Bệnh Gout (gút) - Triệu Chứng- Cách điều Trị - Thiết Bị Vật Lý Trị Liệu

Tuy bệnh gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gout.
  • Giai đoạn 2: Thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót. người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài.
  • Giai đoạn 3: Các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp.

3. Nguyên nhân bệnh Gout (gút)

Nguyên nhân bệnh gout gồm hai nguyên nhân chính: nguyên phát (đa số các trường hợp) và thứ phát 95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.

Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.

4. Triệu chứng bệnh Gout (gút)

Triệu chứng của bệnh gout trong giai đoạn đầu tiên thường không có dấu hiệu ban đầu, trừ nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Các triệu chứng về sau thường gặp là các khớp sưng đỏ và đau nhức, thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính.

Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

triệu chứng của bênh gut

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
  • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
  • Khớp sưng đỏ
  • Vùng xung quanh khớp ấm lên

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

5. Đối tượng nguy cơ bệnh Gout (gút)

Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản
  • Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
  • Uống nhiều bia trong thời gian dài
  • Béo phì
  • Gia đình có người từng bị gout
  • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật
  • Tăng cân quá mức
  • Tăng huyết áp
  • Chức năng thận bất thường
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, Thuốc lợi tiểu, Thuốc hóa trị liệu, Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine
  • Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp
  • Mất nước
6. Phòng ngừa bệnh Gout (gút)

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh gout:

  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc được kê toa.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, …
  • Tập thể dục hằng ngày
  • Duy trì cân nặng hợp lý

7. Chế độ ăn uống hợp lý:

  • Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi
  • Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
  • Ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua, …
  • Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
  • Uống nhiều nước: uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày
  • Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu
  • Không uống cà phê, trà, nước uống có ga

thực phẩm cho người bị Bệnh Gout (gút)

8. Các biện pháp điều trị bệnh Gout (gút)

a. Chế độ ăn uống – sinh hoạt cho người bị gout:

  • Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua, … Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.
  • Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày
  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương, …

b. Điều trị nội khoa

  • Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm
  • Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gout cấp

c. Điều trị ngoại khoa:

Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:

  • Gout kèm biến chứng loét
  • Bội nhiễm nốt tophi
  • Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ

d. Điều trị bằng thuốc

Thuốc gút gồm chứa các thành phần như giúp cải thiện chức năng khớp bằng cách giảm viêm khớp, cứng khớp, đồng thời giúp cải thiện khả năng vận động của khớp; Hạt cần tây: làm giảm và giảm các triệu chứng của bệnh gút và các cơn đau nhức do thấp khớp nhẹ. CÔNG DỤNG: Giảm các triệu chứng của viêm khớp nhẹ và viêm xương khớp do bệnh gút Giúp thúc đẩy vận động khớp và chức năng khớp Giảm đau dây thần kinh. thuốc điều trị Bệnh Gout (gút)

Tham khảo thêm phương pháp vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị bằng máy siêu âm 

Máy siêu âm trị liệu mini được thiết kế nhỏ gọn nhưng mang trong mình khả năng phát sóng siêu âm vô cùng mạnh mẽ.

Từ khóa » Hiện Tượng Bệnh Gút Là Như Thế Nào