Bệnh Giời Leo: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị Và Dinh Dưỡng
Có thể bạn quan tâm
Bệnh giời leo là gì?
Giời leo là một trong những bệnh ngoài da thường gặp, bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, chuyển lạnh độ ẩm không khí tăng cao. Bệnh hay bị nhầm lẫn với zona thần kinh.
Bài viết có sử dụng lại một số tư vấn chuyên môn của bác sĩ Vũ Thu Dung từng đăng tải trên báo Sức khỏe & Đời sống.
Bệnh giời leo là một dạng viêm da dị ứng gây ra bởi acid photpho hữu cơ. Đây là một chất có trong dịch tiết của một số loại côn trùng, điển hình là con bọ giời. Khi tiếp xúc với những côn trùng này, con người sẽ bị độc tố của nó tiết ra và gây tổn thương da.
Bệnh giời leo có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể khi tiếp xúc với dịch tiết của côn trùng.
Bệnh giời leo để lại những vết tổn thương trên bề mặt da với hình dáng ngoăng ngoèo cùng các mụn nước li ti. Đem lại cảm giác đau rát ngứa ngáy cho người mắc phải và có thể lây lan nếu tiếp xúc với mủ nước ở vết thường người bệnh. Sau khi lành bệnh có thể để lại sẹo xấu nếu không được chăm sóc kĩ lưỡng.
Bệnh giời leo không quá nguy hiểm, trong điều kiện chăm sóc tốt có thể lành lại sau 5-7 ngày.
Nguyên nhân bệnh giời leo
Khác với zona thần kinh là bệnh viêm dây thần kinh được gây ra bởi nhóm virus herpes, bệnh giời leo là một bệnh viêm da dị ứng và gây ra bởi dịch tiết côn trùng. Biểu hiện bên ngoài của giời leo tương đối giống với bệnh zona thần kinh, vì vậy dễ gây nhầm lẫn.
Theo bác sĩ Vũ Thu Dung: "Bệnh giời leo có thể gặp ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể, vì đây là bệnh viêm da do tiếp xúc với độc tố của côn trùng, hay gặp khi thời tiết thay đổi do mật độ côn trùng tăng lên. Nguyên nhân gây bệnh do khi côn trùng bị đập chết, độc tố trong người chúng sẽ giải phóng ra và gây kích thích lên bề mặt da. Vùng da tiếp xúc với độc tố sẽ bị bỏng rát. Những vết bỏng rộp này cũng hằn theo những vết xoa, miết côn trùng trên bề mặt da".
Con bọ giời hay con giời leo là tác nhân gây ra bệnh giời leo, nó là loài côn trùng thuộc lớp chân môi giống rết, kích thước nhỏ cỡ cây tăm và có màu nâu. Chúng di chuyển nhanh, đường di chuyển tiết ra chất nhầy có chứa chất acid phospho hữu cơ phát sáng xanh trong bóng tối.
Tập tính con giời leo thích sống nơi ẩm ướt, không ưa ánh sáng như góc khuất, ngõ ngách gầm giường, bàn, tủ...Chúng thường bò ra ngoài săn mồi vào ban đêm nên có khi bỏ lên người và gây nên những tổn thương da cho con người.
Khi con người bị giời leo bò lên hoặc nhỡ tay giết chúng khiến dịch acid phospho hữu cơ bên trong con bọ tiếp xúc lên da sẽ gây nên viêm da dị ứng hay còn gọi là bệnh giời leo.
Triệu chứng bệnh giời leo
Có thể nhận biết bệnh giời leo thông qua một số biểu hiện như sau:
- Vùng da tổn thương đau rát như bỏng, nóng nhẹ, ngứa râm ran giống bị kim châm, thường xuất hiện ở các vùng da bị hở hoặc có nhiều trường hợp rải rác khắp người. Nếu để không sẽ rất ngứa nhưng khi gãi sẽ gây đau.
