Bệnh Học Viêm Cầu Thận Mạn
Có thể bạn quan tâm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương ở tiểu cầu thận tiến triển dẫn đến suy thận mạn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến và có khả năng xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu được phát hiện sớm và điều tư đúng thì có thể hạn chế được quá trình tiến triển của bệnh và hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra.
Định nghĩa
Viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương tiểu cầu thận tiến triển từ từ kéo dài nhiều năm có biểu hiện lâm sàng có thể có tiền sử phù, protein niệu, hồng cầu niệu, cao huyết áp nhưng cũng có thể chỉ có hồng cầu niệu, Protein niệu đơn độc. Cuối cùng dẫn đến suy thận mạn với các triệu chứng:
Có sự bất thường trong nước tiểu kéo dài (hồng cầu niệu và trụ niệu).
Suy giảm chức năng thận từ từ.
Đặc điểm dịch tễ
Viêm cầu thận mạn là một bệnh gặp tương đối phổ biến ở cộng đồng. Theo thống kê của PGS. Trần Văn Chất và BS. Trần Thị Thịnh (1991 - 1995) tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai thì bệnh viêm cầu thận mạn chiếm 31,5% trong đó lứa tuổi hay gặp là 16-44 tuổi chiếm 88,32%. Như vậy bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi lao động nên ảnh hưởng sức lao động ở cộng đồng. Cũng theo 2 tác giả trên thì bệnh không có sự liên quan đến giới và vùng địa dư. Điều trị chủ yếu là bảo tồn, cần có kế hoạch phát hiện sớm các trường hợp viêm cầu thận mạn trong cộng đồng, cố gắng tránh các yếu tố gây giai đoạn cấp đặc biệt là nhiễm trùng để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Nguyên nhân
Do viêm cầu thận cấp (10-20%).
Do viêm cầu thận có hội chứng thận hư.
Do các bệnh toàn thể như Lupus, bệnh hệ thống như ban dạng thấp...
Bệnh chuyển hóa: đái tháo đường...
Bệnh cầu thận di truyền.
Không rõ nguyên nhân.
Ngoại trừ bệnh cầu thận nguyên phát với tổn thương tối thiểu hầu hết các bệnh ở cầu thận đều dẫn đến viêm cầu thận mạn. Do đó việc phát hiện sớm và phòng ngừa các nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp, cải thiện môi trường và sức khỏe ở cộng đồng và giải quyết tốt các bệnh nhiễm trùng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh và làm chậm sự tiến triển của viêm cầu thận mạn, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Triệu chứng
Protein niệu
Từ 2-3 g/24h trong giai đoạn viêm cầu thận mạn tiềm tàng thì có thể ít hơn. Nếu tăng trên 3,5 g/24h là biểu hiện có hội chứng thận hư.
Phù
Phù trắng, mềm, ấn lõm, có khi chỉ nặng ở mí mắt, giai đoạn tiềm tàng phù không rõ rệt. Nếu có hội chứng thận hư thì phù to toàn thân có thể tràn dịch các màng.
Đái ít lượng nước tiểu thay đổi tuỳ từng bệnh nhân và từng giai đoạn của bệnh.
Tăng huyết áp
Ở giai đoạn chưa có suy thận hoặc suy thận nhẹ tỷ lệ bệnh nhân cao huyết áp thấp. Khi suy thận giai đoạn III, IV thì tỷ lệ trên 80% có cao huyết áp.
Hồng cầu niệu
Thường có, ít khi có đái máu đại thể.
Trụ niệu, trụ hồng cầu, trụ trong, trụ hạt
Khi có suy thận thường có trụ to.
Thiếu máu
Thường gặp khi có suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nặng. Hồng cầu, huyết sắc tố giảm khi có suy thận, thiếu máu đẳng sắc hoặc nhược sắc rất khó hồi phục.
