Bệnh Ghẻ Và Các Phương Pháp Xét Nghiệm Chẩn đoán Ghẻ

1. Đại cương

Bệnh ghẻ là một bệnh phổ biến do lây nhiễm ký sinh trùng, thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Bệnh ghẻ gây ngứa nhiều làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, công tác lao động, sản xuất, học tập, chiến đấu, làm mất lịch sự nơi đông người. Bệnh làm mất ngủ, có bệnh nhânbị những rối loạn tâm thần…. Các biến chứng như chàm hóa, bội nhiễm làm bệnh phức tạp thêm, thậm chí có khi gây viêm cầu thận, nhiễm trùng máu.

2. Nguyên nhân

Bệnh do ký sinh trùng ghẻ cái gây nên, thường gọi là “cái ghẻ” KST có tên khoa học là (Sarcoptes Scabiei hominis), lan truyền từ người này qua người khác qua tiếp xúc trực tiếp da qua da như bắt tay, bế ẵm, quan hệ tình dục hoặc do chung chạ quần áo, chăn đệm, giường chiếu với người có bệnh. Do đó bệnh ghẻ còn được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Sarcoptes Scabiei hominis có hình bầu dục có kích thước 0,3 – 0,5 mm đường kính không thấy được bằng mắt thường, có 08 chân,lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn đồng thời để đào hầm ở. Mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1 – 5 trứng, sau 3 – 7 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần thành cái ghẻ trưởng thành.

3. Chẩn đoán

3.1. Chẩn đoán lâm sàng Thời gian ủ bệnh 10-15 ngày phụ thuộc vào khả năng miễn dịch với ghẻ ở từng người khác nhau, bệnh phát với các triệu chứng sau: Tổn thương đặc hiệu của bệnh ghẻ là luống ghẻ và mụn nước (còn gọi là mụn nước và đường hầm). ⦁ Mụn nước trong bệnh ghẻ thường nhỏ mọc rải rác, trong như hạt ngọc (nếu chưa bị bội nhiễm), nhỏ bằng hạt tấm, không bao giờ mọc thành chùm, thường mọc ở vùng da mỏng. Đường hầm do cái ghẻ đào ở lớp thượng bì là 1 đường thẳng hoặc cong ngoằn ngoèo hình chữ chi, dài 2-3 cm có thể dài 10cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với hằn da, ở đầu đường hang có mụn nước 1-2 mm đường kính, chính là nơi cư trú của cái ghẻ. ⦁ Đường hầm thường hiếm thấy, nhưng khi thấy đường hầm thì có thể chẩn đoán xác định bệnh ghẻ. ⦁ Tổn thuơng thứ phát thường do ngứa gãi gây nên, bao gồm: vết xước gãi, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc nhọt..,sẹo thâm màu, bạc màu, tạo nên hình ảnh được ví như bức tranh “khảm xà cừ”, “hình hoa gấm”. Những tổn thương thứ phát như nhiễm khuẩn chủ yếu do Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureu, viêm da, eczema hóa thường che lấp, lu mờ tổn thương đặc hiệu gây khó khăn cho chẩn đoán. Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang. Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn….và có thể có sốt. Người bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa mặc dù ngứa ghẻ được so sánh với đau đẻ và đòn ghen. Nhưng do có thể mới bị ghẻ xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại nên chưa thấy ngứa, điều đó lý giải tại sao một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà hoàn toàn chưa thấy ngứa. Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da. Vị trí tổn thương đặc hiệu: lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, mu tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân, đặc biệt nam giới hầu như đều có tổn thương ở qui đầu, thân d¬ương vật. Phụ nữ còn bị ở núm vú, trẻ em còn bị ở gót chân, lòng bàn chân, ghẻ ít khi có tổn thương ở đầu mặt. 3.1.1. Các thể lâm sàng – Ghẻ giản đơn: chỉ có đường hang và mụn nước, ít có tổn thương thứ phát. – Ghẻ nhiễm khuẩn: có tổn thương của ghẻ, mụn mủ do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp. – Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá: do chà xát cào gãi lâu ngày – Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp. – Ghẻ Na Uy (Norwrgian) – ghẻ vảy: khác với ghẻ thông thường, tổn thương ghẻ không phải là mụn nước mà là đám vảy tiết lẫn vảy da dày giống như bệnh vảy nến.Tổn thương cả ở dưới móng, mặt và đầu. Điều đặc biệt là triệu chứng ngứa rất nhẹ nhưng lại rất nhiều cái ghẻ nằm trong đám vảy tiết. Ghẻ vảy rất hiếm gặp chỉ thấy ở những người có miễn dịch kém như: bệnh nhân AIDS, hội chứng đao, người bệnh tâm thần phân liệt. 3.2. Cận lâm sàng Có nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau Chẩn đoán bệnh ghẻ dựa vào tiêu chuẩn vàng là tìm thấy cái ghẻ. Các phương pháp tìm cái ghẻ thường được áp dụng trong thực hành lâm sàng là soi tìm dưới kính hiển vi, có thể thấy cái ghẻ, trứng ghẻ, chất cặn thải của cái ghẻ. Phương pháp khác mang tính chất in vivo là sử dụng soi da dermoscopy. Ngoài ra, có thể sử dụng phản ứng khuếch đại chuỗi polymerase trong đó DNA của KST ghẻ được tìm ra từ vảy da hay sinh thiết. 3.2.1. Phương pháp soi tươi ⦁ Mục đích: Xác định hình thái ký sinh trùng ghẻ trưởng thành, trứng ghẻ và chất phân….. ⦁ Nguyên lý: Dưới tác dụng của KOH 10% biểu mô sừng mềm mỏng và tan ra bộc lộ hình thái: ghẻ, trứng ghẻ … qua kính hiển vi ta tìm thấy được – Thực hành xét nghiệm cẩn thận để lấy cái ghẻ ở cuối đường hầm thông bằng cách dùng dao cùn đặt vuông góc với bề mặt da và song songvới lam kính, sau đó cạo vảy da hay mụn nước ở vị trí được chỉ định cho lên lam kính, nhỏ một giọt KOH 10%, soi kính hiển vi tìm trứng, con ghẻ trưởng thành hoặc phân ghẻ. Tuy nhiên, một người có thể vẫn nhiễm mặc dù chưa tìm thấy con ghẻ trưởng thành, hay trứng vì thông thường trên bênh nhân chỉ có từ 10-15 cái ghẻ. Phần lớn số ca có chỉ số bạch cầu ái toan tăng nhẹ và IgE tăng cao. Phương pháp này cung cấp độ đặc hiệu tuyệt vời nhưng có độ nhạy thấp đối với bệnh ghẻ thông thường, do số lượng ký sinh trùng thấp. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ nhạy, như: vị trí lấy mẫu chưa đúng, số lượng mẫu / hoặc các lần cạo lặp lại, kinh nghiệm của người lấy mẫu… Trong thực tế, tìm được cái ghẻ là một thách thức, đa số không tìm thấy chúng ngay cả nhà chuyên môn kinh nghiệm. 3.2.2. Phương pháp Giải phẫu bệnh Sinh thiết da có thể chẩn đoán xác định con ghẻ, trứng và ấu trùng trong hang ghẻ ở lớp thượng bì. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sự xuất hiện mô học là không đặc hiệu.

