Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân: Triệu Chứng Và Cách Phòng Chống
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh
- Triệu chứng nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Các biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Phòng chống bệnh giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp ở nữ giới. Đăc biệt những người làm các nghề nghiệp đặc thù phải đứng lâu như giáo viên, nhân viên phục vụ, bác sĩ phẫu thuật… có nguy cơ cao mắc phải bệnh này. Giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên những triệu chứng khó chịu như tê, phù chân.
Giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị sớm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như lở loét hoặc viêm tắc tĩnh mạch. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết về căn bệnh này để có cách phòng tránh phù hợp.
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
Bệnh giãn tĩnh mạch là một tình trạng tương đối phổ biến, và thường có liên quan đến di truyền. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch chân
Các van tĩnh mạch bị yếu hoặc hư hỏng có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh. Các cơn co thắt cơ bắp ở chân hoạt động như một máy bơm, và các thành tĩnh mạch đàn hồi giúp máu quay trở lại tim. Các van nhỏ trong tĩnh mạch mở ra khi máu chảy về tim sau đó đóng lại để ngăn máu chảy ngược. Nếu các van này yếu hoặc bị hư hỏng, máu có thể chảy ngược và ứ đọng, khiến các tĩnh mạch bị giãn hoặc xoắn.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Máu - Miễn dịch, tải ngay ứng dụng YouMed.
Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh
Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ phát triển bệnh giãn tĩnh mạch:
- Tuổi tác. Nguy cơ giãn tĩnh mạch tăng theo tuổi. Tuổi càng cao thì các van trong tĩnh mạch (giúp điều chỉnh lưu lượng máu) càng lão hóa. Dẫn đến các van này thay vì dẫn máu về tim, lại làm máu chảy ngược về tĩnh mạch gây ứ đọng.
- Giới tính. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn nam giới. Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, tiền kinh nguyệt hoặc mãn kinh có thể là một yếu tố bởi vì nội tiết tố nữ có xu hướng giúp giãn thành tĩnh mạch. Phương pháp điều trị bệnh bằng nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc tránh thai, có thể làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.
- Mang thai. Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên. Sự thay đổi này hỗ trợ thai nhi đang phát triển, nhưng cũng có thể tạo ra một tác dụng phụ – giãn các tĩnh mạch ở chân. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân.
- Tiền sử gia đình. Nếu các thành viên khác trong gia đình bị giãn tĩnh mạch, bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
- Béo phì. Thừa cân tăng thêm áp lực lên tĩnh mạch ở chân.
- Tính chất công việc. Một số người phải dành thời gian dài đứng hoặc ngồi tại nơi làm việc có thể có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao hơn.
Triệu chứng nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch chân
Bệnh giãn tĩnh mạch có thể hoàn toàn không gây đau đớn. Các dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Tĩnh mạch có màu tím đậm hoặc xanh
- Tĩnh mạch nổi dưới da, xoắn, sưng và phồng; chúng thường giống như dây trên chân của bạn
Khi các dấu hiệu và triệu chứng đau xảy ra, chúng có thể bao gồm:
- Chân cảm thấy nặng nề, đặc biệt là sau khi tập thể dục hoặc vào ban đêm
- Một vết thương nhỏ ở vùng bị ảnh hưởng có thể dẫn đến chảy máu lâu hơn bình thường
- Cảm giác đau nhức ở chân
- Khi đột nhiên đứng dậy, một số người bị chuột rút ở chân
- Đau nặng hơn sau khi ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài
- Ngứa xung quanh một hoặc nhiều tĩnh mạch
- Sự đổi màu da xung quanh tĩnh mạch bị giãn, thường có màu nâu hoặc màu xanh
- Mắt cá chân bị sưng
- Các mảng trắng không đều trông giống như vết sẹo xuất hiện ở mắt cá chân
- Chàm tĩnh mạch (viêm da ứ máu) – da ở khu vực bị ảnh hưởng bị đỏ, khô và ngứa
- Tĩnh mạch mạng nhện
Các biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân
Mặc dù hiếm gặp, các biến chứng của giãn tĩnh mạch ở chân có thể bao gồm:
- Loét. Vết loét có thể hình thành trên da gần vùng tĩnh mạch bị giãn, đặc biệt là gần mắt cá chân. Trước khi hình thành vết loét, thường sẽ có hiện tượng đổi màu da vùng tổn thương. Nếu bạn nghi ngờ mình bị loét thì nên khám bác sĩ sớm nhất có thể.
- Các cục máu đông. Đôi khi, các tĩnh mạch sâu trong chân trở nên to ra. Trong những trường hợp như vậy, chân bị ảnh hưởng có thể trở nên đau và sưng. Tình trạng này nếu không được điều trị rất dễ hình thành cục máu đông.
- Chảy máu. Đôi khi, các tĩnh mạch rất gần với da có thể bị vỡ. Điều này thường chỉ gây chảy máu nhẹ. Nhưng bạn cần phải đến ngay trung tâm y tế nếu thấy hiện tượng này xảy ra.
Phòng chống bệnh giãn tĩnh mạch chân
Không có phương pháp nào có thể ngăn chặn hoàn toàn chứng giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên những biện pháp hỗ trợ tại nhà có thể giúp cải thiện lưu thông máu và trương lực cơ. Đồng thời làm giảm nguy cơ phát triển chứng giãn tĩnh mạch. Các lưu ý bao gồm:
- Tập thể dục đều đặn
- Thường xuyên theo dõi cân nặng
- Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng: Ăn chế độ nhiều chất xơ, ít muối
- Phụ nữ nên tránh mang giày cao gót và quần áo quá bó sát
- Kê cao chân khi ngủ hoặc nằm
- Thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng thường xuyên
- Tránh tư thế ngồi với hai chân bắt chéo
Bệnh giãn tĩnh mạch chân thường không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể biến chứng nguy hiểm thành vết loét, hình thành cục máu đông và chảy máu. Bệnh nhân có thể ngăn chặn giãn tĩnh mạch phát triển bằng các biện pháp tại nhà: lối sống lành mạnh và chú ý tư thế sinh hoạt phù hợp,…
Bệnh giãn tĩnh mạch chân vẫn chưa được quan tâm đúng cách do vị trí ở chân ít được chú ý hơn so với các vị trí khác. Hãy quan tâm bệnh đúng cách và chăm sóc đôi chân của bạn nhé!
Từ khóa » Sưng Mạch Máu ở Chân
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Cách Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà | Vinmec
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị
-
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
-
Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Có Nguy Hiểm Hay Không?
-
Những Hiểu Biết Chung Về Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch
-
Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Bệnh Lý Mạch Máu Ngoại Biên
-
9 Cách Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả
-
Vì Sao Phụ Nữ Hay Bị Giãn Tĩnh Mạch Chi?
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Và Mạch Máu Hình Mạng Nhện
-
Nặng Chân Mỗi Khi Chiều Về, Một Dấu Hiệu Của Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới
-
Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (DVT) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Giãn Tĩnh Mạch - Những Mạch Máu Hằn Lên Da Và Gây Nhiều đau đớn
-
7 Cách Giúp Tránh Khỏi Tình Trạng Suy Giãn Tĩnh Mạch | BvNTP
-
Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Có Nguy Hiểm Không?
-
Giãn Tĩnh Mạch Chân? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch: Triệu Chứng Và Biện Pháp điều Trị - Jio Health