Bệnh Khí Phế Thũng Là Gì - Nguyên Nhân Và Cách Kiểm Soát

Khí phế thũng là tình trạng căng giãn thường xuyên và phá huỷ không hồi phục phế nang ở phổi. Người bệnh thường tử vong sau 10 - 20 năm từ khi có khó thở. Bệnh khó kiểm soát nhưng hoàn toàn có khả năng dự phòng được. Mời cùng tìm hiểu khí phế thũng là gì, nguyên nhân nào gây ra bệnh và kiểm soát bệnh thế nào cho hiệu quả.

Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]

  • 1. Khí phế thũng là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh khí phế thũng
  • 3. Dự phòng và kiểm soát khí phế thũng

1. Khí phế thũng là gì?

Đường hô hấp của chúng ta bao gồm khí quản, 2 phế quản (phải và trái) rồi đến các tiểu phế quản cuối cùng là các phế nang. Khi ta hít vào, không khí sẽ đi qua mũi, họng rồi vào đến khí quản. Từ khí quản, không khí sẽ đi theo hai nhánh phế quản để vào hai lá phổi hai bên, cuối cùng vào các túi khí được gọi là phế nang.

Chính tại các phế nang này, khí oxy trong không khí hít vào sẽ được đưa vào máu và dòng máu sẽ mang oxy đến khắp nơi trong cơ thể để nuôi các tế bào.

khi-phe-thung-hay-vo-phe-nang

Phế nang ở phổi bình thường và phổi bị khí phế thũng

Ở bệnh nhân khí phế thũng, các phế nang bị mất tính đàn hồi, bị “chai” đi, không còn co giãn được nữa nên khi đi vào các phế nang thường bị kẹt lại, khó thoát ra ngoài dẫn đến hiện tượng ứ đọng khí trong phế nang làm giảm khả năng trao đổi oxy và khí cacbonic (CO­­2), gây biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn tính, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi nguy hiểm cho tính mạng.

Như vậy, tình trạng các phế nang bị co giãn dần dần và phá hủy không hồi phục được gọi là khí phế thũng.

2. Nguyên nhân gây bệnh khí phế thũng

Nguyên nhân gây nên khí phế thũng rất đa dạng, nổi bật nhất là viêm phế quản mạn tính, kéo dài do viêm nhiễm bởi vi sinh vật hoặc do tác động của hoá chất độc hại, bụi bẩn, khói do các chất đốt (khói bếp, khói thuốc lá, thuốc lào). Bệnh khí phế thủng là một yếu tố gây nên sự tiến triển bệnh viêm tắc nghẽn phổi mãn tính - COPD.

Sau đây là một số nguyên nhân nổi bật gây nên bệnh:

  • Hen phế quản: Bệnh hen phế quản kéo dài nhiều năm cũng làm căng giãn thường xuyên các thành phế quản, phế nang và cả mạng lưới mao mạch phổi mà hậu quả có thể là gây nên khí phế thũng.
  • Vm phế quản mạn tính: Viêm nhiễm lan đến các tiểu phế quản tận ở trung tâm tiểu thuỳ, làm xơ hoá các sợi chun gây căng giãn không hồi phục các tiểu phế quản và phế nang.

nguyen-nhan-gay-khi-phe-thung

Ho, khó thở biểu hiện bệnh khí phế thủng

  • Do di truyền: Người có bất thường về gen gây thiếu hụt men anpha 1 antitripsine dễ bị khí phế thũng. Do anpha1 antitripsine là men bảo vệ có tác dụng kháng lại các men tiêu protein. Sự thiếu hoàn toàn hay một phần men này sẽ dẫn đến sự phá hủy cấu trúc các phế nang và tạo thành các tổn thương giãn phế nang.
  • Do lao phổi: bệnh gây tổn thương xơ, làm căng giãn phế nang ở cạnh tổ chức xơ.
  • Do bụi phổi: các bụi phổi vô cơ gây thâm nhiễm thành phế quản tận hoặc phế nang gây xơ và giãn các phế nang.
  • Do nghề nghiệp: một số nghề nghiệp như thổi thuỷ tinh, thổi kèn, gây tăng áp lực nội phế nang, gây căng giãn thường xuyên và  làm giãn phế nang.

hut-thuoc-gay-khi-phe-thung

Hút thuốc gây nên khí phế thủng

3. Dự phòng và kiểm soát khí phế thũng

Mục đích của kiểm soát khí phế thũng là làm giảm triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và dùng thuốc hiệu quả nhất ít gây tác dụng phụ.

Các thuốc sử dụng là thuốc giãn phế quản, nhằm giảm tình trạng khó thở cũng như hỗ trợ tống đờm ra ngoài.

  • Corticoid có thể dùng để hít trong dự phòng hay uống (hoặc tiêm) trong cơn cấp.
  • Kháng sinh được sử dụng trong các cơn cấp khi bị nhiễm trùng.
  • Với bệnh nhân bị khí phế thũng do thiếu anpha 1 antitripsine thì sử dụng thuốc ức chế men alpha 1-proteinase.

Để dự phòng bệnh, mọi người cần chú ý:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, vì thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân của rất nhiều bệnh trong đó có khí phế thũng.
  • Giữ vệ sinh răng, miệng, mũi, họng, hầu bằng cách đánh răng hàng ngày sau khi ăn, trước khi đi ngủ buổi tối.
  • Giải quyết triệt để các ổ viêm đường hô hấp ở họng, hầu, thanh quản, tai, mũi họng...) hoặc viêm phế quản
  • Công nhân thường xuyên làm việc và tiếp xúc với khói bụi, hoá chất độc hại cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động nhằm phòng ngừa bệnh
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe và giúp cho phổi được khỏe mạnh.
  • Tiêm phòng vaccine phòng lao (vaccin BCG) cho trẻ sơ sinh và cả những người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao. Nên tiêm cả một số vaccin phòng bệnh viêm đường hô hấp như vaccin phòng phế cầu, Hemopilus influenzae... 

Ngày nay để khắc phục nhược điểm của việc sử dụng đơn độc mình thuốc Tây hay Đông y giảm tình trạng nhờn thuốc hay kháng thuốc người bị bệnh đường hô hấp khí phế thũng được khuyên dùng Đông Tây y kết hợp, hiệu quả, ít tác dụng phụ.

Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành riêng cho bệnh Phổi tắc nghẽn mạn - mãn tính COPD

Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

  • Giảm: đờm, ho, khó thở
  • Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

  • 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
  • Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
  • Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.

Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.

Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.

* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Từ khóa » Khí Phế Thủng 2 Phổi Là Gì