọc rải rác. Luống ghẻ là những đường cong, gờ cao hơn mặt da, thường có màu trắng xám hoặc trắng đục - đây chính là nơi sống của cái ghẻ.

Những vị trí hay xuất hiện ghẻ là lòng bàn tay, các kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, mu tay, chân, bờ trước nách, vùng quanh rốn, mông,...

Vì ghẻ gây ra những cơn ngứa rất mạnh nên khiến người bệnh không thể ngừng gãi và gây nên tổn thương cho da, chẳng hạn như những vết xước, sẹo thâm,…

Bệnh ghẻ là bệnh mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải dù là người già, người trẻ, nam giới hay nữ giới. Đặc biệt, bệnh có thể lây truyền qua đường tiếp xúc với da, nếu dùng chung chăn màn, khăn, chiếu với người bệnh. Chính vì thế, nếu gia đình có người bị bệnh thì những thành viên khác rất có thể bị lây bệnh.

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ghẻ

Để chẩn đoán bệnh ghẻ, bác sĩ sẽ dựa vào những đặc điểm lâm sàng như những cơn ngứa, mụn nước mọc trên da vùng kẽ tay, lòng bàn tay, chân, mông, bờ trước nách,…

Soi tươi: Các chuyên gia sẽ lấy mụn nước ở đầu luống ghẻ và đưa lên soi kính hiển vi để tìm trứng hoặc cái ghẻ.

Xét nghiệm máu: Để biết nồng độ IgE có tăng cao hay không.

Bệnh ghẻ là bệnh không khó điều trị. Hiện nay, đa số các phương pháp điều trị đều mang lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên cần chữa bệnh tận gốc để tránh nguy cơ tái phát. Bệnh nhân có thể cần điều trị hai đợt cách nhau một thời gian.

bệnh ghẻ

Người bệnh hay bị ngứa, rát khó chịu và thường phải gãi liên tục.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh ghẻ:

  • Phát hiện sớm và điều trị càng sớm càng tốt.

  • Nên cùng điều trị cho những người bệnh sống chung.

  • Bôi thuốc đều đặn trước khi ngủ.

  • Hạn chế gãi mạnh để tránh làm tổn thương da, gây viêm da và nhiễm khuẩn.

  • Không bôi những loại thuốc gây hại cho da bao gồm DDT, 666, Volphatox,…

  • Khi bôi thuốc, cần bôi khoảng 15 ngày liên tục mới có được hiệu quả tốt nhát vì sau 10 - 15 ngày cái ghẻ có thể có đợt trứng mới nở.

  • Bên cạnh việc kiên trì điều trị phải kết hợp với việc phòng chống bệnh lây lan. Bạn nên giặt đồ của người bệnh riêng, và để cách xa với những người xung quanh, không dùng chung chăn chiếu, quần áo với người bệnh.

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.

  • Vệ sinh cá nhân hằng ngày, sạch sẽ.

  • Không tiếp xúc trực tiếp với da hoặc đồ dùng của những người bị ghẻ.

Bệnh ghẻ nếu không điều trị triệt để có thể biến chứng viêm da, eczema hóa do tình trạng chà xát cào, gãi lâu ngày. Trường hợp ghẻ nhiễm khuẩn có thể biến chứng viêm cầu thận cấp.

bệnh ghẻ

Một số loại thuốc bôi có thể điều trị bệnh ghẻ.

Khi điều trị bệnh, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Không tự ý sử dụng thuốc. Nên điều trị càng sớm càng tốt. Trong trường hợp ghẻ có biến chứng chàm hóa, người bệnh nên chữa chàm và chốc trước khi điều trị ghẻ. Sau khi khỏi bệnh, những vết thâm trên da cũng sẽ mờ dần.

Khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn thăm khám và chẩn đoán cũng như điều trị bệnh hiệu quả để tránh những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, đừng ngần ngại, hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi theo số 1900 56 56 56.

Từ khóa » Vi Khuẩn Ghẻ