Bệnh Khô Miệng Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Chuyên mục sức khỏe
Tiểu đường
Bệnh tim mạch
Bệnh hô hấp
Ung thư - Ung bướu
Bệnh tiêu hóa
Tâm lý - Tâm thần
Xem tất cả chuyên mụcTâm điểm
Các chủ đề Tâm điểmCả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi
Chiến binh mẹ sinh mổ
Gia nhập đội ngũ Bác Sỹ Chuyên Gia
Cắt cơn chóng mặt
Kiểm tra sức khỏeCông cụ sức khỏe
Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?
Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm
Công cụ kiểm tra sức khoẻ da
Công cụ dự đoán chiều cao của bé
Theo dõi cử động của thai nhi
Tính ngay với Hello Bacsi app
Hộp thuốc cá nhân
Tính ngay với Hello Bacsi app
Xem tất cả công cụCông cụ nổi bật
Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai
Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.
Xem thêmĐo chỉ số BMI
Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.
Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.
Xem thêmCộng đồngTìm cộng đồng của bạn
Mang thai
Tiểu đường
Nuôi dạy con
Bệnh truyền nhiễm
Sức khỏe phụ nữ
Sức khỏe tinh thần
Xem tất cả cộng đồngBài đăng nổi bật
Xem thêmCommunity AdminMang thai•7 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTCommunity AdminThể dục thể thao•2 months💁♀️ [Minigame] - TẢI APP - NHẬN NGAY 100KCommunity AdminThể dục thể thao•a month🌟 SĂN VOUCHER, ĐÓN LỄ HỘI CÙNG HELLOBACSI! 🌟Cửa hàngĐặt lịch với bác sĩTải AppSức khỏe răng miệngViêm nướu & nha chuTổng quan
Khô miệngTìm hiểu chung
Khô miệng là bệnh gì?
Khô miệng là tình trạng miệng khô một cách bất thường. Thông thường, tình trạng này là do tuyến nước bọt suy giảm bài tiết và tác dụng phụ của thuốc. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến nước bọt cũng có thể gây khô miệng, nhưng trường hợp này ít xảy ra hơn.
Bạn cần có nước bọt để nhai, nuốt, nếm và nói chuyện, tuy nhiên bạn có thể gặp khó khăn với các hoạt động trên khi bị khô miệng. Nước bọt cũng giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách trung hòa axit của vi khuẩn, hạn chế vi khuẩn phát triển và rửa đi các mẩu thức ăn.
Nếu bạn không có đủ nước bọt và bị khô miệng thì sẽ gặp phải các tình trạng sau đây:
- Tăng mảng bám, sâu răng và bệnh nướu răng;
- Lở loét miệng;
- Nhiễm nấm trong miệng;
- Lưỡi dơ;
- Lở các góc miệng;
- Nứt môi;
- Có dinh dưỡng kém do gặp vấn đề khi nhai và nuốt.
Triệu chứng thường gặp
Những triệu chứng và dấu hiệu của khô miệng là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh khô miệng bao gồm:
- Cảm giác khô, dính trong miệng;
- Khát nước thường xuyên;
- Rát miệng, rát hoặc nứt da quanh góc miệng, nứt môi;
- Khô họng;
- Cảm giác nóng và đau như kim châm trong miệng, đặc biệt là ở lưỡi;
- Lưỡi đỏ, khô;
- Khó nói, khó nếm thức ăn và khó nhai, nuốt;
- Giọng khàn, khô mũi, rát họng;
- Hơi thở có mùi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh khô miệng?
Nguyên nhân gây ra vấn đề sức khỏe ở miệng này bao gồm:
- Tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc có thể gây khô miệng, bao gồm các loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm, đau dây thần kinh, lo âu cũng như thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi, thuốc giãn cơ và thuốc giảm đau;
- Tác dụng phụ của một số bệnh và nhiễm trùng, bao gồm hội chứng Sjogren, HIV/AIDS, bệnh Alzheimer, tiểu đường, thiếu máu, xơ nang, viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp, bệnh Parkinson, đột quỵ và bệnh quai bị;
- Tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Thuốc hóa trị và xạ trị có thể thay đổi bản chất và lượng nước bọt được sản xuất;
- Tổn thương thần kinh. Chấn thương hoặc phẫu thuật gây tổn thương thần kinh vùng đầu và cổ cũng có thể dẫn đến khô miệng.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh khô miệng?
Khô miệng là tình trạng sức khỏe rất phổ biến. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và thường xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh khô miệng, chẳng hạn như:
- Lão hóa: quá trình lão hóa không hẳn là nguyên nhân gây ra vấn đề này. Tuy nhiên, những người lớn tuổi dùng thuốc có thể bị khô miệng và có nhiều khả năng mắc các bệnh khác gây ra khô miệng;
- Lối sống: hút thuốc hoặc dùng thuốc lá nhai có thể tăng triệu chứng khô miệng;
- Mất nước: một số tình trạng dẫn đến mất nước, như sốt, đổ mồ hôi quá nhiều, nôn mửa, tiêu chảy, mất máu và bỏng cũng có thể gây khô miệng.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?
Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể kiểm tra miệng, bệnh sử và tất cả các loại thuốc bạn đang dùng để xác định xem bạn có bị khô miệng hay không.
Nếu nguyên nhân không phải là do thuốc, bạn cần phải xét nghiệm máu, quét hình ảnh các tuyến nước bọt hoặc xét nghiệm đo lường lượng nước bọt tiết ra để xác định nguyên nhân gây ra khô miệng. Nếu nghi ngờ tình trạng miệng khô là do hội chứng Sjogren, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết tuyến nước bọt và đem đi xét nghiệm.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh khô miệng?
Bác sĩ sẽ điều trị khô miệng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, bao gồm:
- Thay đổi thuốc. Nếu thuốc là nguyên nhân gây ra bệnh, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc đổi sang một loại thuốc mà không gây khô miệng;
- Chỉ định các sản phẩm dưỡng ẩm miệng bao gồm thuốc theo toa hoặc không theo toa như nước súc miệng, nước bọt nhân tạo hoặc chất dưỡng ẩm để bôi trơn miệng.
Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Chỉ định thuốc kích thích tiết nước bọt. Bác sĩ có thể xem xét cho bạn sử dụng pilocarpine (Salagen®) hoặc cevimeline (Evoxac®) để kích thích quá trình sản xuất nước bọt;
- Bảo vệ răng. Để ngăn ngừa sâu răng, nha sĩ có thể cho bạn đeo khay fluoride trong một vài phút vào ban đêm. Bạn cũng được khuyên nên sử dụng chlorhexidine hàng tuần để kiểm soát sâu răng.
Những thực phẩm và thuốc nào cần tránh khi bị khô miệng?
- Cà phê và thức uống có cồn: những chất này có thể gây khô và kích ứng. Đừng sử dụng nước súc miệng có chứa cồn.
- Tất cả các loại thuốc lá: nếu bạn hút hoặc nhai thuốc lá, bạn nên ngưng sử dụng chúng, vì thuốc lá có thể làm khô và kích ứng miệng.
- Thuốc kháng histamin và thuốc trị nghẹt mũi không kê toa: các loại thuốc này có thể làm tình trạng khô miệng của bạn tệ hơn.
- Các loại thức ăn và kẹo chứa nhiều đường và có độ axit cao: các loại thức ăn này tăng khả năng sâu răng. Đồng thời cũng nên tránh các loại đồ ăn nóng và mặn vì chúng dễ gây kích ứng miệng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh khô miệng?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Uống nước hoặc đồ uống không đường cả ngày để làm ẩm miệng và uống nước trong bữa ăn để hỗ trợ cho nhai và nuốt;
- Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường. Hãy cẩn thận với xylitol vì bạn có thể bị tiêu chảy hoặc chuột rút nếu tiêu thụ với số lượng lớn;
- Hãy thử dùng nước bọt thay thế có chứa carboxymethylcellulose hoặc hydroxyethyl cellulose;
- Thở bằng mũi thay vì bằng miệng;
- Ta độ ẩm không khí vào ban đêm với máy tạo độ ẩm phòng;
- Giữ ẩm môi để làm dịu vùng da khô hay nứt;
- Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa fluoride và khám nha khoa thường xuyên;
- Tránh chất caffeine, rượu, bánh kẹo và đường hoặc các loại thực phẩm có tính axit.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
[embed-health-tool-bmi]
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo
Dry mouth http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-mouth/basics/definition/con-20035499 Ngày truy cập 08/10/2016.
Dental Health and Dry Mouth.http://www.webmd.com/oral-health/guide/dental-health-dry-mouth#1 Ngày truy cập 08/10/2016.
Lịch sử phiên bản
Phiên bản hiện tại
24/07/2020
Tác giả: Tố Quyên
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên
Cập nhật bởi: Ngọc Vũ
Bài viết liên quan
Bị tụt lợi phải làm sao? Cách điều trị tụt nướu răng hiệu quả
Chứng khô miệng kéo dài: Bạn nên làm gì để cải thiện tình trạng này?
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên
Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 24/07/2020
Quảng cáoBài viết này có hữu ích với bạn?
Quảng cáoQuảng cáoLoadingTừ khóa » Hiện Tượng Khô Miệng Là Gì
-
Các Tác Nhân Gây Khô Miệng | Vinmec
-
Khô Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị | Vinmec
-
Chứng Khô Miệng Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Khô Miệng Và Những Bệnh Liên Quan
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Khô Miệng Hiệu Quả Tại Nhà
-
Tình Trạng Khô Miệng Có Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục
-
Tìm Hiểu Chứng Khô Miệng - Nguyên Nhân Gây Bệnh | Colgate
-
Nếu Bị Khô Miệng Thường Xuyên Hãy để ý 3 Bệnh Này
-
Khô Miệng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Khô Miệng - Rối Loạn Nha Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thức Dậy Giữa đêm Bị Khô Và đắng Miệng, Bác Sĩ Cảnh ... - Medinet
-
Khô Miệng: Chớ Nên Xem Thường! - YouMed
-
CHỨNG KHÔ MIỆNG Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
-
Mệt Mỏi Khô Miệng Là Dấu Hiệu Cơ Thể Đang Bị Gì?