- Mảng da ửng đỏ và xuất hiện các mảng mụn nước li ti. Mụn nước có thể lan rộng ra nếu bị chọc vỡ và để dịch tiết dính vào vùng da xung quanh.
- Có thể gây sốt nhẹ và mệt mỏi khi tình trạng tổn thương kéo dài.
-
Các mụn nước sẽ tự vỡ ra sau 1 đến 2 tuần, nếu không được chăm sóc, chữa trị, có thể gây viêm loét, để lại sẹo.
Bệnh giời leo có lây không?
Giời leo là bệnh có thể lây lan. Đường lây của bệnh giời leo là qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tại vùng da tổn thương của người bệnh. Bệnh có thể lan rộng ra trên chính da của người bệnh, lan từ vùng này sang vùng khác. Nếu người khác tiếp xúc phải chất dịch vỡ ra từ bóng nước cũng có thể bị lây. Chính vì vậy, người mắc giời leo cần tránh tác động mạnh, chà xát để bóng nước vỡ ra sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn, người chăm sóc cũng cần hêt sức chú ý không tiếp xúc với vùng da tổn thương của người bệnh.
Ai dễ mắc bệnh giời leo?
Giời leo là một bệnh ngoài da có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng và độ tuổi. Tuy nhiên bệnh dễ thấy hơn ở những người sống ở vùng quê, nơi có nhiều cây cối, vùng khí hậu có độ ẩm cao hay người sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu vệ sinh, bí bách.
Ngoài ra đối tượng trẻ em với làn da nhạy cảm cũng dễ mắc bệnh giời leo nên cần đặc biệt chú ý hơn.
Phòng ngừa bệnh giời leo
-
Giữ gìn môi trường sống sao cho côn trùng khó hoạt động bằng cách tắt đèn khi ngủ vào ban đêm hoặc hạn chế bật đèn. Bởi vào các mùa sinh sản hoặc mùa gặt côn trùng sinh sôi nảy nở nhiều lại bị mất môi trường sống. Khi đó sẽ hạn chế côn trùng tiếp xúc với bệnh nhân.
-
Không phơi quần áo ngoài trời vào ban đêm vì quần áo ẩm sẽ tạo môi trường sống mới cho bọ giời và nhiều loài côn trùng khác.
-
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày và ăn mặc thoáng mát.
-
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thoáng mát, quét dọn các gầm giường, tủ... Có thể xịt thuốc khử côn trùng để tránh sự sinh sôi nảy nở của bọ giời.
-
Kiểm tra chăn gối trước khi ngủ để loại trừ bụi bẩn và côn trùng có thể ẩn náu trên chăn gối. Buông màn để chống sự tấn công mầm mống gây bệnh của côn trùng.
-
Hạn chế chạm vào những vật dụng cá nhân người bệnh giời leo để hạn chế lây lan. Khi mắc bệnh giời leo không lấy tay chạm vào vết thương. Tránh gây lây thêm những vùng da mới.
-
Vệ sinh tay thật sạch trước và sau khi bôi thuốc điều trị giời leo.
-
Giữ vết thương khô ráo sạch sẽ, vệ sinh bằng nước muối sinh lý hằng ngày.
Biến chứng của bệnh giời leo
Mặc dù điều trị bệnh giời leo không quá phức tạp và thời gian lành bệnh không lâu. Tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc bệnh nhân giời leo đúng cách, bệnh rất dễ gây ra các biến chứng không tốt cho sức khỏe.
-
Da bị bội nhiễm: là biến chứng rất dễ xảy ra nếu không được chữa trị kịp thời. Khi những mụn nước vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét. Ở giai đoạn này da rất dễ vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và mưng mủ.
- Để lại sẹo xấu trên bề mặt da: quá trình điều trị không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể để lại những mảng sẹo xấu trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ, mất tự tin cho người bệnh.
