Bệnh Giời Leo ở Môi: Những Thông Tin Hữu ích Về Căn Bệnh Này!
Có thể bạn quan tâm
Bệnh giời leo ở môi xảy ra khi hệ miễn dịch trở nên yếu, không đủ sức chống lại virus varicella-zoster, khiến chúng nhân lên và gây bệnh. Không có cách nào có thể chữa khỏi bệnh, nhưng việc điều trị đúng cách có thể giúp kiểm soát triệu chứng và rút ngắn thời gian nhiễm trùng.
Bệnh zona, hay dân gian thường gọi là giời leo, thường ảnh hưởng đến vùng da trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở miệng. Bệnh do virus varicella-zoster gây ra. Đây là virus gây bệnh thủy đậu ở trẻ em. Tuy nhiên, sau khi trẻ đã khỏi bệnh, virus vẫn âm thầm trú ẩn ở hệ thần kinh trong nhiều năm mà không có bất cứ triệu chứng nào.
Khi virus tái hoạt động sẽ gây ra giời leo, đặc biệt là ở những người lớn tuổi, có hệ miễn dịch suy yếu do dùng thuốc hoặc thường xuyên bị căng thẳng. Vậy đâu là triệu chứng và các cách điều trị bệnh giời leo ở môi? Hãy tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây bệnh giời leo ở môi
Nhiều người thường thắc mắc rằng tại sao bị giời leo ở miệng? Bệnh giời leo nói chung và giời leo ở môi nói riêng chỉ xảy ra ở những người từng bị thủy đậu. Khi bị nhiễm thủy đậu, hệ miễn dịch có thể loại bỏ virus ở các khu vực trong cơ thể, ngoại trừ các cụm dây thần kinh cô lập (hạch). Nếu hệ miễn dịch vẫn khỏe mạnh, nó sẽ kìm hãm virus ở trạng thái ngủ đông (bất hoạt) trong nhiều năm. Khi sức đề kháng của người bệnh giảm, virus sẽ phát triển và gây ra bệnh. Nguyên nhân kích hoạt virus gây bệnh bao gồm:
- Lão hóa (đặc trưng bởi sự suy giảm dần chức năng miễn dịch)
- Bệnh cấp tính hoặc mãn tính
- Căng thẳng tâm lý
- Liệu pháp ức chế miễn dịch
- Khả năng miễn dịch bị suy giảm (chẳng hạn như do bệnh ung thư hoặc HIV tiến triển)
Giời leo, đặc biệt là giời leo ở miệng, cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới dưới 50 tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy nam giới có nguy cơ mắc bệnh zona ở miệng cao hơn khoảng 70% so với nữ giới, mặc dù không rõ lý do tại sao.
Triệu chứng bệnh giời leo ở môi
Các dấu hiệu bị giời leo ở miệng là gì hay khi bị giời leo ở môi hay bị giời leo ở miệng sẽ có những triệu chứng nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, các dấu hiệu điển hình của bệnh zona ở miệng gồm:
- Cảm giác ngứa hoặc bỏng rát trong miệng
- Đau mặt
- Đau răng hoặc miệng
- Phát ban hoặc mụn nước trên mặt hoặc miệng (bao gồm cả lưỡi)
- Sốt
- Mệt mỏi…
Theo các chuyên gia sức khỏe, tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh, bạn có thể có các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như:
- Giai đoạn tiền triệu: Đây còn được gọi là giai đoạn xảy ra 48 giờ trước khi các triệu chứng bệnh xuất hiện. Lúc này, bạn có thể cảm thấy đau đầu, đau răng và mệt mỏi.
- Giai đoạn bộc phát cấp tính: Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có các tổn thương gây đau ở da và miệng kéo dài từ 2 – 4 tuần.
- Giai đoạn đau dây thần kinh hậu zona: Các cơn đau ở giai đoạn này có thể kéo dài từ 4 tuần hoặc lâu hơn. Bạn có thể cảm thấy da nhạy cảm bất thường, như ngứa, bỏng rát hoặc kim châm. Tuy nhiên, không phải tất cả người mắc giời leo ở môi đều trải qua giai đoạn này.
Bị giời leo ở môi: Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau miệng hoặc tổn thương miệng dù ở mức độ nào, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng sau đây:
- Sốt
- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
- Đau răng hoặc đau miệng nghiêm trọng
- Cảm giác bất thường, như ngứa ran, bỏng rát hoặc kim châm vào da
- Các vết thương ở miệng rỉ dịch hoặc chảy máu…
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị giời leo ở môi, họ sẽ làm một số xét nghiệm, như:
- Kiểm tra thực thể: Bác sĩ sẽ kiểm tra các tổn thương trong miệng xem có bị đỏ, phồng rộp và đóng vảy không. Họ cũng sẽ kiểm tra da để tìm các dấu hiệu khác của bệnh zona.
- Tiền sử bệnh: Để xác định nguy cơ phát triển bệnh zona, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về sức khỏe của người bệnh. Họ cũng sẽ muốn biết liệu bạn đã bị thủy đậu trước đây hay chưa.
- Lấy mẫu bệnh: Bác sĩ có thể dùng tăm bông để phết mẫu dịch ở vết phồng rộp trong miệng. Mẫu bệnh sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm, nơi các kỹ thuật viên sẽ phân tích để tìm virus varicella-zoster.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được sử dụng để kiểm tra xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không, bao gồm các kháng thể mà cơ thể tạo ra để phản ứng với bệnh zona.
Bệnh giời leo ở môi được điều trị như thế nào?
