Bệnh Ghẻ Nước - Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị

Bệnh ghẻ nước
Bệnh ghẻ nước - Ảnh: vhea.org.vn

Ghẻ là ngoài da thường gặp và có thể dễ dàng điều trị nếu sớm phát hiện. Bệnh thường mắc phải khi vệ sinh không đúng cách hay không vệ sinh thường xuyên. Ghẻ nước có khả năng lây lan nhanh và có thể không tự khỏi hoàn toàn.

Để làm rõ những thông tin liên quan cũng như cách điều trị bệnh da liễu này, BookingCare mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh ghẻ nước 

Theo tổ chức y tế WHO, trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh ghẻ nước với tỷ lệ mắc cao ở những khu vực đông dân cư, nơi có điều kiện sống chật chội và không đảm bảo vệ sinh.

Ghẻ nước là bệnh do ký sinh trùng cái (ghẻ cái) có tên khoa học là Sarcoptes Scabiei hominis gây ra trên da người.

Hầu hết người mắc bệnh ghẻ nước sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu vào ban đêm. Bởi đây là thời điểm ghẻ đi ra khỏi hang và tìm con đực để giao phối. Lúc này, chúng sẽ tiết ra các chất độc trên da và gây cảm giác ngứa.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, một con ghẻ cái chỉ cần 3 tháng sẽ sản sinh ra được 150 triệu ghẻ con. Điều này cho thấy, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.

Hoạt động gãi, cào vào da không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mà còn khiến cái ghẻ vương vãi ra quần áo, nệm, chăn… và tăng nguy cơ lây truyền cho người khỏe mạnh.

Các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh
  • Hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân như mền, gối, chăn, quần áo,…
  • Nằm chung giường
  • Tiếp xúc da – da thông qua hoạt động tình dục
  • Vệ sinh cơ thể kém
  • Sinh sống ở nơi chật chội, mật độ dân số cao

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ghẻ nước

Theo thống kê, ghẻ nước thường gặp ở người già, người nhiễm HIV, bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, trẻ nhỏ hoặc các trường hợp bị suy giảm sức đề kháng.

Triệu chứng của bệnh ghẻ nước

Người bị ghẻ nước sẽ trải qua các giai đoạn như sau: 

  • Giai đoạn đầu: Bệnh nhân hầu như không phát hiện được cái ghẻ xâm nhập vào cơ thể cho đến khoảng 1 tuần lây bệnh. Sau đó bệnh nhân sẽ ngứa, ngứa nhiều về ban đêm và ngứa ít hơn vào ban ngày.
  • Giai đoạn sau: Các tổn thương xuất hiện đầy đủ hơn như xuất hiện những đường hang ngoằn ngoèo, hình chữ chi, màu trắng xám, dài vài mm. Đầu đường hang là mụn nước 1-2mm đây là nơi ký sinh trùng ẩn náu.

Các vị trí thường gặp là kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, nếp lằn mông... Ở nam giới có thể xuất hiện ở bao quy đầu, ở nữ giới cần chú ý ở núm vú, trẻ em cần chú ý đến lòng bàn chân.

Nếu không được điều trị để bệnh kéo dài có thể gây những biến chứng nguy hiểm như :

  • Ghẻ nhiễm khuẩn (ngoài biểu hiện trên còn xuất hiện mụn mủ)
  • Ghẻ viêm da hóa (xuất hiện thêm viêm da đỏ)
  • Eczema (bệnh chàm)
  • Viêm cầu thận cấp (một trong những biến chứng nguy hiểm nhất)

Bệnh ghẻ nước có lây không?

Ghẻ nước là căn bệnh ngoài da không những có khả năng lây nhiễm mà còn rất dễ lây lan đặc biệt có thể bùng phát thành đại dịch.

Do đó, nếu trong gia đình có người bị ghẻ nước cần cách ly với các thành viên khác, không dùng chung đồ dùng cá nhân, quần áo, ngủ chung giường, đắp chung chăn màn với người bệnh.

