Bệnh Khúc Xạ Và điều Tiết Mắt Bị Rối Loạn Khác Nhau Thế Nào?

Bệnh khúc xạ và điều tiết mắt bị rối loạn là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Cả 2 vấn đề này đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị lực và không ít người nhầm lẫn giữa tật khúc xạ và rối loạn điều tiết. Vậy bệnh khúc xạ và điều tiết khác nhau ở những điểm nào, khi bị tật khúc xạ và rối loạn điều tiết thì vấn đề nào nghiêm trọng hơn?

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Hiểu đúng về bệnh khúc xạ và điều tiết mắt bị rối loạn
  • 2. Bệnh khúc xạ và rối loạn điều tiết mắt khác nhau như thế nào?
    • 2.1. Về dấu hiệu nhận biết
    • 2.2. Về nguyên nhân
    • 2.3. Về đối tượng mắc bệnh
    • 2.4. Về cơ chế hoạt động của bệnh
  • 3. Cách điều trị bệnh khúc xạ và rối loạn điều tiết mắt
    • 3.1. Điều trị bệnh khúc xạ
    • 3.2. Điều trị bệnh rối loạn điều tiết mắt

1. Hiểu đúng về bệnh khúc xạ và điều tiết mắt bị rối loạn

Bệnh khúc xạ là biểu hiện bệnh lý xảy ra do ánh sáng không được hội tụ đúng trên võng mạc. Người mắc tật khúc xạ cần phải đeo kính gọng hoặc kính áp tròng để có thể nhìn rõ và dễ chịu hơn. Các bệnh khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị, lão thị và loạn thị.

Còn điều tiết mắt bị rối loạn (rối loạn điều tiết mắt) là bệnh lý xảy ra bắt đầu với các triệu chứng như nhức mắt, nhìn bị mờ nhòe. Sau đó có thể tiến triển thành các tật khúc xạ như loạn thị và cận thị. Tình trạng này thường xảy ra ở nhân viên văn phòng, học sinh và sinh viên.

bệnh khúc xạ và điều tiết

Bệnh rối loạn điều tiết mắt khiến người làm việc tại văn phòng cảm thấy nhức mắt và mỏi mắt khi làm việc.

2. Bệnh khúc xạ và rối loạn điều tiết mắt khác nhau như thế nào?

2.1. Về dấu hiệu nhận biết

Với bệnh khúc xạ thì nhìn các sự vật xung quanh không rõ là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh khúc xạ. Bênh cạnh đó còn có một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường khác của tật khúc xạ như:

– Nhìn đôi.

– Nhìn thấy ánh sáng chói hoặc cầu vồng xung quanh ánh đèn.

– Nheo mắt, nhức đầu, mỏi mắt, nhức mắt.

– Khó tập trung khi làm một việc nào đó như đọc hoặc nhìn vào máy tính.

Bạn có thể gặp một số triệu chứng khác mà không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về triệu chứng của bệnh khúc xạ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa.

Còn với rối loạn điều tiết mắt thì người bệnh thường ảm thấy cay mắt và mở mắt khó khăn khi ngủ dậy, nhìn chữ bị nhòe đi và không rõ. Bên cạnh đó mắt bị nhức mỏi mắt, mắt thường bị khô rát, xót, chảy nước mắt thường xuyên.

2.2. Về nguyên nhân

– Bệnh khúc xạ:

+ Do bẩm sinh, di truyền.

+ Do bị các chấn thương ở mắt.

+ Thói quen sinh hoạt mắt không hợp lý như thời gian, mức độ và cường độ sử dụng mắt quá tải.

+ Mắt thường xuyên hoạt động trong môi trường điều kiện ánh sáng yếu.

+ Ngồi sai tư thế, vật cần quan sát ở vị trí quá gần.

– Bệnh điều tiết mắt bị rối loạn:

Các thói quen sinh hoạt là nguyên nhân chính gây ra rối loạn điều tiết mắt như:

+ Mắt làm việc quá sức, sử dụng các thiết bị điện tử nhiều và liên tục như máy tính, điện thoại.

+ Làm việc và học tập trong môi trường thiếu ánh sáng, tư thế ngồi không phù hợp.

+ Bị mắc các tật khúc xạ nhưng không đeo kính hay sử dụng kính có độ không phù hợp với mắt.

2.3. Về đối tượng mắc bệnh

– Bệnh khúc xạ: tất cả mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh khúc xạ, kể cả trẻ em mới chào đời hay người trung niên (từ 40 tuổi trở lên) khi cơ thể bắt đầu lão hóa.

– Bệnh điều tiết mắt bị rối loạn: học sinh, sinh viên, và nhân viên văn phòng là đối tượng chính mắc bệnh rối loạn điều tiết mắt.

bệnh khúc xạ và điều tiết

Bệnh rối loạn điều tiết mắt thường xảy ra ở lứa tuổi đến trường.

