Bệnh Gumboro Trên Gà: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Phòng ...

Skip to content

BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ

Bệnh Gumboro (IBD: Infectious Bursal Disease) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh giữa các gà trong đàn với triệu chứng túi Fabricius bị viêm rồi teo lại; mức độ viêm vi cầu thận – viêm thận và suy giảm miễn dịch nhiều hay ít là tùy thuộc vào thể trạng của gà. Bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi.

GIỚI THIỆU

• Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà, nhưng chủ yếu là ở gà 3-6 tuần tuổi và gà tây.

• Bệnh do 1 loại VR tác động vào túi Fabricius gây suy giảm miễn dịch ở gà

• Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1957 tại vùng Gumboro (thuộc bang Delaware-Mỹ) nhưng đến năm 1962 mới được Cosgrove mô tả cặn kẽ.

• Kể từ khi phát hiện được bệnh Gumboro cho đến nay, bệnh đã xảy ra và gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với các nước có chăn nuôi gà công nghiệp trên thế giới.

• Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) năm 1992 đã chính thức công bố tên bệnh, mầm bệnh, các phương pháp chẩn đoán, các loại vắc-xin phòng bệnh. Nhưng do virus Gumboro có nhiều biến chủng, tính tương đồng kháng nguyên thấp nên việc phòng chống bệnh chưa đạt hiệu quả cao. 

• Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện từ trước những năm 1980 và đã gây tổn thất lớn vì khi đó chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về bệnh

– Như vậy ở nước ta bệnh đã tồn tại nhiều năm nay ở khắp các tỉnh thành, tuy đã có vắc-xin phòng bệnh nhưng bênh vẫn còn xảy ra và gây thiệt hại lớn về kinh tế.

 

“Vi-rút này có sức đề kháng cao với hầu hết chất sát trùng và điều kiện môi trường. Trong trại bị nhiễm, vi-rút có thể tồn tại vài tháng. Trong nước, thức ăn gia súc và phân tồn tại được vài tuần.”

Truyền nhiễm học

• Loài vật mắc bệnh

– Trong tự nhiên, gà được coi là nguồn nhiễm bệnh duy nhất, nhưng gần đây một số tác giả cho rằng gà tây, vịt cũng nhiễm Gumboro.– Gà từ 3-9 tuần tuổi (đặc biệt từ 3-6 tuần tuổi) cảm nhiễm mạnh nhất.• Tuy nhiên cũng có trường hợp mắc bệnh sớm hơn (9 ngày tuổi), hoặc muộn hơn (sau 9 tuần tuổi)– Trong phòng TN : có thể gây bệnh cho gà (3-6 tuần tuổi), hoặc phôi gà (9-11 ngày tuổi)

• Mùa vụ 

Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tập trung nhất vào vụ đông xuân• Tỷ lệ mắc bệnh trong đàn cao, thường 100% – Tỷ lệ chết 20 – 30%, bắt đầu chết sau 3 ngày bị bệnh, chết cao nhất sau 5 – 7 ngày mắc bệnh.– Thực tế có nhiêù đàn mắc bệnh tỷ lệ chết cao 50, 90 hoặc 100%

• Đường xâm nhập

– IBDV xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường, chủ yếu qua thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa– Trong phòng TN có thể gây bệnh thực nghiệm bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi, miệng, hậu môn

• Chất chứa căn bệnh

– VR có nhiều nhất trong túi Fabricius, ngoài ra còn có ở gan, lách, thận– Các dụng cụ, chất độn chuồng, thức ăn, nước uống thừa … là nơi tiềm tàng mầm bệnh