Cách điều trị bệnh giời leo
Khi nghi ngờ bản thân mắc giời leo, người bệnh nên tới thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán đúng bệnh từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Một số cách điều trị thường được chỉ định để điều trị bệnh giời leo như:
-
Vệ sinh vùng tổn thương: Dùng nước muối loãng để vệ sinh vùng da tổn thương tránh nhiễm khuẩn.
-
Dùng chất trung hòa độc tố bôi lên vùng da tổn thương: hồ nước thường được sử dụng trong trương hợp này. Bệnh thường sẽ tự hết trong 5 - 7 ngày nếu được chăm sóc tốt.
- Bôi thuốc thường xuyên: sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo liệu lượng và cách dùng để vết thương có thể mau khô và lành lại.
Điều trị bệnh giời leo bằng phương pháp dân gian:
- Điều trị giời leo tại nhà hiệu quả bằng cây xấu hổ: cây xấu hổ có nhiều công dụng như tiêu độc, kháng viêm và hút mủ, ngăn chảy máu…. Bởi vậy loại cây này rất được ưa chuộng sử dụng điều trị bệnh, trong đó có điều trị bệnh giời leo.
- Điều trị giời leo tại nhà bằng mật ong: mật ong không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn được sử dụng làm thuốc. Từ trước lúc có thuốc Tây điều trị bệnh, người dân Việt Nam đã tận dụng mật ong để hỗ trợ và điều trị rất nhiều loại bệnh hay gặp, gồm có bệnh giời leo.
- Điều trị giời leo tại nhà bằng củ tỏi: trong tỏi có chứa rất nhiều hoạt chất, đặc biệt là có chứa chất allicin. Chất này có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, nâng cao sức đề kháng cơ thể, phòng ngừa bệnh tái phát… rất cao.
- Điều trị giời leo tại nhà bằng lá sung, quả sung: trong lá sung có chứa các hoạt chất giúp giảm đau, sát khuẩn. Giúp vết thương mau lành nên được nhiều người sử dụng để chữa bệnh giời leo.
- Điều trị giời leo tại nhà bằng đậu xanh: đậu xanh giúp giải độc, phòng chống viêm nhiễm, lở loét một cách hiệu quả. Dùng để điều trị giời leo sẽ giúp vết thương giảm sưng nhanh lành. Nhất là kết hợp đậu xanh cùng gạo nếp đập nát đắp trực tiếp lên vết thương giúp vết thương nhanh se miệng.
Lưu ý trong điều trị bệnh giời leo:
Để bệnh giời leo nhanh khỏi và không để lại biến chứng không tốt cho sức khỏe người bệnh, cần tuần thủ một số lưu ý trong quá trình điều trị như:
- Không tự ý bôi các loại thuốc khác mà không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Giữ vết thương sạch sẽ, khô ráo.
- Người bệnh có thể dùng các dung dịch sát khuẩn hoặc milian eosin.
- Không chà sát lên bề mặt vết thương và mụn nước tránh đề mụn nước vỡ.
- Tránh để dịch ở vết thương gây lây lan ra các vùng khác, hoặc gây những biến chứng nặng hơn.
- Không tự ý bôi hay uống acyclovir khi không có chỉ định của bác sĩ, bởi chúng chỉ có tác dụng với virus gây bệnh zona.
- Rửa tay trước và sau khi bôi thuốc vào vùng bị thương, nên sử dụng tăm bông để bôi thuôc, tránh tiếp xúc trực tiếp.
- Theo dõi quá trình lành bệnh, nếu sau 7 ngày không thấy sự thuyên giảm, bệnh nhân cần đến bác sĩ để thăm khám và điều trị.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ chất để nâng cao sức đề kháng cơ thể: uống đủ nước, kiêng các loại thức ăn chứa nhiều canxi như tôm, cua,...
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh giời leo
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhân giời leo tăng đề kháng đẩy nhanh quá trình lành bệnh hơn.