2.4. Về cơ chế hoạt động của bệnh

– Bệnh khúc xạ: hình ảnh thu được không hiển thị trên đúng võng mạc. Khiến người bệnh không thể nhìn vật thể ở một khoảng cách nhất định. Nhiều trường hợp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhược thị và lé.

– Bệnh điều tiết mắt bị rối loạn: ban đầu bệnh nhân nhìn bị mờ, kèm theo tình trạng nhức mắt, mệt mỏi và kém tập trung. Về lâu dài mắt có thể tiến triển thành bệnh khúc xạ và khiến độ khúc xạ của mắt tăng nhanh.

3. Cách điều trị bệnh khúc xạ và rối loạn điều tiết mắt

Mặc dù bệnh khúc xạ và điều tiết mắt bị rối loạn đều là bệnh lý về mắt. Tuy nhiên, hai bệnh lý này lại có cách điều trị khác nhau giúp người bệnh cải thiện khả năng thị lực.

3.1. Điều trị bệnh khúc xạ

Hai phương pháp điều trị bệnh khúc xạ hiệu quả, an toàn nhất để cải thiện thị lực mà không cần tác động đến cấu trúc của mắt là đeo kính gọng và sử dụng kính chỉnh giác mạc Ortho-K.

– Đeo kính gọng:

Bệnh nhân sẽ được trang bị một đơn kính có thông số phù hợp với độ khúc xạ trên mắt. Nếu sử dụng phương pháp đeo kính trong điều trị tật khúc xạ, người bệnh cần duy trì kính liên tục, đúng độ để hạn chế tiến triển cận thị và tránh nguy cơ bị nhược thị. Với phương pháp này, bệnh nhân có thể lựa chọn đeo kính gọng hoặc kính áp tròng mềm.

bệnh khúc xạ và điều tiết

Đeo kính có gọng là phương pháp điều trị bệnh khúc xạ phổ biến nhất

– Sử dụng kính tiếp xúc cứng Ortho-K:

Ortho-K là phương pháp chỉnh hình giác mạc bằng kính tiếp xúc cứng vào ban đêm. Được đeo khi đi ngủ khoảng 6 – 8 giờ mỗi đêm để điều chỉnh tạm thời hình dáng giác mạc. Giúp người bệnh có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau khi tháo kính, và duy trì tình trạng này trong suốt cả ngày. Đây là phương pháp hiệu quả trong sự kiểm soát sự tiến triển cận thị ở trẻ em.

Ngoài ra bệnh khúc xạ còn được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật khúc xạ. Tuy nhiên, phẫu thuật mắt đòi hỏi tay nghề của bác sĩ phẫu thuật cao và máy móc hỗ trợ điều trị hiện đại. Và phương pháp điều trị này cũng thường gặp phải một số rủi ro không mong muốn như: sẹo giác mạc, thấy vầng sáng quanh bóng đèn, mù lòa (hiếm gặp),..

3.2. Điều trị bệnh rối loạn điều tiết mắt

Bệnh rối loạn điều tiết mắt hầu hết tập trung điều trị nguyên nhân. Cách điều trị bệnh rối loạn điều tiết mắt là:

– Khi nhìn gần quá lâu cần chú ý chớp mắt. Hạn chế sử dụng các thiết bị màn hình điện tử như máy tính và điện thoại thông minh quá nhiều trong ngày. Cần xây dựng thời gian nghỉ ngơi cho mắt giúp bảo vệ mắt hiệu quả theo nguyên tắc 20: cứ sau mỗi 20 phút nhìn vào màn hình thì nhìn ra xa 20 feet (tương đương khoảng 6m) trong vòng 20 giây.

– Góc làm việc có cường độ ánh sáng phù hợp, không quá tối hoặc chói. Ngồi đúng tư thế và chú ý giữ đúng khoảng cách từ mắt đến đúng tâm màn hình từ 50 – 70 cm trong suốt quá trình làm việc. Có thể sử dụng màn lọc và kính chống chói để bảo vệ mắt tối đa khỏi những tia sáng có hại cho mắt.

– Sử dụng thuốc nhỏ mắt cải thiện khả năng điều tiết, và bổ sung nước mắt nhân tạo hỗ trợ giảm khô mắt nhanh chóng.

– Nếu bị mắc tật khúc xạ cần được kiểm tra mắt và kính định kỳ 6 tháng/ 1 lần để điều chỉnh phù hợp.

– Tăng cường hoạt động ngoài trời như đi dã ngoại, tập thể dục, chạy bộ,..

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu Beta carotene, lutein và zeaxanthin, lycopene.

Bệnh khúc xạ và rối loạn điều tiết mắt đều cần được phát hiện và điều trị sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực. Hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ nhãn khoa để thăm khám và nhận tư vấn về phương pháp điều trị cho 2 bệnh lý này.

Từ khóa » điều Tiết Là Gì