Bệnh Khảm Nguyên Nhân Phát Sinh Và Phương Pháp Phòng Trừ Triệt để
Có thể bạn quan tâm
Bệnh phát sinh quanh năm, nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa, thường ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau. Nguyên nhân chính là được truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhóm côn trùng chích hút như bù lạch, bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn….
BỆNH KHẢM TRÊN CÂY TRỒNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC | Trị Bệnh Cho Cây Trồng
Bệnh khảm trên ớt
Dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân: Do virus gây ra, côn trùng chích hút như rầy mềm, bù lạch là tác nhân truyền bệnh.
Bệnh làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.
Phòng trừ bệnh khảm trên ớt
☑ Lựa chọn và sử dụng giống có khả năng kháng bệnh.
☑ Bón phân đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt nhưng không quá lạm dụng.
☑ Vệ sinh tay chân, dụng cụ (dao, kéo) sạch sẽ trước và sau mỗi lần cắt tỉa cành để tránh lây bệnh.
☑ Đối với những cây bị bệnh nên nhổ bỏ và tiêu hủy bằng cách đốt bỏ.
☑ Phun thuốc trừ côn trùng chích hút:
Applaud 10WP
Kìm hãm hormon điều hòa lột xác, côn trùng không hình thành được lớp vỏ mới (lớp chitin) của ấu trùng, gây mất nước và chết, giảm sự đẻ trứng của thành trùng, trứng bị lép, làm giảm quần thể rầy.
Hạn chế bệnh virus do môi giới truyền bệnh là các loại rầy, rệp như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lúa cỏ, tungro hại lúa; bệnh vàng lá greening hại cam, quýt, bệnh xoăn đọt hại ớt, thuốc lá, cà chua…
Hoạt chất: Buprofezin 100g/l
Cách dùng: Pha 40 g thuốc với 16 lít nước, phun ướt đều cây.
Mospilan 30EC
Là thuốc trừ sâu, rầy, rệp và các loại côn trùng chích hút dưới cơ chế tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn.
Hoạt chất: Acetamiprid 3% w/w
Cách dùng: Pha 20 ml thuốc với 16 lít nước phun đều cây.
Wellof 330EC
Diệt trừ nhiều loài sâu hại, côn trùng chích hút bằng cơ chế tác động:
✔️ Tiếp xúc, vị độc, lưu dẫn, xông hơi.
✔️ Chlorpyrifos: Ức chế men acetylcholinesterase gây tích lũy chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine gây rối loạn hệ thần kinh và tê liệt.
✔️ Fipronil: Ức chế kênh GABA ở hệ thần kinh trung ương, phá hủy thụ thể GABA bằng cách ngăn chặn sự hấp thu ion chloride làm vượt quá sự kích thích thần kinh và chết.
Hoạt chất: Chlorpyrifos Ethyl 300 g/kg + Fipronil 30 g/kg
Cách dùng: Pha 40 ml thuốc với 16 lít nước, phun đều cây.
Hopsan 75EC
Thuốc trừ sâu hỗn hợp, phổ rộng, trừ được nhiều loài sâu chích hút và miệng nhai trên nhiều loại cây trồng. Diệt được rầy non và trưởng thành.
Dưới tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu, gây ức chế men acetylcholinesterase ở não làm tích lũy chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine gây rối loạn hệ thần kinh và tê liệt.
Hoạt chất: Phenthoate 450g/l và Fenobucarb 300g/l
Cách dùng: Pha 40 ml thuốc với 16 lít nước, phun ướt đều cây.
Nurelle D 25/2.5EC
Phổ tác dụng rộng, trừ được nhiều loài sâu hại trên nhiều loại cây trồng. Hoạt động theo cơ chế: Tiếp xúc, vị độc, xông hơi.
✔️ Chlorpyrifos: Ức chế men acetylcholinesterase gây tích lũy chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine gây rối loạn hệ thần kinh và tê liệt.
✔️ Cypermethrin: Tác động nhanh lên hệ thần kinh trung ương côn trùng, ở kênh muối làm sâu biếng ăn và chết.
Hoạt chất: Chlorpyrifos 250 g/l và Cypermethrin 25 g/l
Cách dùng: Pha 40 ml thuốc với 16 lít nước, phun ướt cây vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
Cyper 25EC
Phổ tác dụng rộng, có hiệu lực cao và kéo dài. Tác động nhanh lên hệ thần kinh trung ương côn trùng, làm sâu biếng ăn và chết.
Hoạt chất: Cypermethrin 25g/l
Cách dùng: Pha 20 ml thuốc với 16 lít nước, phun ướt đều.
Bệnh khảm trên thuốc lá
Dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân: Do Tomacco mosaic virus gây ra. Virus có khả năng lan truyền cao, xâm nhập dễ dàng qua tiếp xúc cơ học (cọ xát lá, cắt tỉa…) và lan truyền qua hạt giống (tồn tại trên bề mặt vỏ hạt), có thể lan truyền qua côn trùng miệng nhai.