Nhiều người thường thắc mắc bị giời leo ở môi bôi thuốc gì hay cách trị giời leo ở môi là như thế nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, thực tế, không có phương pháp nào giúp chữa khỏi bệnh giời leo. Việc điều trị sớm chính là chìa khóa giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian nhiễm bệnh. So với mụn rộp ở miệng, bệnh giời leo ở môi được điều trị tích cực hơn nhiều do nguy cơ đau dây thần kinh và các biến chứng khác. Các cách điều trị bệnh giời leo ở môi như:
1. Các thuốc kháng virus
Theo các chuyên gia sức khỏe, cách trị giời leo ở miệng nhanh nhất là bạn nên dùng các thuốc kháng virus ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh zona. Một số thuốc kháng virus bác sĩ có thể chỉ định như:
- Acyclovir
- Valacyclovir
- Famciclovir
Những loại thuốc này có thể giúp giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng lâu dài.
Ngoài thuốc kháng virus, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc uống corticosteroid như prednisone để giảm viêm.
2. Các thuốc giảm đau
Trở lại với thắc mắc bị giời leo ở môi bôi thuốc gì, câu trả lời là bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc giảm đau dạng bôi theo phương pháp trong uống ngoài thoa để giảm nhanh triệu chứng.
Nguyên do là bởi việc bị zona có thể khiến người bệnh đau đớn, do đó, bác sĩ thường chỉ định các thuốc giảm đau tại chỗ có dạng kem, gel hoặc dung dịch lỏng. Bạn có thể thoa trực tiếp thuốc lên vết thương để nhanh chóng giảm đau trong thời gian ngắn.
Mách bạn các cách chăm sóc và hỗ trợ điều trị giời leo ở môi tại nhà
Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc bị giời leo ở môi bôi thuốc gì thì bạn cũng nên quan tâm đến việc bị giời leo ở môi cần làm gì cho mau lành. Theo các chuyên gia sức khỏe, việc áp dụng đúng cách một số biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp kiểm soát triệu chứng bệnh như:
- Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn: Các tổn thương do bệnh zona gây ra có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn súc miệng bằng nước súc miệng không chứa cồn.
- Chọn thức ăn mềm: Thực phẩm mềm, như các món cháo, súp, trái cây chín mềm (chuối, bơ…)… sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ăn so với thực phẩm cứng cần nhai nhiều. Hãy cố gắng ăn những thức ăn nhạt và mát.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Tập trung vào các loại thực phẩm hỗ trợ hệ thống miễn dịch như trái cây không có tính axit, rau và protein nạc. Cố gắng tránh một số loại thực phẩm, bao gồm:
- Cacbohydrat có chỉ số đường huyết cao chẳng hạn như bánh nướng, đồ uống có đường, ngũ cốc có đường, bánh mì trắng, cơm trắng và kem.
- Thực phẩm chế biến sẵn chẳng hạn như đồ ăn nhẹ đóng gói, thực phẩm chiên giòn, đồ ăn nhanh, bánh nướng và bánh ngọt
- Thức uống có cồn (rượu, bia) đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc.
Giời leo ở môi bao lâu thì khỏi?
Các đợt bùng phát bệnh giời leo có thể mất đến 5 tuần để hồi phục hoàn toàn. Với việc bắt đầu áp dụng sớm liệu pháp kháng virus và chăm sóc hỗ trợ thích hợp, thời gian hồi phục có thể rút ngắn đáng kể.
Nếu không điều trị, thời gian từ khi vết phồng rộp bắt đầu đóng vảy và lành là từ 7 – 10 ngày. Nếu bắt đầu sử dụng thuốc kháng virus trong vòng 72 giờ sau khi bùng phát, thời gian có thể giảm xuống còn 2 ngày. Hơn nữa, mức độ nghiêm trọng và thời gian của đợt bùng phát có thể được giảm bớt.
Mặc dù thuốc kháng virus có thể làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng và thời gian bùng phát bệnh zona, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy chúng có thể làm giảm khả năng bị đau dây thần kinh sau phát ban. Tuổi tác dường như là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng nhất đến vấn đề này.
Từ khóa » điều Trị Zona ở Miệng
-
Biểu Hiện Và điều Trị Bệnh Zona ở Môi - BookingCare
-
Zona ở Môi (miệng): Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
-
Bị Zona Thần Kinh Ở Môi (Miệng) - Cách Trị Và Lưu ý - DRBACSI
-
Bị Zona Thần Kinh Ở Môi: Cách Chữa Trị, Chăm Sóc - Thuốc Dân Tộc
-
Các Vị Trí "ưa Thích" Của Zona Thần Kinh - Vinmec
-
Cách Chữa Giời Leo ở Môi, Miệng, Cổ Không để Lại Sẹo - Vinmec
-
Cách Xử Lý Khi Bị Zona ở Môi - Nhà Thuốc Long Châu
-
Zona Ở Môi (Miệng) Và Cách Xử Lý, Điều Trị Nhanh
-
Bệnh Zona ở Môi - Cách Nhận Biết Và điều Trị
-
Zona Thần Kinh Trên Miệng: Căn Bệnh Thường Gặp Khi Trời Hanh Khô ...
-
Bệnh Zona
-
Phương Pháp Chữa Zona Thần Kinh Hiệu Quả Và Cách Ngăn Ngừa Bệnh
-
Bệnh Herpes Môi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
6 Cách điều Trị Bệnh Zona Thần Kinh Tại Nhà, Bạn đã Thử Chưa?