Vị trí ký sinh và gây bệnh ở vùng da niêm do Sarcoptes scarbiei
Nguồn Nejm.orgHình 1. Vị trí ký sinh và gây bệnh ở vùng da niêm do Sarcoptes scarbiei

Qua giải phẩu bệnh học, tại các vị trí thương tổn nông và sâu của cái ghẻ cư trú và ở các luống ghẻ thường các nhà giải phẩu bệnh thấy hình ảnh đồng thời có thể gặp cả trứng, ấu trùng, con trưởng thành bởi lympho bào, dưỡng bào và mô bào.

Vị trí ký sinh và gây bệnh ở vùng da niêm do Sarcoptes scarbiei
Nguồn Sciencedirect.com Hình 2. Xuất hiện đồng thời cả trứng, ấu trùng và nhộng, con trưởng thành ở mô
Nguồn Sciencedirect.com Hình 2. Xuất hiện đồng thời cả trứng, ấu trùng và nhộng, con trưởng thành ở mô
Hình 3. Thâm nhiễm mô nông và sâu do nhiễm ghẻ bởi lympho bào, dưỡng bào
Hình 3. Thâm nhiễm mô nông và sâu do nhiễm ghẻ bởi lympho bào, dưỡng bào
Hình 3. Thâm nhiễm mô nông và sâu do nhiễm ghẻ bởi lympho bào, dưỡng bào
Hình 3. Thâm nhiễm mô nông và sâu do nhiễm ghẻ bởi lympho bào, dưỡng bào

⦁ 3.2.3. Phương pháp soi da Kính hiển vi soi sáng phát quang và soi tĩnh mạch có độ phân giải cao là kỹ thuật không xâm lấn cho phép kiểm tra chi tiết da của bệnh nhân, từ bề mặt đến lớp hạ bì nhú trên bề mặt. Chẩn đoán là bằng cách quan sát da cho thấy cái ghẻ và hang của nó. Do khó khăn trong việc lấy mẫu da từ một số bệnh nhân, đặc biệt trẻ sơ sinh, và độ nhạy kém của phương pháp cổ điển thì soi da có thể là thông tin tốt, nhưng bị giới hạn bởi chi phí cao. ⦁ 3.2.4. Phát hiện kháng nguyên bằng phương pháp PCR PCR là xét nghiệm phát hiện miễn dịch liên kết enzyme của sản phẩm PCR được cho là một kỹ thuật nhạy cảm để chẩn đoán bệnh nhân bị ghẻ không điển hình. Nhược điểm của chẩn đoán PCR ghẻ như với chẩn đoán kính hiển vi, nó dựa vào sự có mặtcủa một thành phần ghẻ hoặc con ghẻ trong mẫu bệnh phẩm. Do đó, khó có khả năng trở thành một thử nghiệm khả thi cho sử dụng rộng rãi và phương pháp này tốn nhiều công sức và thời gian.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT ngày 13/01/2015) 2. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh Y học ngày 03/01/2013. 3. Fukuyama S, Nishimura T, Yotsumoto H, Gushi A, Tsuji M, Kanekura T, Matsuyama T.Diagnostic usefulness of a nested polymerase chain reaction assay for detecting Sarcoptes scabiei DNA in skin scrapings from clinically suspected scabies.Br J Dermatol. 2010 Oct;163(4):892- 4. Larry G. ArlianImage andMarjorie S. MorganA review of Sarcoptes scabiei: past, present and future. Parasit Vectors. 2017; 10: 297

TagsBệnh ghẻ Bệnh viện Da liễu Da liễu quy nhơn

Từ khóa » Ghẻ Trong Máu