Thực phẩm người bệnh giời leo nên ăn
-
Bổ sung đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày, có thể kết hợp uống các loại nước hoa quả giàu vitamin như cam, bưởi, chanh….. để giúp thanh lọc và giải độc cơ thể.
-
Bổ sung các loại thực phẩm có tính hàn, mát, thanh nhiệt như: cà chua, dưa chuột, dâu tây, đu đủ….
-
Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, các nguyên tố vi lượng như: cam, quýt, bưởi, đặc biệt là chuối chứa nhiều vitamin B6 rất có lợi cho hệ thần kinh….
-
Bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất xơ, rau củ quả như: Các loại rau có màu xanh đậm họ nhà cải, cà rốt….
-
Nên ăn cá và thịt gia cầm: gà, vịt, cá,... là những loại thực phẩm này chứa nhiều axit amin có lợi cho người bệnh.
-
Nên ăn rong biển: rong biển có thể giảm bớt những cơn đau triệu chứng bệnh giời leo. Hãy thường xuyên nấu canh rong biển, salad rong biển…để cải thiện bệnh giời leo nhanh chóng.
-
Tỏi: đây là loại gia vị có đặc tính kháng viêm cao, rất có lợi cho người mắc giời leo. Thêm tỏi vào các món ăn hằng ngày làm tăng hương vị lại giúp bệnh giời leo mau khỏi.
Thực phẩm người bệnh giời leo nên tránh
-
Sô cô la (đặc biệt là sô cô la đen): loại thực phẩm này chứa chất gây nghiện và kích thích não bộ, đặc biệt là chất arginine. Đây là một hoạt chất khiến bệnh giời leo bùng phát và vết thương trở nên đau đớn hơn.
-
Thực phẩm từ dừa: tỷ lệ arginine có trong thịt dừa không tốt cho cơ thể người bệnh giời leo. Tuy nhiên người bệnh giời leo lại có thể sử dụng nước dừa và dầu dừa một cách bình thường.
-
Hạn chế ăn vặt: những loại thực phẩm này làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
-
Bia, rượu và đồ uống kích thích: Những thức uống này sẽ kích hệ thần kinh và làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch không tốt cho sức khỏe người bệnh, làm chậm quá trình lành bệnh, kích thích vêt thương ngứa ngáy.
Từ khóa » Bọ Giời Leo
-
Cách Nhận Biết Bệnh Giời Leo - Trung Tâm Y Tế Huyện Hữu Lũng
-
Hình ảnh Con Giời Leo Như Thế Nào Mà Ai Cũng Khiếp Sợ
-
Bệnh Giời Leo Là Gì, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Dứt điểm
-
Triệu Chứng Bệnh Giời Leo Và Cách điều Trị - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Giời Leo: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị - Vinmec
-
Cách Chữa Giời Leo ở Môi, Miệng, Cổ Không để Lại Sẹo - Vinmec
-
Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Bệnh Giời Leo
-
5 Cách Trị Bệnh Giời Leo Dân Gian Dễ Dùng, Hiệu Quả
-
Giời Leo – Wikipedia Tiếng Việt
-
GIỜI LEO Ở MÔI LÀ GÌ? CẦN HIỂU ĐÚNG BỆNH ĐỂ ... - BookingCare
-
Bệnh Giời Leo Và Những điều Cần Biết - Nhà Thuốc 365
-
Bệnh Giời Leo: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị Dứt điểm
-
Con Giời Leo Là Con Gì, Sống ở đâu? Tại Sao Gọi Là Bệnh Giời Leo?
-
Hình ảnh Con Giời Leo Như Thế Nào Mà Ai Cũng Khiếp Sợ
-
Cách Phòng Và điều Trị Bệnh Giời Leo - VIETSKIN
-
Cách Diệt Con Giời Leo Và Cách Phòng Chống Hiệu Quả
-
PHÂN BIỆT BỆNH ZONA THẦN KINH VÀ "GIỜI LEO"