Bệnh Giời Leo: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị

Tên gọi khác: Giời leo, Zona thần kinh

Triệu chứng

2 - 3 ngày trước khi bị tổn thương, người bệnh thường có cảm giác báo hiệu như: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc. Tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như mệt mỏi, đau đầu...v.v. Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng và đau. Tổn thương cơ bản thường bắt đầu là các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục, lần lượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt, sau 1-2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (như chùm nho), về sau đục, vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu nhiễm khuẩn).

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Để chẩn đoán bệnh giời leo có thể dựa vào bệnh sử của bệnh nhân hoặc khám lâm sàng. Thông qua việc bóc lớp trên cùng của bóng nước, cạo lấy lớn đáy để xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phải sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ để loại trừ các bệnh lý khác.

  • Nếu cần thiết, mẫu phẩm của mụn nước có thể được xét nghiệm để xác định virus.

Điều trị

Điều trị bao gồm các thuốc sau: Thuốc kháng virus (Acyclovir / Zovirax, Famciclovir / Famvir, Valacyclovir / Valtrex). Thuốc giảm đau. Đôi khi cả Steroid. Nên điều trị sớm.

Tổng quan

1. Bệnh giời leo là gì?

Hiện nay, bệnh giời leo hay còn gọi là zona xuất hiện khá phổ biến, những triệu chứng của căn bệnh này sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, bứt rứt và đau rát. Vì chúng có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí trên cơ thể nên ngay từ khi xuất hiện, bạn hãy có những biện pháp xử lý tốt nhất để tránh bệnh lây lan và trở nên nguy hiểm hơn.

Bệnh giời leo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau, ở trên bất cứ vị trí nào của cơ thể. Khi mắc bệnh này, da của bạn sẽ xuất hiện những mảng màu đỏ sưng lên, sau đó các mụn nước nhỏ sẽ nổi li ti trên bề mặt và vỡ ra trong khoảng từ 2 - 3 tuần. Thông thường, bệnh giời leo ở mắt là nguy hiểm nhất, bởi chúng có thể bị viêm nhiễm nặng, đồng thời để lại nhiều vết Sẹo cho giác mạc. Trong trường hợp bệnh trở nặng, bạn sẽ có thể bị Viêm kết mạc và loét ở giác mạc, gây ảnh hưởng lớn đến thị lực, thậm chí mù lòa nếu không được chữa trị đúng cách.

2. Biểu hiện bệnh giời leo

Người bệnh có thể bị sốt, nóng rát, sưng vùng da chỗ bị nhiễm bệnh, nhất là khi trời nắng nóng thì cảm giác càng khó chịu hơn. Sốt nhẹ khoảng 37 - 38,5 độ C, người mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng.

Giời leo có thể phát bệnh ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, nó kéo dài khoảng 10 - 15 ngày và gặp ở mọi lứa tuổi.

Tại vùng da bị bệnh, đầu tiên là cảm giác ngứa, đau rát, nhức nhối, sưng đỏ, sau đó nhanh chóng mọc nhiều nốt kế tiếp dạng phỏng nước, lúc đầu có màu đục nhạt sau chuyển sang màu đỏ nhạt rồi sau đó nhanh chóng bị phát tán ra nhiều phía và bên trong các nốt mọng nước, sưng to dần, đồng thời vẫn Ngứa ngáy khó chịu nơi vùng da bị bệnh. Trường hợp nốt giời leo bị vỡ thì khả năng lây truyền bệnh càng nhanh hơn.

Sau khi các dấu hiệu của giời leo chấm dứt, người bệnh luôn cảm thấy đau nhức nhiều tại vùng da bị bệnh, nhất là tại các sẹo đã bị hình thành gọi là chứng đau sau zona, với đặc điểm là không giảm đau bằng các loại thuốc giảm đau thông thường. Do đó, để giảm đau thường phải phong bế bằng thuốc tê quanh các sẹo hoặc dùng thuốc tê xoa tại chỗ để làm dịu cơn đau.