Các triệu chứng biểu hiện hội chứng urê máu cao (khi đã có suy thận rõ)
Nôn, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, có biểu hiện ở tim mạch, thần kinh các biểu hiện của lâm sàng toan máu: (thở sâu, rối loạn kiểu thở) và nặng nhất là hôn mê do urê máu tăng cao.
X quang
Bóng thận teo nhỏ đều hai bên ở giai đoạn đã có suy thận. Khi chưa có suy thận nếu chụp UIV thì thấy hình ảnh đài bể thận bình thường.
Siêu âm thận
Kích thước thận bình thường khi chưa có suy thận. Thận teo nhỏ đều hai bên khi có suy thận. Mức độ teo nhỏ tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của suy thận và tuỳ vào nguyên nhân khởi đầu.
Sinh thiết thận
Trong giai đoạn chưa có suy thận hoặc suy thận nhẹ độ 1, 2 có thể tiến hành sinh thiết thận. Qua sinh thiết thận sẽ cho biết loại tổn thương mô bệnh học.
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định
Phù.
Protein niệu.
Hồng cầu niệu.
Trụ niệu.
Tăng huyết áp.
Urê máu.
Creatinin máu tăng.
Hình ảnh X quang, chụp thận.
Tuy nhiên trong giai đoạn tiềm tàng để chẩn đoán xác định phải sinh thiết thận.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm thận bể thận mạn tính. Trong viêm thận bể thận mạn bệnh nhân thường có tiền sử viêm nhiễm tiết niệu, sỏi thận - tiết niệu nhưng không có phù, Protein niệu thấp, ít khi quá l g/24h, bạch cầu niệu nhiều, có vi khuẩn niệu. Nếu có trụ thì là trụ bạch cầu. Hai thận to nhỏ không đều, bờ thận thường gồ ghề, đài thận bể thận có thể giãn rộng (chụp UIV).
Xơ mạch thận lành tính (tức là bệnh cao huyết áp) trong viêm cầu thận mạn, Protein niệu thường xuất hiện trước khi có cao huyết áp hoặc cùng một lúc. Trong bệnh cao huyết áp protein niệu nếu có thì xuất hiện muộn và số lượng ít.
Xơ mạch thận ác tính (cao huyết áp ác tính) trong viêm cầu thận mạn kéo dài, hai thận thường teo nhỏ và có thiếu máu, trong cao huyết áp ác tính hai thận không teo nhỏ, bệnh thường tiến triển nhanh, suy thận nặng nhưng không có thiếu máu nặng.
Protein niệu lành tính trường hợp này protein niệu thường chỉ có từng lúc, không thường xuyên, không bao giờ dẫn đến suy thận như viêm cầu thận mạn.
Viêm cầu thận cấp: bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn ở họng và da, sau đó xuất hiện phù, đái ít, đái máu, cao huyết áp. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm hoặc chụp thận nếu hai thận nhỏ hơn bình thường là viêm cầu thận mạn.
Viêm cầu thận cấp tiến triển nhanh: bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn ở họng và da, sau đó xuất hiện phù, đái ít, đái máu, cao huyết áp, urê máu và creatinin máu tăng. Chẩn đoán xác định bằng chụp thận hoặc siêu âm thận, thấy thận nhỏ hơn bình thường là viêm cầu thận mạn.
Chẩn đoán thể bệnh
Thể tiềm tàng:
Dựa vào bệnh nhân có tiền sử bệnh cầu thận, xét nghiệm có hồng cầu niệu, trụ niệu kéo dài. Chẩn đoán chắc chắn dựa vào sinh thiết thận.
Đợt cấp của viêm cầu thận mạn:
Bệnh nhân có tiền sử viêm cầu thận mạn và có các yếu tố thuận lợi như:
Tăng huyết áp ác tính.
Có các đợt nhiễm khuẩn.
Có thai...
