Bệnh Hồng Ban Nút: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị

Triệu chứng

Các triệu chứng chính của hồng ban nút là những nốt màu đỏ, đau ở phần dưới của chân. Đôi khi, những nốt này cũng có thể xuất hiện trên đùi, cánh tay, thân và mặt. Các nốt này có thể có đường kính từ 1,5-10cm. Số lượng các nốt có thể từ 2-50 nốt.

Chẩn đoán

Các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân hồng ban nút bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Chụp X-quang ngực
  • Nuôi cấy phân

Điều trị

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve) (Không sử dụng các loại này nếu bạn mắc bệnh Crohn) bởi vì chúng có thể kích hoạt bùng phát các triệu chứng)

Tổng quan

Bệnh Hồng ban nút là gì?

Hồng ban nút là một tình trạng ở da gây ra các nốt sưng đau màu đỏ hoặc tím phổ biến nhất trên cẳng chân. Đôi khi, các nốt cũng có thể hình thành trên các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh hồng ban nút có nguy hiểm không?

Hồng ban nút là dạng phổ biến nhất của viêm lớp mỡ dưới da, đây là Tình trạng viêm của lớp chất béo nằm bên dưới da. Bệnh thường gây ra bởi một phản ứng miễn dịch với nhiễm trùng hoặc phản ứng với các loại thuốc bạn sử dụng. Bệnh này có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh hồng ban nút là gì?

Các triệu chứng chính của hồng ban nút là những nốt màu đỏ, đau ở phần dưới của chân. Đôi khi, những nốt này cũng có thể xuất hiện trên đùi, cánh tay, thân và mặt. Các nốt này có thể có đường kính từ 1,5-10cm. Số lượng các nốt có thể từ 2-50 nốt.

Các nốt của hồng ban nút rất đau và có cảm giác nóng rát. Chúng bắt đầu đỏ, sau đó chuyển sang màu tím, trông giống như vết bầm tím khi chúng lành lại. Chúng cũng phẳng dần trong khi lành bệnh. Các nốt có thể kéo dài trong 2 tuần. Các nốt mới có thể tiếp tục hình thành cho đến 6 tuần.

Các triệu chứng khác của hồng ban nút bao gồm:

  • Sốt

  • Mệt mỏi

  • Đau khớp

  • Đau chân

  • Mắt cá chân sưng phồng

  • Hạch bạch huyết ở ngực sưng to

  • Ho

  • Đau họng

  • Giảm cân

  • Đau dạ dày

  • Tiêu chảy

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Hồng ban nút - Ảnh minh họa 1 Hồng ban nút - Ảnh minh họa 2 Hồng ban nút - Ảnh minh họa 3 Hồng ban nút - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây bệnh hồng ban nút?

Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết đến. Hồng ban nút thường bắt đầu sau khi bạn bị nhiễm trùng hoặc sử dụng một số loại thuốc. Các bác sĩ tin rằng bệnh này có thể gây ra bởi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với vi khuẩn hoặc một số chất nào đó mà bạn tiếp xúc.

Các nguyên nhân gây bệnh hồng ban nút bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn như viêm họng hoặc lao

  • Phản ứng với các thuốc như kháng sinh (sulfonamid và các dạng penicillin), salicylat, iodua, bromua và thuốc ngừa thai

  • Bệnh u hạt, một tình trạng gây viêm ở nhiều nơi trong cơ thể

  • Nhiễm nấm Coccidioidomycosis, một loại nhiễm trùng phổi và đường hô hấp trên

  • Bệnh viêm đường ruột, viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn

  • Mang thai

  • Ung thư (hiếm gặp)

Hồng ban nút thường ảnh hưởng đến những người từ 20 đến 40 tuổi. Phụ nữ có khả năng phát triển bệnh cao gấp 6 lần so với nam giới. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và cả hai giới.

Bệnh hồng ban nút có lây không?

Mặc dù hồng ban nút là bệnh da liễu, nhưng nó không phải bệnh lây nhiễm. Hầu hết các trường hợp, bệnh hồng ban nút là tự phát và không rõ nguyên nhân.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh hồng ban nút?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hồng ban nút:

  • Nghỉ ngơi, nâng hai chân lên cao và mang vớ nén trong khi các nốt sưng lành lại.

  • Không mặc quần áo gây ngứa hay chật để tránh kích thích da.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh hồng ban nút?

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, các loại nhiễm trùng bạn mắc phải hoặc một số loại thuốc bạn sử dụng gần đây. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra các nốt sưng.

Bạn có thể được xét nghiệm máu để tìm các dấu hiệu viêm trong cơ thể. Xét nghiệm máu cũng có thể được sử dụng để kiểm tra bệnh lao và các nhiễm trùng khác. Bạn có thể được cấy vi khuẩn cổ họng để tìm vi khuẩn strep.

Các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân hồng ban nút bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu

  • Chụp X-quang ngực

  • Nuôi cấy phân

Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô từ lớp chất béo dưới da. Xét nghiệm này được gọi là sinh thiết. Kỹ thuật viên tại phòng thí nghiệm sẽ xem xét mẫu này dưới kính hiển vi để kiểm tra những thay đổi liên quan đến hồng ban nút.

Bệnh hồng ban nút có chữa khỏi được không?

Thông thường, các nốt ban sẽ tự lành sau khoảng 10-15 ngày. Trong một số trường hợp, nếu điều trị nguyên nhân gây bệnh sẽ chữa khỏi hoàn toàn bệnh hồng ban nút. Nếu nhiễm khuẩn gây ra tình trạng này, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để điều trị. Bạn có thể điều trị hồng ban nút gây ra bởi một phản ứng thuốc bằng cách ngừng sử dụng thuốc.

Các loại thuốc sau đây có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khác cho đến khi các nốt lành lại:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve) (Không sử dụng các loại này nếu bạn mắc bệnh Crohn) bởi vì chúng có thể kích hoạt bùng phát các triệu chứng)

  • Kali iodua

  • Steroid dạng uống

Từ khóa » Dị ứng Hồng Ban Nút