Thông thường, bệnh giời leo không tái phát, chỉ bị một lần mắc trong đời và theo các nghiên cứu, có một tỉ lệ rất nhỏ xảy ra ung thư nội tạng ở những người cao tuổi bị mắc giời leo

Giời leo - Ảnh minh họa 1 Giời leo - Ảnh minh họa 2 Giời leo - Ảnh minh họa 3 Giời leo - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

  • Nhiễm Herpes zoster có tên thường gọi là Zona thần kinh, giời leo.

  • Bệnh thường gặp vào mùa xuân - thu ở mọi lứa tuổi (trừ trẻ sơ sinh), nhưng xảy ra ở người lớn nhiều hơn (3/4 số bệnh nhân Zona trên 45 tuổi), đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch (có 8 - 11% bệnh nhân nhiễm HIV bị Zona).

Phòng ngừa

Để căn bệnh này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

  • Nếu đã từng mắc bệnh giời leo hoặc thủy đậu, thì nên quan tâm phòng tránh bệnh giời leo trong mùa mưa ẩm thấp, khi sức đề kháng suy yếu.
  • Tiêm ngừa bệnh giời leo bằng vắc xin zostavas. Đây là loại vắc xin được một số nước áp dụng cho những người trên 60 tuổi, bởi bệnh giời leo chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi.

Mặt khác, bệnh giời leo và bệnh thủy đậu do cùng một virus gây ra nên có thể phòng tránh bằng cách phòng ngừa bệnh thủy đậu:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống với bệnh nhân bị thủy đậu.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch cơ thể của người bệnh thủy đậu.
  • Khử trùng các vật dụng trong gia đình đã từng dùng chung khi phát hiện có nguồn bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
  • Bên cạnh đó, để ngăn chặn bệnh giời leo cũng như nhiều căn bệnh khác, nên xây dựng lối sống lành mạnh, vui tươi, thường xuyên vận động, suy nghĩ lạc quan, tránh căng thẳng kéo dài và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Tuy bệnh giời leo không nguy hiểm, nhưng nếu bệnh nhân chủ quan sẽ gây ra những tác hại khôn lường. Vì vậy khi thấy các vết giời leo có hiện tượng lây lan, tạo thành dải ở một phía cơ thể, khiến người bệnh đau nhức khó chịu, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

Có hai loại vắc-xin có thể giúp ngăn ngừa bệnh Zona:

  • Vắc-xin bệnh thủy đậu.

  • Thuốc chủng bệnh Zona (Varicella - zoster).

Điều trị

1. Chữa tốt nhất trong vòng 48 giờ

Thời điểm chữa giời leo tốt nhất là trong vòng 48 giờ sau khi có tổn thương da.

Trường hợp nhẹ có thể chữa theo phương pháp dân gian, tuy nhiên, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để được khám chữa ngay từ đầu, tránh nhiễm trùng. Nếu để muộn hơn kết quả điều trị sẽ kém và có thể để lại các di chứng kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí đau hết đời, nhất là với người tuổi trung niên.

Di chứng mà giời leo để lại là các vết thâm sẽ nhạt màu và mất dần từ 3-6 tháng. Các biến chứng có thể gặp là loét lâu liền, sẹo lồi, sẹo lõm, vết trắng hoặc vết thâm do rối loạn sắc tố da sau viêm...

Nếu bị tổn thương dây thần kinh số 5 thì có thể gây giảm, hoặc mất thị lực. Tổn thương dây thần kinh số 7 thì có thể gây liệt mặt, méo mồm. Ngoài ra còn có thể gây bội nhiễm trên da do chữa trị muộn, các vết loét sẽ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm, mưng mủ (rất nguy hiểm nếu bị giời leo ở hố mắt có thể dẫn đến viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc...). Nếu tổn thương trên da nặng lên, có thể phát tán vào hệ tuần hoàn sẽ gây tổn thương các tạng như: Não, gan, phổi có thể dẫn đến tử vong.

1.1.Cách trị bệnh giời leo ở miệng nhanh nhất

Nếu không may bị giời leo ở miệng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp chữa trị sau đây.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Tùy theo từng giai đoạn tiến triển nặng, nhẹ của bệnh mà bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh thích hợp để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp bệnh nhân muốn giảm thời gian phát ban, cũng như hạn chế tình trạng đau rát do các nốt mụn gây ra, hãy sử dụng các loại thuốc kháng virus như acyclovir, valacyclovir, famciclovir.