Xuất hiện đầu tiên ở những lá non, gồm các vết đốm xanh, vàng xen kẽ nhau, gân lá nhợt nhạt. Ngoài ra còn có biểu hiện khác như: Phiến lá nhăn nheo, lồi lõm do các gân lá bị kìm hãm sinh trưởng, kích thước lá thu nhỏ lại. Nếu cây nhiễm sớm lá gốc, lá già thường bị cháy.
Khi cây bị bệnh thì không sinh trưởng phát triển bình thường, không tăng trưởng được chiều cao dẫn đến cây bị lùn, vàng dần rồi chết.
Phòng trừ bệnh khảm trên thuốc lá
☑ Sử dụng giống có khả năng kháng bệnh, giống sạch bệnh. Nên chọn giống từ những ruộng không bị nhiễm bệnh.
☑ Áp dụng biện pháp luân canh với cây trồng khác họ.
☑ Dọn sạch tàn dư cây bệnh và cải tạo lại đất trước khi trồng vụ mới.
☑ Khử trùng dụng cụ thu hái bằng Formalin 4 %, rửa tay và dụng cụ bằng xà phòng.
☑ Thu hoạch riêng cây bệnh, cây khoẻ, tránh bỏ chung.
☑ Nhổ bỏ cây bệnh trên đồng ruộng và diệt côn trùng môi giới.
☑ Thuốc trừ bệnh sinh học SAT 4SL: có cơ chế tác động phá hủy thành tế bào của nấm, vi khuẩn và virus, ngăn cản sự hình thành vỏ bọc Protein của virus, làm xáo trộn các bản sao của axit nucleic (ARN, ADN), từ đó ngăn chặn quá trình xâm nhập của vi khuẩn, virus vào tế bào của cây trồng.
SAT 4SL giúp ngăn ngừa và chặn đứng mầm bệnh khảm phát triển, làm cho cây không thể phát tán bệnh ra bên ngoài. SAT 4SL còn giúp kích thích cây trồng hình thành các Protein kháng, từ đó tăng khả năng miễn dịch của cây, đồng thời giúp cho cây thuốc lá, thuốc lào phát triển khỏe mạnh.
Hoạt chất: Cytosinpeptidemycyn 4%
Cách dùng: Phải phun sớm ngay cả khi chưa thấy cây có biểu hiện các triệu chứng bệnh nói trên. Bà con nông dân phun thuốc luân phiên, định kỳ từ trong vườn ươm ra tới ngoài đồng ruộng.
Liều lượng sử dụng là 10 – 15 ml/10 lít nước. Thời gian phun trong vườn ươm là 7 ngày phun 1 lần, đối với ngoài đồng ruộng thì 10 – 15 ngày phun 1 lần.
Bệnh khảm trên dưa hấu và bầu bí
Dấu hiệu nhận biết
Sự phát triển của ngọn cây dưa hay bầu bí tự nhiên bị chựng lại, khoảng cách giữa các lá ngắn đi, thay vì ngọn dưa phải trừơn dài ra khắp mặt đất thì chúng lại chùn lại và co rúm lại không thể phát triển được.
Những lá đọt sau này mở ra sẽ nhỏ và có mang những đốm vô định hình màu vàng nhạt, co dúm về phía dưới, màu sắc của lá loang lổ, chỗ đậm chổ nhạt.
Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà cây sẽ không có trái hoặc có trái nhưng trái ra lung tung trên thân, trái nhỏ, còi cọc, sần sùi không lớn được, ăn sượng. Nếu nặng, cây sẽ cằn cỗi và có thể bị chết dần từ ngọn xuống.
[vPOST id=”634″]
Phòng trừ bệnh khảm dưa hấu và bầu bí
☑ Áp dụng biện pháp luân canh với lúa nước hoặc những loại rau màu khác như các loại rau cải, hành, ngò, đậu, ớt… Không trồng dưa hấu và bầu bí liên tục nhiều năm trên một ruộng, một khu vực.
☑ Phủ bạt nilon (màng phủ nông nghiệp) trên luống dưa, ngoài việc có tác dụng hạn chế cỏ dại và một số bệnh gây hại cho cây dưa, tiết kiệm lượng nước tưới… Màu sắc của bạt cũng có thể xua đuổi được côn trùng chích hút.
☑ Đối với những cây bị bệnh thì nên nhổ bỏ và đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để tránh bệnh lây lan sang những cây khác thông qua môi giới là con bù lạch.
☑ Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên nếu thấy có nhiều bù lạch thì có thể sử dụng luân phiên một trong các thuốc như:
Cyperan 5EC hoặc 10EC
Thuốc trừ sâu nhóm cúc tổng hợp có phổ tác động rộng diệt nhiều loại sâu hại trên các loại cây trồng. Có tác dụng tiếp xúc, vị độc.
Hoạt chất: Cypermethrin
Cách dùng: Pha 12 – 20 ml /bình 8 lit. Phun 4 bình /1.000 m, phun đều ướt cả cây.
CONFIDOR 100SL
Là thuốc trừ sâu đặc trị các loại côn trùng chích hút, ít ảnh hưởng đến thiên địch và cây trồng, chỉ trừ sâu, bệnh. Hiệu lực trừ sâu kéo dài. Lưu dẫn nhanh, mạnh nên ít bị rửa trôi do mưa.
