Bệnh Huyết Trắng ở Phụ Nữ Và Cách điều Trị

Huyết trắng là một trong những bệnh phụ khoa mà hầu hết phụ nữ nào cũng đã từng mắc và có thể mắc phải, nhưng rất ít chị em hiểu rõ về những ảnh hưởng từ căn bệnh này. Nếu không tìm hiểu, chủ động phòng bệnh, điều trị bệnh kịp thời, đúng cách, bệnh có thể tiếp tục tái phát và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Mục lục

  • 1 Bệnh huyết trắng là gì?
    • 1.1 Huyết trắng bình thường
    • 1.2 Khi phụ nữ bị bệnh huyết trắng thì huyết trắng sẽ có những đặc điểm sau
  • 2 Tác nhân gây ra bệnh huyết trắng có thể là do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi
  • 3 Ảnh hưởng của huyết trắng đến sức khoẻ
  • 4 Điều trị bệnh
    • 4.1 Bệnh Huyết trắng do Candida albicans
    • 4.2 Bệnh Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis (Trùng roi)
    • 4.3 Bệnh Huyết trắng do tạp trùng
  • 5 Những biện pháp phòng bệnh huyết trắng
  • 6 Lời kết

Bệnh huyết trắng là gì?

Huyết trắng hay còn là khí hư, giữ vai bôi trơn trong đời sống sinh lý thể hiện tình trạng nội tiết, sức khoẻ của người phụ nữ.

Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng.

Bệnh huyết trắng, căn bệnh thường gặp ở chị em (Ảnh minh họa)

Huyết trắng bình thường

Huyết trắng là một phần trong sinh lý bình thường tại khu vực âm đạo. Do đó với người phụ nữ khỏe mạnh bình thường, huyết trắng là hiện tượng tự nhiên. Một số đặc điểm của huyết trắng bình thường như sau:

  • Không hiện diện các dấu hiệu như kích thích, ngứa, đau hoặc đau khi giao hợp.
  • Ống sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài bình thường.
  • Huyết trắng trong, trắng đục, ít, không hôi.
  • Thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lúc có thai hoặc lúc giao hợp.
  • Không cần điều trị.
  • Không có dấu hiệu gì ở người giao phối.
  • Huyết trắng bệnh

Khi phụ nữ bị bệnh huyết trắng thì huyết trắng sẽ có những đặc điểm sau

  • Các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp.
  • Số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng.
  • Thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh…
  • Cần phải điều trị.
  • Có thể có triệu chứng ở người giao phối.

Tác nhân gây ra bệnh huyết trắng có thể là do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi

Bệnh Huyết trắng do nấm men: thường gây ngứa bộ phận sinh dục ngoài, có số lượng ít, màu trắng đục thành mảng dính hoặc đóng cục, không có mùi tanh hôi. Bệnh thường gặp sau khi dùng kháng sinh, có thai hoặc những trường hợp suy giảm miễn dịch; rất dễ tái đi tái lại.

Bệnh huyết trắng do nhiễm vi nấm hạt men Candida albicans (Ảnh minh họa)

Huyết trắng do trùng roi: có số lượng dịch nhiều, màu vàng xanh, loãng, mùi tanh và có bọt thường và gây ngứa.

Huyết trắng do tạp trùng: có số lượng trung bình, màu vàng loãng, có mùi hôi. Bệnh thường xuất hiện sau khi mới bắt đầu quan hệ hoặc do thao tác thụt rửa vào sâu bên trong ống sinh dục.

Ảnh hưởng của huyết trắng đến sức khoẻ

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan, tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, Ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản.

Gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng hàng ngày. Ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc lứa đôi.

Bệnh huyết trắng có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng (Ảnh minh họa)

Đối với phụ nữ mang thai:

Bệnh huyết trắng nếu chữa khỏi ở giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu huyết trắng do nấm kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng ối non hay rỉ ối non dẫn đến sinh non.

Điều trị bệnh

Điều trị bệnh huyết trắng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với 3 nguyên nhân chính sẽ có 3 phương pháp điều trị khác nhau.

Bệnh Huyết trắng do Candida albicans

Biểu hiện: màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ.

Điều trị: 

  • Đặt âm đạo bằng thuốc Miconazole hay Clotrimazole viên 100 mg, đặt từ 3 đến 7 đêm
  • Uống Fluconazole 150 mg, liều duy nhất (1 viên)

Bệnh Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis (Trùng roi)

Biểu hiện: màu vàng-xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ.

Điều trị: 

  • Fasigyl (Tinidazole ) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất, với trẻ em dùng liều 50-70 mg/ kg cân nặng, uống liều duy nhất.
  • Hoặc Flagentyl (Secnidazole) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất.

Bệnh Huyết trắng do tạp trùng

Biểu hiện: màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.

Điều trị: 

  • Metronidazol 500 mg uống 2 lần/ngày, uống trong 7 ngày.
  • Hoặc uống Metronidazole 2g liều duy nhất.

Những biện pháp phòng bệnh huyết trắng

Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa. Khi vệ sinh vùng kín lưu ý sử dụng những dung dịch có độ pH tương tự pH vùng kín để không kích ứng khu vực vùng kín.

Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dầy như jean…

Chị em không nên mặc quần có chất liệu dầy và quá chật (Ảnh minh họa)

Giặt sạch quần áo, phơi ra nắng và ủi nóng bề trái trước khi mặc lại.

Bỏ thói quen thụt rửa khi vệ sinh mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài. Bởi vì ống sinh dục có khả năng “tự làm sạch” bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có.

Lưu ý: Nếu thấy âm đạo ra nhiều dịch, có mùi hôi… bạn nên đi khám và theo dõi bệnh tại một cơ sở chuyên khoa để được điều trị thích hợp.

Lời kết

Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, khi sự tấn công của mầm bệnh vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, dẫn đến viêm nhiễm.

Để phòng tránh bệnh huyết trắng, chị em cần vệ sinh vùng kín một cách khoa học, kết hợp với một chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất và một thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Benh.vn

Chia sẻ

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Huyết Trắng ở Phụ Nữ