Người bệnh cần nghỉ ngơi tại phòng riêng, nghỉ học, nghỉ làm, không lui tới những nơi công cộng để tránh lây bệnh sang cho người khác.

Phân biệt ghẻ nước và tổ đỉa

Tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước mọc sâu dưới da, khu trú chủ yếu ở bàn tay và bàn chân, gây ngứa dữ dội. 

Bệnh tổ đỉa - Ảnh: Sở y tế Ninh Bình
Bệnh tổ đỉa - Ảnh: Sở y tế Ninh Bình

Giống như tổ đỉa, ghẻ nước cũng được nhận biết bởi sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa ngáy khó chịu. Các mụn nước này nổi trên bề mặt da, ảnh hưởng tới tất cả các vị trí trên cơ thể, nhưng tập trung nhiều ở kẽ ngón tay, lòng bàn tay và bộ phận sinh dục nam.

Nếu không thể phân biệt được hai dạng bệnh này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, thậm chí khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Cách đơn giản nhất để bạn phân biệt được hai dạng bệnh này là thông qua triệu chứng của chúng.

Phân biệt triệu chứng giữa ghẻ nước và tổ đỉa:

Tổ đỉaGhẻ nước
  • Mụn nước có kích thước nhỏ, khó vỡ, mọc sâu dưới da
  • Ngứa ngáy
  • Triệu chứng mọc tập trung ở bàn tay, bàn chân, cổ tay, hiếm khi vượt quá cổ tay, cổ chân
  • Bệnh khởi phát vào mùa xuân hè và giảm dần vào mùa đông
  • Bệnh không lây nhiễm
  • Mụn nước mọc nông trên bề mặt da, dễ vỡ
  • Ngứa ngáy dữ dội về đêm
  • Triệu chứng có thể xảy ra ở khắp cơ thể
  • Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa đông
  • Có tính lây nhiễm mạnh, có thể thành dịch.

Bệnh ghẻ nước có tự khỏi được không?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh ghẻ nước không thể tự khỏi. Chúng vẫn sinh sôi và phát triển bình thường vì chúng ta không thể quan sát được bằng mắt thường.

Do đó, nhiều người lầm tưởng bệnh ghẻ tự khỏi và không tiến hành điều trị dứt điểm. Chỉ đến khi những tổn thương trên da gây nhiều phiền toái, viêm nhiễm, lở loét mới tá hỏa đi chữa trị.

Chữa bệnh ghẻ nước không quá khó hay phức tạp như nhiều người nghĩ. Thế nhưng,việc điều trị cần có phác đồ điều trị lâu dài để hạn chế khả năng tái phát bệnh.

Người bệnh không được chủ quan dùng các loại thuốc uống và thuốc bôi trị ghẻ không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, nên tìm hiểu địa chỉ chữa bệnh ghẻ uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. 

Bệnh nhân cũng có thể thăm khám với bác sĩ da liễu từ xa qua video tại BookingCare để được hướng dẫn phác đồ điều trị tại nhà.

Một số bác sĩ chữa bệnh ghẻ nước từ xa tại BookingCare

1. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền có thế mạnh trong điều trị bệnh Da liễu bằng phương pháp hiện đại kết hợp với Y học cổ truyền.

  • Bác sĩ Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Trưởng Phòng khám Da liễu - Thẩm mỹ Green Forest
  • Hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Da liễu
  • Đào tạo về Laser - Thẩm mỹ chuyên ngành Da liễu, Bệnh viện Da liễu Trung ương
  • Thành viên Hội da liễu Việt Nam
  • Bác sĩ nhận khám bệnh nhân từ 16 tuổi

Bác sĩ Hiền có nhiều sách, công trình nghiên cứu và báo cáo khoa học về chuyên ngành Da liễu.

  • Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả của ACNECA trong điều trị bệnh trứng cá thông thường thể vừa
  • Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường của cốm tan Ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm (ACNECA),Tạp chí Y dược lâm sàng 108
  • Hiệu quả điều trị Zona của cao mỏ quạ, Tạp chí Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam
TS Nguyễn Thị Hiền
TS.BS Nguyễn Thị Hiền chữa bệnh kết hợp YHCT và YHHĐ - Ảnh: FB Nguyễn Thị Hiền

2. Bác sĩ Chuyên khoa I Ngô Thị Nhung

  • Bác sĩ chuyên khám và điều trị bệnh lý Da liễu
  • Bác sĩ điều trị tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Mỹ
  • Bác sĩ nhận khám mọi độ tuổi
  • Bác sĩ điều trị chuyên khoa Da liễu, Phòng khám Đa khoa Hoàn Mỹ

Bác sĩ Ngô Thị Nhung đã trải qua quá trình đào tạo nhiều năm chuyên ngành Da liễu và đạt được nhiều chứng chỉ:

  • Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I chuyên ngành Da liễu, Đại học Y dược TP.HCM (2015)
  • Tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Thái Bình 
  • Chứng chỉ Siêu âm tổng quát, Đại học Y dược TP.HCM 
  • Chứng chỉ Chăm sóc da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM
  • Chứng chỉ Laser, Đại học Y Dược TP.HCM
  • Chứng chỉ Thủ thuật da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM
BS Ngô Thị Nhung
Bác sĩ Ngô Thị Nhung chuyên khám bệnh Da liễu - Ảnh: PK Đa khoa Hoàn Mỹ

3. Bác sĩ Quản Thị Ngát

Bác sĩ Quản Thị Ngát có kinh nghiệm và chuyên môn trong thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh da liễu trẻ em. Các mẹ có thể cho con thăm khám với bác sĩ qua video trong trường hợp bé còn nhỏ và không hợp tác mỗi khi đi khám.

  • Bác sĩ chuyên khoa Nhi, Da liễu
  • Nhiều năm kinh nghiêm khám và điều trị các bệnh Nhi khoa và Da liễu
  • Phụ trách Phòng khám da liễu thẩm mỹ Doctor Kim 
  • Giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
  • Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Định hướng Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Đào tạo Laser - Tế bào gốc, Đại học Quốc gia - Bệnh viện Da liễu Hà Nội

Bác sĩ Ngát tư vấn nhiều bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ qua video.

Ngoài các bác sĩ trên đây, bệnh nhân có thể tham khảo thông tin và đặt lịch khám với các bác sĩ Da liễu từ xa khác trên trang web của BookingCare.

Cách phòng bệnh ghẻ nước

Bệnh ghẻ là bệnh có thể phòng được. Để phòng ngừa bệnh ghẻ bạn cần:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nước bẩn, nhất là vào mùa mưa nên hạn chế đi lại khi bị ngập lụt.
  • Giặt rửa sạch sẽ, tránh để ẩm mốc khi đi mưa về. Hạn chế mang giày nên mang dép thông thoáng, nếu có đi giày sau khi về phải giặt rửa sạch sẽ, không mang giày, đi tất khi còn ẩm chưa khô hẳn. 
  • Tránh sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người đang bị bệnh như: Khăn lau, quần áo vì đây là đường dễ lây lan nhất.
  • Tránh để mụn nước của người đang bị bệnh tiếp xúc với cơ thể mình khi ngồi gần người bệnh.
  • Trong gia đình có người bệnh nên chữa trị chung để tránh tình trạng lây chéo.
  • Hạn chế tiếp xúc thân mật cơ thể với người đang mắc bệnh để tránh bị lây lan.
  • Chú ý thường xuyên vệ sinh giường chiếu, chăn màn, quần áo bằng nước nóng và phơi ngoài nắng để trừ các tác nhân gây nên bệnh.

Từ khóa » Ghẻ Và Triệu Chứng