Sau khi sử dụng các loại thuốc trên mà bệnh vẫn không hề thuyên giảm, tốt nhất bạn nên sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau như pregabalin, gabapentin trong thời gian từ 1- 3 tuần.

Có thể sử dụng các thuốc bôi như jarish, dalibour, hay dung dịch kháng sinh đối với vết thương tiết ra nhiều dịch. Đối với da khô có thể sử dụng kem acyclovir để giảm đau và làm mát vết thương.

Còn đối với da bị nhiễm trùng, thì các loại mỡ kháng sinh như foban hay bactroban sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

Bổ sung vitamin C

Với nhiều công dụng khác nhau của vitamin C sẽ mang lại rất tốt cho sức khỏe của con người, trong đó có bệnh giời leo. Hoạt tính của vitamin C sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng giúp vết thương mau lành hơn.

Để sử dụng hiệu quả, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng.

1.2 Cách trị giời leo ở mắt Sử dụng thuốc

Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ da liễu sẽ kê những toa thuốc phù hợp nhất. Trong đó, các loại thuốc kháng viêm, chống virus và kháng sinh sẽ được tận dụng tối đa để chống bội nhiễm và giúp sát khuẩn vết thương ngay tại chỗ. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể cho dùng thuốc nhỏ mắt để nuôi dưỡng và bảo vệ mắt khi bị giời leo. Đồng thời đưa ra những lời khuyên bị giời leo phải làm sao.

Dùng băng gạc giảm đau

Bệnh nhân có thể dùng băng, gạc y tế lạnh để đắp vào vùng da bị giời leo, chúng sẽ giúp vết thương giảm đi triệu chứng đau rát và khó chịu.

Vệ sinh các vùng da bị tổn thương

Bằng các dung dịch sát khuẩn và các dung dịch làm khô vết thương nhanh chóng như eosin, bạn có thể vệ sinh vùng da bị tổn thương, tránh các vi khuẩn xâm nhập và gây bội nhiễm.

Tuyệt đối không nên dùng các loại lá cây bừa bãi để đắp lên vết thương.

Bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể

Ngoài các loại thuốc uống thông thường, bạn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như các loại rau củ, trái cây tươi, các loại thực phẩm bổ dưỡng có tính giải nhiệt cao. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước lọc hơn để cấp nước cho cơ thể khi bị bệnh.

1.3 Cách chữa giời leo ở cổ Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Để điều trị bệnh giời leo ở cổ, bạn sẽ thường được các bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc có khả năng kháng viêm, kháng virus như Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir với liều lượng phù hợp theo độ tuổi và mức độ nặng nhẹ.

Các loại thuốc này sẽ ức chế sự hoạt động của virus, giảm đau rát và đào thải độc tố tích tụ trong các mạch máu, giúp bệnh nhanh lành hơn.

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Bệnh nhân cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ đồng thời lựa chọn các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh chà xát với vùng da bị bệnh, gây tổn thương đến chúng.

Phòng tránh bụi bẩn

Bệnh nhân cần che chắn vết thương do giời leo gây ra khi đi ra đường một cách cẩn thận để tránh các vi khuẩn và bụi bẩn từ môi trường tiếp xúc với vết thương, gây ra bội nhiễm nguy hiểm, khiến vết thương lâu lành hơn.

2. Những lưu ý trong chữa trị giời leo

Khi bị giời leo cần lưu ý một số vấn đề sau để cho vết thương không bị nhiễm trùng cũng như được hồi phục nhanh chóng.

Người bệnh nên mặc các loại quần áo rộng, thông thoáng để tránh va chạm vào vết thương, đồng thời cũng không làm cho các nốt mụn phồng bị vỡ ra.

Bệnh giời leo là một bệnh lây truyền khi tiếp xúc với dịch từ vết thương tiết ra, vì vậy tránh đụng chạm vào vết thương, cũng như không sử dụng chung với các đồ dùng sinh hoạt của người bệnh.

Không được tùy tiện đắp đỗ xanh, gạo nếp lên vết thương, bởi vì sẽ khiến cho vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn.

Từ khóa » Hình ảnh Nốt Giời Leo