• Cơ chế sinh bệnh

– Sau khi vào cơ thể virus bắt đầu thực hiện quá trình nhân lên cục bộ, chỉ sau 6-8 giờ đã có một lượng virus đáng kể xâm nhập vào hệ tuần hoàn. Khi đó virus được vận chuyển đi khắp cơ thể đến gan, lách, túi Fabricius và một số cơ quan khác.– Thường sau 9-11 giờ xâm nhập virus đã có một lượng lớn ở túi Fabricius, lúc này virus bắt đầu tấn công các loại hình tế bào lympho B (trưởng thành, đang trưởng thành, tiền sinh).– Trong vòng 48-96 giờ, số lượng tế bào Lympho B bị phá hủy và giảm đi rất nhiều, đồng thời xuất hiện một số bệnh tích vi thể và đại thể trong túi Fabricius và một số cơ quan liên quan.– Số lượng virus nhân lên tiếp tục được giải phóng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng máu.• Virus Gumboro lại đến các cơ quan thích ứng và gây bệnh tích, lúc này xuất hiện phức hợp các bệnh lý có thẩm xuất dịch gây hiện tượng xung huyết, xuất huyết.• Bệnh tích này thường thấy ở ngực, cơ đùi, túi Fabricius, lách và gan.– Có tác giả cho rằng bệnh tích trong bệnh Gumboro là kết quả của phản ứng kết hợp kháng nguyên-kháng thể với sự có mặt của bổ thể.• Bình thường trong cơ thể của gia cầm có rất ít bổ thể, nhưng khi bị nhiễm virus Gumboro từ 1-3 ngày lượng bổ thể bắt đầu tăng nhanh và làm tăng tốc độ của phản ứng.• Khi lượng bổ thể tham gia hết vào phức hợp miễn dịch bệnh lý thì chu trình bệnh cũng kết thúc.• Phức hợp bệnh lý KN –KT – BT hình thành cục huyết khối lưu thông trong máu cục máu đông -> tắc mạch -> xuất huyết.– Đối với cơ thể gia cầm mẫn cảm thì quá trình xâm nhập, sinh bệnh, tiến triển và kết thúc xảy ra trong khoảng 8-12 ngày. Những gia cầm nào không chịu nổi sự mất cân bằng và khả năng chống đỡ bệnh tật kém sẽ bị chết.• Khi kết thúc gà khỏi bệnh, những túi Fabricius đã mất hết các nang lympho, các mô bào lympho tiền sinh, vách ngăn giữa các nang không còn tăng sinh mô liên kết nên làm cho túi bị teo nhỏ.– Virus Gumboro đã có hướng tác động gây hiện tượng bệnh lý đông máu, tắc nghẽn các mao quản, chủ yếu ở vùng gan, lách, thận, túi Fabricius gây hiện tượng xung huyết, xuất huyết.• Trước 17 ngày tuổi cơ thể gia cầm không nhạy cảm với bệnh lý đông máu tạo huyết khối. Hiện tượng bệnh lý này tăng và đạt mức cao nhất ở độ tuổi 6 tuần tuổi, nên gà 3-6 tuần tuổi mắc bệnh Gumboro thì triệu chứng và bệnh tích rất điển hình.– Ở Gia cầm túi Fabricius là cơ quan miễn dịch dịch thể cao nhất, nên khi túi Fabricius bị phá hủy sẽ gây suy giảm miễn dịch, trước hết là miễn dịch đặc hiệu đối với các loại văc-xin• Những gà mắc bệnh sớm không những giảm miễn dịch đối với vắc-xin mà còn làm cho gà mẫn cảm hơn với một số bệnh truyền nhiễm khác như: Newcastle, Marek, Viêm gan, Cầu trùng.

Triệu chứng:

• Thời gian nung bệnh 2 – 3 ngày• Trong đàn gà xuất hiện một số con có dấu hiệu hoảng loạn, có tiếng kêu khác thường• Gà quay đầu về phía hậu môn để “gãi”• Sau 2 – 3 ngày thấy nền chuồng ướt nhanh do gà bị ỉa chảy• Gà uống nước nhiều• Mặc dù đi ỉa chảy nhưng gà có biểu hiện khó ỉa, phải rặn ra để ỉa : lông gáy dựng ngược, đầu gối khuỳnh ra, hậu môn hạ thấp xuống, toàn bộ cơ bắp rung lên• Phân loãng, nhiều nước, trắng, nhớt• Do gà ỉa chảy, mất nước kèm theo mất chất điện giải gà nằm liệt nhiều, ít vận động, lông bẩn, nhất là vùng lông xung quanh hậu môn• Gà trong đàn chết tập trung vào ngày 3 – 5, sau đó giảm dần đến ngày 9 – 10 thì dừng lại