Thành phần: Imidacloprid: 100 g/L, Phụ gia: 900 g/L
Cách dùng: Pha 5-7ml thuốc cho 1 bình 8 lít, 240-500L/ha. Thời gian cách ly: 7 ngày
Regent 800WG
Thuốc phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như: Sâu cuốn lá, sâu đục than, rầy nâu, bọ xít hôi hại lúa. Bọ trĩ hại điều, nho, dưa hấu,…
Hoạt chất: Fipronil 800g/kg
Cách dùng: Pha gói 0,8gr cho bình phun 8lít nước. Khi mật số rầy thấp phun 2 bình 16 lít cho 1.000m2. Khi mật số rầy cao phun 4 bình 16 lít cho 1.000m2, phun 2 lần và mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.
Selecron 500EC/ND
Selecron 500EC/ND là thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ, tác động tiếp xúc, vị độc… thuốc có khả năng thấm sâu nhanh vào lá cây & chuyển vị xuống mặt dưới nên tác động mạnh lên nhóm côn trùng cả nhai gặm lẫn chích hút.
Hoạt chất: Profenofos 500g/l
Cách dùng: Pha 3ml Selecron 500EC vào 1 lít nước, phun ướt điều tán. Thời gian cách ly: Ngưng phun thuốc 14 ngày trước thu hoạch.
Bệnh khảm trên lá sắn
Dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân: Bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (Begomovirus: Geminiviridae) gây ra. Môi giới truyền bệnh là Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci Genn.)
Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết bệnh là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.
Phòng trừ bệnh khảm lá sắn
☑ Chọn giống có khả năng kháng bệnh, không nhiễm bệnh.
☑ Thực hiện biện pháp luân canh, không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn như cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, … ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ.
☑ Không vận chuyển, trao đổi hom giống và các bộ phận khác của cây khoai mỳ từ những vùng nhiễm bệnh sang vùng chưa nhiễm bệnh để trồng mới và lưu thông đến các vùng khác, địa phương khác.
☑ Đối với những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn bằng thuốc BVTV như:
Chess 50WG
Thuốc đặc trị rầy nâu, bọ phấn trắng, lưu dẫn mạnh, thấm sâu cực nhanh nên hiệu quả kéo dài đến 2 tuần sau khi phun. Thuốc an toàn với môi trường và thiên địch.
Hoạt chất: Pymetrozine
Cách dùng: Pha 1 gói 7,5 g/bình 8 lit (hoặc 1 gói 15 g/bình 16 lít). Phun 4 bình 8 lít hoặc 2 bình 16 lít/1.000 m2.
[vPOST id=”656″]
Sagometro 50WG
Sagometro 50WG là thuốc trừ côn trùng chích hút, thuốc dạng cốm (WG), dễ tan và tan nhanh trong nước, được xếp nhóm độc IV (VN, USA), nhóm III (WHO), ít độc với người, cá, sinh vật thủy sinh, chim, ong.
Hoạt chất: Pymetrozine
Cách dùng: Pha 15 gr với 16 lít nước, phun 300 gram/ha.
Schezgold 500WG
Đặc trị côn trùng chích hút, diệt cả rầy non, rầy trưởng thành. Dưới tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu và lưu dẫn. Tính chọn lọc cao, do đó ít ảnh hưởng thiên địch (nhện, chuồn kim, ong…) và môi trường: dể phân hũy, không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm…
Hoạt chất: Pymetrozine
Cách dùng: Pha 15 gr với 16 lít nước, phun 300 gram/ha.
Từ khóa » Cây Bị Khảm
-
Bệnh Khảm Trên Cây Trồng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
[PDF] BỆNH KHẢM VI-RÚT TRÊN BẦU BÍ DƯA - Agric Wa Gov Au
-
Bệnh Khảm, Vàng Lá Cây Họ đậu - Trung Tâm Khuyến Nông Hà Nội
-
Bệnh Khảm Lá Sắn Và Biện Pháp Phòng Trừ, Tiêu Hủy - Thị Xã Hương Trà
-
Bệnh Khảm Lá Virus Lại Gây Hại Trên Cây Sắn Trên địa Bàn Tỉnh Bà Rịa
-
Quản Lý Bệnh Khảm Do Virus Trên Cây Đu Đủ - UBND Tỉnh Vĩnh Long
-
Benh-kham-la--chun-ngon-tren-cac-loai-dua-va-bau-bi-2-ml
-
Knowledge Bank | Bệnh Khảm Lá đậu Tương - Plantwise
-
Xử Lý Các điểm Bị Nhiễm Bệnh Khảm Lá Sắn Cục Bộ - Huyện Ia H'Drai
-
Khẩn Trương Ngăn Ngừa Bệnh Khảm Lá Trên Cây Sắn
-
BỆNH KHẢM TRÊN CÂY TRỒNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ ...
-
Cách Nhận Biết, Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Bệnh Khảm Trên Cây Trồng
-
Khẩn Trương Ngăn Ngừa Bệnh Khảm Lá Trên Cây Sắn