Bệnh Học Viêm Mũi Quá Phát
Có thể bạn quan tâm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Là dạng viêm đặc trưng bởi sự tăng sinh của tổ chức liên kết. Sự tăng sinh các thành phần tổ chức này không phải diễn ra mạnh trên toàn bộ niêm mạc mũi mà chủ yếu ở các vị trí có tổ chức hang. Đó là đầu và đuôi cuốn mũi giữa và dưới. Đôi khi chúng nở to chiếm toàn bộ vùng phía dưới cuốn dưới, bề mặt phần quá phát có thể phẳng, song thường là gồ ghề, nhất là vùng các đầu cuốn có dạng múi, thuỳ lồi ra. Đuôi cuốn quá phát có thể có dạng khối u lồi vào tỵ hầu. Mầu sắc bề mặt phần quá phát tuỳ thuộc vào lượng tổ chức liên kết phát triển và cấp máu: có thể nâu đỏ hoặc đỏ thẫm hoặc tím sẫm.
Nguyên nhân
Tại chỗ
Tiếp xúc thường xuyên với hoá chất, làm việc nơi nhiều bụi, làm việc lâu nơi lạnh ẩm…
Các dị hình vách ngăn.
V.A quá phát, viêm mạn tính.
Toàn thân
Thể địa dị ứng.
Có biến đổi, rối loạn về nội tiết.
Có bệnh toàn thân: suy gan, rối loạn tiêu hoá.
Triệu chứng
Cơ năng
Ngạt mũi thường xuyên, rỏ thuốc co mạch ít tác dụng.
Chảy mũi: thường có chất xuất tiết nhầy chảy xuống họng, dính vào thành sau họng, phải ho, khạc nhất là về sáng.
Thực thể
Xác định tình trạng cuốn mũi dưới.
Giai đoạn sung huyết: niêm mạc nề đỏ, cuốn mũi dưới nở to làm hẹp hẳn đường thở, nhưng khi đặt mèche thấm thuốc co mạch cuốn mũi dưới co hồi tốt, khe thở thông.
Giai đoạn quá phát: cuốn mũi dưới to, sát vào vách ngăn làm lấp đường thở, bề mặt gồ ghề, có màu xám nhạt, khi đặt mèche thấm thuốc co mạch cuốn mũi dưới co hồi chậm và hạn chế.
Giai đoạn thoái hoá: cuốn mũi dưới thoái hoá, mất vai trò tổ chức cương, luôn to, lấp đường thở, có màu trắng đục, gồ ghề, hơi cứng, khi đặt mèche thấm thuốc co mạch cuốn mũi dưới không co hồi.
Đuôi cuốn mũi dưới, mặt gồ ghề, màu xám đục, thò ra cửa mũi sau, che lấp 1 phần cửa mũi sau.
Viêm mũi quá phát ngày càng nặng lên do tắc mũi cả 2 bên gây mất ngửi, nói giọng mũi kín.
Dễ gây viêm họng, viêm thanh khí phế quản.
Điều trị
Đề phòng bệnh trước hết phải loại hết tất cả các nguyên nhân gây viêm mũi mạn tính. Như vậy trước hết phải chú ý tới thể trạng chung của cơ thể (các bệnh tim, thận nhiễm mỡ...), các điều kiện vệ sinh và nghề nghiệp trong lao động của bệnh nhân. Sau khi đã sáng tỏ và loại trừ nguyên nhân này sẽ tiến hành điều trị tại chỗ.
Điều trị tại chỗ
Giai đoạn xung huyết: có thể tiêm vào cuốn mũi dưới các chất gây xơ hay corticoid.
Giai đoạn quá phát: đốt cuốn mũi dưới bằng côte điện.
Nếu thoái hoá phải phẫu thuật cắt bỏ bờ tự do cuốn mũi dưới hay cắt đuôi cuốn mũi dưới.
Điều trị phẫu thuật
Chỉ định: khi có biểu hiện quá phát xương hoặc tăng sinh tổ chức liên kết, không còn đáp ứng với thuốc co mạch, phải dùng đến biện pháp phẫu thuật.
Các chống chỉ định phẫu thuật là: có biểu hiện sốt và bệnh cấp tính. Giảm đông máu và các bệnh chảy máu kéo dài.
Kỹ thuật: khi lấy bỏ những phần quá phát khu trú ở đầu, đuôi cuốn và toàn bộ bờ dưới cuốn mũi dưới, hay ở đầu, bụng cuốn mũi giữa, cũng cần gây tê tại chỗ như nói trên và tốt nhất là lấy bằng thòng lọng. Quan sát đưa thòng lọng vào mũi và lựa ngoặc vào sát nền và rồi cắt lấy ra. Nếu sự phát triển chiếm toàn bộ bờ dưới cuốn mũi dưới thì cắt bằng kéo cắt cuốn. Sau phẫu thuật nhét mèche mũi vô trùng có tẩm dầu, kháng sinh. Mèche tẩm dầu có nhiều tác dụng: làm giảm bớt tính kích thích niêm mạc và lấy ra không cần nhỏ oxy già như một số tác giả đề nghị. Rút mèche ra sau 24-48 giờ. Sau rút mèche phải theo dõi bệnh nhân từ 30 phút đến 1 giờ. Để tránh chảy máu phải giữ bệnh nhân ở trong nhà, không dùng thức ăn nóng, không uống rượu, tránh lao động chân tay.
Biến chứng sau phẫu thuật hoặc đốt thường là chảy máu và dính. Dính xảy ra thường do tổn thương ở 2 phía niêm mạc đối diện nhau (cuốn mũi và vách ngăn). Có thể có viêm họng sau phẫu thuật này nhất là ở người bị viêm amidan mạn tính.
Điều trị toàn thân: chống dị ứng, ức chế giao cảm.
Phòng bệnh
Khi làm việc nơi nhiều bụi, hoá chất kích thích, nơi gió lạnh, ẩm cần phải đeo khẩu trang.
Rỏ mũi ngay khi bị ngạt.
Giải quyết sớm các nguyên nhân như: nạo V.A, điều trị viêm mũi cấp tính, chỉnh hình vách ngăn.
Luyện tập thở, giữ vệ sinh mũi họng nhất là mùa lạnh.
Từ khóa » Hình ảnh Quá Phát Cuốn Mũi
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Quá Phát Cuốn Mũi Và Phẫu Thuật ...
-
Cuốn Mũi Là Gì? Khi Nào Cần đốt Cuốn Mũi | Vinmec
-
Phì đại Cuốn Mũi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Phì Đại Cuốn Mũi – Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
Viêm Mũi Quá Phát: Hậu Quả Của Bệnh Viêm Mũi Kéo Dài
-
Bác Sĩ Giải đáp: Đốt Cuốn Mũi được Chỉ định Khi Nào? | Medlatec
-
Chi Tiết Hỏi đáp - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Vẹo Vách Ngăn, Quá Phát Cuốn Mũi
-
Viêm Mũi Quá Phát Là Gì, Khám Và điều Trị ở đâu - BookingCare
-
Phẫu Thuật Cắt Phì đại Cuốn Mũi Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Cuốn Mũi Phì đại: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Ra Sao? | TCI Hospital
-
Viêm Cuốn Mũi Quá Phát - Tuổi Trẻ Online
-
NỘI SOI ĐỐT ĐIỆN CUỐN MŨI DƯỚI GÂY MÊ