Bệnh Ghẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Bệnh ghẻ là bệnh nhiễm kí sinh trùng ở da do loài kí sinh ở thượng bì của da có tên khoa học là Sarcoptes scabiei homini (cái ghẻ). Bệnh ghẻ có khả năng lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn ga nếu dính trứng ghẻ và bệnh không gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể sẽ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.
Xem thêm
Silicone từ hoạt chất cổ điển đến ứng dụng hiện đại trong thẩm mỹ
Mụn thịt dư xuất hiện sớm: Dấu hiệu của các bệnh cần lưu ý
Phòng bệnh sau mưa lũ: Những bệnh ngoài da thường gặp do ‘nước ăn chân’
Viêm tuyến mồ hôi mủ
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ
Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, cái ghẻ có 8 chân có kích thước nhỏ 0,3 mm mà nếu bằng mắt thường không thể nhìn thấy được. Chúng thường đào sâu vào lớp sừng của da để đẻ trứng và gây nổi mụn nước và ngứa ở da.
Bệnh thường lây qua tiếp xúc trực tiếp qua da và đồ dùng chung với bệnh nhân ghẻ: Bắt tay, ôm hôn, ngủ chung giường và dùng chung quần áo… Tuy nhiên chúng không có khả năng lây lan qua khi mọi người bắt tay hay ôm một cách nhanh chóng, những con ve này không thể nhảy hoặc bay, chúng chỉ có thể bò rất chậm
Triệu chứng bệnh ghẻ
Những triệu chứng thường gặp của bệnh ghẻ:
- Ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm
- Mụn nước sắp xếp rải rác hoặc riêng rẽ ở vùng da mỏng: kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, nếp vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục
- Luống ghẻ thường dài 3 – 5mm ở vùng da mỏng
- Vết loét, vết xước do chà xát có thể bội nhiễm chàm hóa mụn mủ
Với những triệu chứng trên, ở giai đoạn đầu của bệnh ghẻ mọi người thường nhầm với các vấn đề về da khác có dấu hiệu tương tự như sẩn ngứa, trứng cá, tổ đỉa …. Tuy nhiên dấu hiệu bệnh ghẻ khác với những bệnh khác là ngứa nhiều về ban đêm, khi trời nóng.
Một dấu hiệu khác của bệnh ghẻ là sự xuất hiện của các hang ghẻ trên da và thường có màu xám hoặc màu da có thể có đường thẳng hoặc lượn sóng và đặc biệt có mụn nước hoặc sẩn nhỏ ở cuối đường hang. Chúng được tạo bởi những con ghẻ cái chui ngay dưới bề mặt da làm hang, đẻ trứng.
Một lưu ý nữa là có thể mất bốn đến sáu tuần để các triệu chứng này xuất hiện trên người bệnh chưa bị ghẻ trước đó. Do vậy, các bác sĩ khuyên nên điều trị tất cả các thành viên trong gia đình, ngay cả khi không có triệu chứng.
Cái ghẻ gây bệnh sống ở đâu?
Những con cái ghẻ có thể sống, trú ẩn ở bất cứ nơi nào trên cơ thể chúng ta, nhưng một số vị trí mà chúng yêu thích:
Giữa các kẻ ngón tay
Chỗ gấp của cổ tay, khuỷ tay hoặc đầu gối
Quanh eo và rốn
Trên ngực hoặc bộ phận sinh dục
Đầu, cổ, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân của trẻ nhỏ
Chuẩn đoán bệnh ghẻ
Thường, các bác sĩ có thể xác định được bệnh ghẻ dựa trên dấu hiệu trên da và mô tả về cơn ngứa của người bệnh.
Để chính xác hơn đôi khi các bác sĩ sẽ lấy một mẫu da của khu vực bị ngứa và soi dưới kính hiển vi để thấy cái ghẻ, chất cặn thải của cái ghẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào xét nghiệm cũng tìm thấy cái ghẻ và các sẩn phẩm của chúng. Vì vậy, chẩn đoán dựa vào các đặc điểm lâm sàng và tính chất dịch tễ là rất quan trọng.
Điều trị bệnh ghẻ
Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị cho bệnh nhân và những người có liên quan dù có triệu chứng hay không có
- Bôi thuốc đúng cách
- Giặt phơi, là quần áo ( mặt trái), chăn đệm, màn và đồ dùng chung
Để điều trị ghẻ các bác sĩ thường cho thuốc mỡ, kem, thuốc bôi trực tiếp lên da, một số trường hợp bác sĩ có thể cho thuốc uống.
Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị bệnh ghẻ:
- Kem permethrin 5%
- Benzyl benzoate 10 % và 25% lotion
- Thuốc mỡ sulfur ointment 10%
- Kem crotamiton 10%
- Thuốc lindane 1%
Điều trị giảm ngứa
Thường sau khi sử dụng thuốc theo toa có thể tiêu diệt cái ghẻ và trứng của chúng, nhưng tình trạng ngứa sẽ không giảm ngay lập tức. Để giảm ngứa khó chịu cho bệnh nhân, đặc biệt vào ban đêm các bác sĩ cho sử dụng thuốc kháng histamine.