Viêm cầu thận mạn là một bệnh mạn tính do các bệnh tại cầu thận tiến triển, kéo dài hàng tháng, đến hàng năm. Việc phát hiện ra sớm dựa vào bệnh nhân đã bị bệnh cầu thận nhưng có hồng cầu niệu và protein niệu kéo dài và xuất hiện thêm các triệu chứng: phù, cao huyết áp, thiếu máu nên rất dễ phát hiện sớm ở cộng đồng.
Điều trị
Điều trị triệu chứng và biến chứng
Nghỉ ngơi, ăn nhạt và dùng lợi tiểu khi có phù và cao huyết áp.
Ăn nhạt, hạn chế nước đưa vào.
Khi có suy thận cần hạn chế protid trong khẩu phần thức ăn.
Lợi tiểu: Lasix 40mg x 1 viên/24h. Có thể cho liều cao hơn nếu vẫn còn phù.
Thuốc hạ áp các nhóm thuốc đều dùng được. Khi có suy tim thì không dùng thuốc chẹn β giao cảm.
Nifedipin 20mg x l-2 viên/24h.
Coversyl 40mg x 1-2 viên/24h.
Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với nhóm ức chế men chuyển có thể giúp bảo vệ nhu mô thận lâu dài.
Cho kháng sinh khi có đợt viêm nhiễm:
Cần cho dùng các kháng sinh thích hợp, tránh các kháng sinh độc cho thận, dùng kéo dài từ 7-14 ngày. Đối với viêm họng thì tốt nhất là Penicillin hoặc Ampicillin.
Điều trị bệnh chính
Bệnh toàn thể, hệ thống, chuyển hóa: Lupus ban đỏ hệ thống hoặc đái tháo đường...
Điều trị bệnh phối hợp
Hội chứng thận hư (nếu có).
Phòng bệnh
Phòng bệnh viêm cầu thận cấp
Phòng viêm họng và chống các ổ nhiễm trùng ở da.
Phát hiện sớm bệnh
Bằng cách xét nghiệm định kỳ nước tiểu ở những bệnh nhân bị viêm cầu thận
Phòng và điều trị các yếu tố gây viêm cầu thận mạn nặng thêm
Điều trị cao huyết áp nếu có.
Điều trị các ổ nhiễm khuẩn nếu có.
Hạn chế không nên có thai ở những bệnh nhân viêm cầu thận mạn.
Hạn chế đạm khi bệnh nhân có biểu hiện suy thận.
Không dùng thuốc độc với thận.
Viêm cầu thận mạn là bệnh hay gặp, việc điều trị viêm cầu thận mạn mục đích chính là điều trị bảo tồn, phòng các yếu tố nguy cơ dẫn đến sự tiến triển nhanh của bệnh là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình kéo dài cuộc sống của người bệnh.
Từ khóa » Tiểu đạm Slideshare
-
Proteinuria - SlideShare
-
Tổng Phân Tích Nước Tiểu - SlideShare
-
Tổng Quan Về Hội Chứng Thận Hư - Rối Loạn Di Truyền - MSD Manuals
-
Biến Chứng Thận Của Bệnh đái Tháo đường | Hội Y Học TP.HCM
-
Tiếp Cận Chẩn đoán đái Máu - Sỏi Tiết Niệu
-
Cập Nhật Hội Chứng Thận Hư – PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm
-
Xét Nghiệm Cặn Lắng Nước Tiểu - Bệnh Viện TWQĐ 108
-
[PDF] HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ THẬN
-
Bệnh Thận đa Nang | Polycystic Kidney Disease - PKD In Vietnamese
-
[PDF] TiỀN SẢN GiẬT VÀ SẢN GiẬT - Bệnh Viện Từ Dũ
-
[PDF] THẬN - Bệnh Viện Nhi Đồng 2
-
[PDF] BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA BẨM SINH Ở TRẺ EM TIẾP CẬN CHẨN ...
-
Tìm Hiểu Triệu Chứng đường Tiểu Dưới | Vinmec