BỆNH GHẺ SẸO TRÁI TRÊN CÂY ỔI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ ...

Bệnh  ghẻ sẹo quả ổi:  + Đây là bệnh do nấm gây ra kết hợp với rầy mềm hại lá non. Nấm thường tấn công trên các phiến lá, cuống lá, hoa và trái non, chồi non. Các sợi nấm thường lây lan qua các giọt nước, gió… và xâm nhiễm  bộ phận lá non, cuống hoa, quả non để phát triển và gây hại.

+ Trên lá, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá trước, sau đó mới lan dần. Khi mới xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám xanh, viền dần rõ nét hơn và có tơ màu đen, hơi xanh. Sau một thời gian thì các sợi tơ này biến mất, vết bệnh mọc nhô lên trông như những chiếc gai nhỏ. Bệnh  làm cho lá bị nhỏ lại, rộp phồng lên và khô chết dọc theo bìa lá.

+ Trên quả, vết bệnh có hình tròn, rõ nét, màu xanh xám, có các sợi tơ phát triển trên đó. Giai đoạn sau các vết bệnh chuyển màu nâu sẫm, nổi thành ghẻ để lại sẹo trên quả, khi lớn lên quả bị nứt. Nếu trên bề mặt quả có nhiều vết bệnh và bệnh phát triển mạnh sẽ làm cho quả bị biến dạng, méo mó, chất lượng kém, thịt quả cứng, ít nước và ăn không ngon, thậm chí bị rụng sớm.

+ Rầy  mềm khu trú ở nõn  chính hút làm hại lá non, khi là non bị rầy gây hại lá non sẽ quăn lại và không phát triển được.

Để phòng ngừa bệnh nấm ghẻ, sẹo quả ổi cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Công tác vệ sinh tiêu hủy mầm bệnh: sau các vụ thu hoạch cần đốn, tỉa cành tạo thông thoáng, cắt bỏ triệt cành, lá bị bệnh  thu gom hết các tàn dư cây, quả bị bệnh đem tập trung và đốt hết để tránh lây lan.

2. Chăm sóc tăng cường sức đề kháng cho cây: dọn sạch cỏ, cành lá cây xung quanh gốc . Bón bổ xung phân vi sinh, phân hữu cơ đã ủ hoai mục, khô dầu đậu tương ủ với EM kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma; bón phân cân đối, hợp lý, bổ sung đủ yếu tố trung, vi lượng giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, tăng sức chống chịu, hạn chế tác hại của nấm bệnh. Tưới đủ nước để cây bật lộc, sinh trưởng khỏe mạnh.

3. Dùng thuốc để phòng trừ nấm bệnh.

- Đối với ruộng bị bệnh ít:

+ Cắt bỏ triệt để cành lá bị bệnh thu gom đốt tiêu hủy tránh bênh lây lan sang cây khác. Phun thuốc phòng trừ nấm bệnh và rầy, rệp hại lá và quả bằng các loại thuốc trừ nấm trên.

+ Khi có triệu chứng bệnh xuất phun ngừa bằng bộ đặc trị nấm khuẩn Nano bạc đồng và Nano đồng oxyclorua HLC pha mỗi loại 30ml/bình 16lít phun kỹ trên và dưới mặt lá, phun ướt đẫm toàn bộ mặt tán. Sau 3-4 ngày phun lại một lần nữa. Bà con cũng nên chủ động phun phòng ngừa trước khi bệnh xảy ra để đảm bảo tốt nhất năng suất ổi thu hoạch.

- Đối với ruộng bị bệnh nặng:

+ Sau khi cắt cành vệ sinh xung quang gốc, tiêu hủy đốt bỏ cỏ, rác, cành, cây, quả bị bệnh, tiến hành phun thuốc trừ nấm mạnh có tính nội hấp hai chiều phun một trong các loại thuốc sau: Score 250 EC ( pha 20ml/bình 16 lít), ), Metalaxyl 500WP pha nồng độ 0,3% (30g/bình 16 lít) Antracol 800WDG, Amis 300SC  (pha 10-15ml cho 20 lít nước),  phun ướt đều lên  hai mặt lá, cành, thân cây. Sau 7-10 tiếp tục phun một lần nữa với các loại thuốc trừ nấm trên. Khi cây ra lộc non phải thường xuyên theo dõi nhất là sau khi trời mưa, độ ẩm không khí cao thuận lợi cho nấm bệnh, rầy rệp phát triển, khi phát hiện phải phun thuốc trừ nấm và trừ rầy, rệp hại lộc, quả non.

 

- Loại nấm gây bệnh ghẻ sẹo, quả  thường lây truyến qua gió và nước do đó công tác phòng trừ có tính đồng loạt đòi hỏi mọi nhà sản xuất phải cùng tham gia  diệt nguồn bệnh thì mơi có hiệu quả cao.

- Lưu ý: phòng trừ ghẻ quả, nên kết hợp với thuốc trừ rầy để đạt hiệu quả cao nhất nhé. Ngoài ra cây ổi còn có một số loại sâu bệnh hại khác cũng ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng và năng suất quả. Điều cần làm là bạn cần thăm nom vườn thường xuyên để phát hiện mầm bệnh từ đó có hướng giải quyết kịp thời.  Có thể ngay từ khâu chọn giống cũng cần chọn cây khỏe mạnh không sâu bệnh. Nguồn nước tưới phải đảm bảo sạch sẽ và chất lượng đất phải sạch và không có mầm bệnh ủ bên trong. Chỉ có như thế thì mới có thể phòng ngừa được các bệnh hại cây về sau này.  Nguồn: longbien.hanoi.gov.vn/  

Từ khóa » Ge ổi