Bệnh tích

• Xuất huyết nặng trên cơ đùi, cơ ngực.– Có khi xuất huyết thành từng đám lớn hoặc xuất huyết lấm chấm, nếu xuất huyết nặng toàn bộ cơ thẫm lại.– Do mất nhiều nước, các cơ của gà khô rất nhanh.• Sau 48-72 giờ nhiễm bệnh, túi Fabricius sưng to gấp 2-3 lần lích thước ban đầu, kích thước đạt tối đa ở ngày thứ 3.– Những ngày đầu do sưng to các múi nang túi lồi ra có màu trắng ngà, túi có biểu hiện thẩm dịch nhày keo gelatin màu vàng bao phủ một lớp ở mặt ngoài.– Bổ đôi túi ra có thể thấy hiện tượng xuất huyết rất nặng bên trong túi, có khi thành vệt, thành dải.– Đến ngày thứ 4, kích thước túi bắt đầu giảm dần, túi trở lại kích thước ban đầu vào ngày thứ 5, thứ 6 và dần teo nhỏ đi,đến ngày thứ 8 chỉ bằng khoảng 1/3 kích thước ban đầu.• Lúc này hiện tượng thẩm dịch bị mất đi, túi có màu xám đục.• Bổ đôi túi ra thấy có hiện tượng xuất huyết trên niêm mạc các múi khế, bên trong túi có chất bựa màu trắng giống như bã đậu.• Thận sưng có muối urat đọng trong ống dẫn niệu, những bệnh tích ở thận chỉ gặp ở gà bị chết hoặc bệnh đang tiến triển.• Các biến đổi bệnh lý ở ruột khá đa dạng: ruột căng chứa nhiều nước, giai đoạn sau chưa nhiều chất nhày trắng đục, đặc biệt có viêm xuất huyết lan tràn dọc theo đường ruột đến tận hậu môn.• Lách của gà khi bị nhiễm virus Gumboro sau 2-3 ngày cũng sưng lên, nhưng sau đó lại giảm đi về thể tích như túi Fabricius. Nhưng do sự phục hồi của lách rất nhanh nên khi mổ khám vào giai đoạn cuối của bênh nhiều khi không thấy những biến đổi bệnh lý đặc thù nữa.• Các cơ quan còn lại như tim, gan, phổi, dạ dày cũng có bệnh tích nhưng không điển hình.

2
3
4
6

4. Phòng bệnh Vệ sinh phòng bệnh Đảm bảo sự cách ly khu nuôi gà. Giữ vệ sinh: máng ăn, máng uống, chuồng. Nuôi dưỡng chăm sóc tốt – nâng cao sức đề kháng. + Khi có bệnh xảy ra: – Thu gom phân, rác, gà chết đem chôn hoặc đốt. – Sử dụng các chất sát trùng để tẩy uế chuồng nuôi như: Cloramin 2%, formol 3%, nước vôi 10%. để trống chuồng 2 – 3 tháng, Sát trùng mỗi tuần hai lần. Phòng bệnh bằng vacxin Có hai loại vacxin: + Vacxin Nobilis® GUMBORO D78+ Vacxin Nobilis® GUMBORO 228E (gà bố, mẹ) Cách dùng: tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.Trị bệnh Không có thuốc điều trị đặc hiệu. – Gà mắc bệnh Gumboro thường chết do mất nước vi vậy ta có thể can thiệp để làm giảm tỷ lệ tử vong: + Dùng chất điện giải pha trong nước cho gà uống. + Dùng vitamin C pha trong nước cho gà uống. ( Hoặc tiêm: Vitamin C 5 % 0,5 ml/ 1 con/ 1 ngày. Glucoz 5% 1 – 2 ml/1 con. Vitamin K 1 ống/ 10 con/ 1 ngày) + Dùng kháng thể Gumboro, tiêm bắp 1 – 2ml/con

GUMBORO D78 Sphereon GUM D78 228E VX Gumboro 228E Facebook-f WordPress Youtube Điều hướng bài viết Previous Bài viếtNext Bài viết Tìm kiếm: Tìm kiếm

NHÓM SẢN PHẨM

  • Hỗ trợ sinh sản (7)
  • Vắc-xin (39)
  • Cầu trùng/KST/Côn trùng (15)
  • Bỗ trợ và dinh dưỡng (35)
  • Sát trùng (4)
  • Kháng Sinh (54)

Từ khóa » Hiện Tượng Bệnh Gum ở Gà