Kem Hydrocortisone cũng có thể giúp ích, tuy nhiên nó làm thay đổi sự biểu hiện triệu chứng bệnh ghẻ trên da làm bác sĩ khó chuẩn đoán. Tốt nhất chỉ nên sử dụng loại kem này sau khi bác sĩ xác nhận chẩn đoán.
Ngoài ra để đảm bảo những con cái ghẻ chết hoàn toàn, không gây bệnh lại và không lây sang người khác, người bệnh nên giặt và rửa đồ với nước nóng, sấy khô trong máy sấy ở nhiệt độ cao trong ít nhất 10 đến 30 phút. Đối với những đồ không thể giặt được nên đặt trong một túi nhựa kín trong bảy ngày. Ngoài ra, nên làm sạch triệt để phòng và nơi ở của bệnh nhân.
Điều trị bệnh ghẻ bằng phương pháp tự nhiên
Gel lô hôi
Loại gel này được biết đến với khả năng giảm kích ứng da và giảm ngứa trong bệnh ghẻ. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy nha đam có tác dụng tương tự như Benzyl benzoate cũng có tác dụng trị bệnh ghẻ mà không có tác dụng phụ khi sử dụng.
Thoa lô hội tươi lên vùng da bệnh và lưu trên da nửa giờ và sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Lặp lại hai hoặc ba lần mỗi ngày trong một vài ngày và bạn sẽ thấy sự cải thiện tình trạng da.
Tinh dầu thảo dược
Tinh dầu đinh hương chứa các hợp chất acaricidal đặc biệt có tác dụng diệt ve tự nhiên, nên có thể tiêu diệt con ghẻ. Trong một nghiên cứu được thực hiện để so sánh hiệu quả của tinh dầu để tiêu diệt bệnh ghẻ, đinh hương cho đến nay là hiệu quả nhất có thể tiêu diệt tất cả các cái ghẻ trong vòng 20 phút, khi sử dụng tại chỗ với nồng độ chỉ 1%.
Các loại tinh dầu khác, bao gồm hoa oải hương, sả,… cũng có một số lợi ích trong việc điều trị bệnh ghẻ.
Biến chứng của bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ thường gây ra cơn ngứa dữ dội, khi mọi người gãi thường xuyên sẽ gây chàm hóa với tổn thương mụn nước tập trung thành đám và tạo ra vết loét làm da bị nhiễm trùng hoặc các mụn nước xen kẽ các mụn mủ, viêm nang lông. Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh ghẻ.
Ngoài ra, bênh nhân gãi nhiều có thể làm da dày và thâm. Một số trường hợp bị bội nhiễm không được điều trị hoặc hay tái phát có thể gây viêm cầu thận cấp.
Cách phòng tránh bệnh ghẻ
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh ghẻ là tránh tiếp xúc trực tiếp với da của người bị bệnh ghẻ. Không nên sử dụng quần áo hoặc khăn trải giường chưa giặt với người bị nhiễm bệnh ghẻ.
Hy vọng với chia sẻ trên mọi người sẽ biết nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh ghẻ. Để từ đó tránh lây lan từ người khác và khi bị bệnh điều trị kịp thời.
ThS. BS. Thái Thanh Yến
Tags: điều trị ghẻ bằng phương pháp tự nhiênghẻTừ khóa » Ghẻ Thường Mọc ở đâu
-
Bệnh Ghẻ Là Gì Và Cách điều Trị Như Thế Nào?
-
Các Dấu Hiệu điển Hình Của Bệnh Ghẻ | Vinmec
-
Ghẻ Ngứa ở Bìu Do Bệnh Cái Ghẻ : Chủ Quan Sẽ Lây Lan Mạnh!
-
Bệnh Ghẻ Là Gì? Bị Ghẻ Phải Làm Sao Cho Nhanh Khỏi? - Hello Bacsi
-
Bệnh Ghẻ
-
Bệnh Ghẻ - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ghẻ ở Bộ Phận Sinh Dục Nam: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Docosan
-
Bạn đã Biết Gì Về Bệnh Ghẻ ở Cơ Quan Sinh Dục Nam?
-
Các Nguyên Tắc Trong điều Trị Bệnh Ghẻ Ngứa
-
Ghẻ Nước Là Gì Và đâu Là Cách Chữa đúng? - YouMed
-
Bị Ghẻ Ở Mông (Vùng Kín) Và Cách Điều Trị Nhanh Nhất
-
Cái Ghẻ Là Con Gì? Hình Ảnh Nhận Biết Và Tiêu Diệt
-
Ghẻ Nước Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Trị Tại Nhà + Thuốc
-
Phân Biệt Bệnh Tổ đỉa Và Ghẻ Nước để điều Trị Kịp Thời