Bệnh Ký Sinh Trùng đường Máu ở Chó Là Gì? | Pet Mart

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó rất nguy hiểm, nó có thể gây ra nguy hiểm và dẫn tới tử vong. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh ký sinh trùng máu ở chó cảnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này tại Pet Mart nhé!

MỤC LỤC ẩn 1. Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó 2. Biện pháp phòng ngừa bệnh ký sinh trùng máu ở chó 3. Chẩn đoán và điều trị chó bị ký sinh trùng đường máu 4. Ký sinh trùng đường máu ở chó có thể lây gián tiếp từ rận và bọ chét 4.1. 1. Bệnh rận kí sinh trùng ở chó 4.2. 2. Bệnh bọ chét kí sinh trùng ở chó

Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó

Nguyên nhân chính gây ra là do Rickettsia ký sinh trong hồng cầu và bạch cầu. Bệnh truyền qua ký chủ trung gian là loài ve vào trong cơ thể của chó. Bạn cũng có thể quan sát được các triệu chứng bất thường như khó thở, biếng ăn, sút cân và sốt cao. Phần niêm mạc miệng có thể xuất huyết. Nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tình trạng liệt chân, co giật, cơ thể dần rơi vào tình trạng không cử động được. Cuối cùng là dẫn tới tử vong. Chính vì vậy, ký sinh trùng đường máu ở chó cực kỳ nguy hiểm.

Biện pháp phòng ngừa bệnh ký sinh trùng máu ở chó

Bệnh ký sinh trùng đường máu là căn bệnh nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời cún con sẽ chết nhanh chóng do mất máu. Chính vì vậy việc phòng bệnh là rất quan trọng. Cần diệt ve, bọ chét bám trên có thể thú cưng, vật nuôi trong nhà. Đây là loài ký sinh phát triển rất nhanh và có thể lây lan. Bạn có thể sử dụng Frontline để tiêu diệt chúng. Khi phát hiện một con trong đàn bị bệnh cần sử dụng kháng sinh nhóm Tetracyclin cho cả đàn phòng bệnh.

Bên cạnh đó bạn cũng cần chăm sóc sức khỏe cho chó con thật tốt. Tiêm phòng vacxin đầy đủ. Lựa chọn thức ăn phù hợp. Không nên cho thú cưng ăn quá mặn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chó mèo bị ve rận. Thường xuyên tắm, cắt tỉa lông cho thú cưng để ký sinh trùng không có nơi trú ngụ. Đồng thời vệ sinh môi trường xung quanh đảm bảo cho cún con một sức khỏe tốt nhất. Chải long cho chó cưng để loại bỏ ký sinh trùng bán trên lông và da.

Chẩn đoán và điều trị chó bị ký sinh trùng đường máu

Dựa vào các triệu trứng của bệnh để chẩn đoán chính xác. Bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó cần phải được phát hiện sớm để có thể điều trị kịp thời. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường cần gọi bác sĩ thú y ngay. Tốt nhất bạn nên diệt bọ chét, ve rận ký sinh trùng trên cơ thể của chó con. Đây chính là vật trung gian truyền bệnh.

Dưới đây là phương pháp điều trị ký sinh trùng đường máu ở chó. Lưu ý sau khi điều trị tiếp tục quan sát các biểu hiện của chó cưng sau đó có cách điều trị phù hợp nhất.

  1. Cầm máu bằng Dicynone (Etamsylate) 250mg/con bằng cách uống. Nếu tiêm bắp hoặc tĩnh mạch thì sẽ là 1 ống/con, tiêm vitamin K, kết hợp chườm đá trên sống mũi
  2. Bảo vệ thành mạch, nâng cao sức đề kháng dùng Vitamin C liều 1ml/10kgP.
  3. Truyền dịch để cung năng lượng và chất điện giải.
  4. Dùng kháng sinh: Doxycyclin, Oxytetracyclin, Tetracyclin liều 1ml/10kgP/ngày.

Ký sinh trùng đường máu ở chó có thể lây gián tiếp từ rận và bọ chét

1. Bệnh rận kí sinh trùng ở chó

Rận ký sinh trùng ở chó phổ biến có 2 loại: Rận ăn lông và Rân hút máu.

  • Rận ăn lông: gồm các loại như: Trichodectes canis, Trichodectes latus Heterodoxus spiniger, các loại này không hút máu chỉ ăn lông. Vòng đời chỉ trãi qua trên ký chủ, con cái đẻ trứng, màu trắng đầu có nắp dính trên lông ký chủ. 5-12 ngày nở thành ấu trùng rồi lột xác 3 lần trong 12-16 ngày để trở thành con trưởng thành.
  • Rận hút máu: Phổ biến là Linognathus selosus, rận đẻ trứng trên lông. Trứng nở ra thiếu trùng và qua 3 lần lột xác thành con trưởng thành, toàn bộ vòng đời mất 2-3 tuần.

Triệu chứng bệnh rận ký sinh: Trước hết rận bò trên da làm con vật ngứa ngáy không nghỉ ngơi được. Nhiễm rận nhiều gây kém ăn, chậm lớn. Vết đốt gây viêm biểu bì, bao lông, gây ngứa ngáy, rụng lông lỗ chỗ. Rận ăn lông Trichodectes còn là ký chủ trung gian cho sán dây Dipylidium caninum. Thậm chí là cả bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó.

Điều trị bệnh rận ký sinh gồm loại thuốc có thể dùng như:

  • Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xịt cho chó.
  • Để tiêu diệt mầm bệnh ta có thể lập lại sau 14 ngày.

2. Bệnh bọ chét kí sinh trùng ở chó

Đây là một loại ký sinh trùng ngoài rất phổ biến ở chó. Bọ chét không gây hại nặng trực tiếp nhưng lây lan rất nhanh và khó tiêu diệt mầm bệnh. Bọ chét có nhiều loài: Ctenophalides canis, C. felis felis, C. felis orientis. Bọ chét có thân hình dẹp, chân dài nên di chuyển rất nhanh như bò trên da ký chủ hoặc bằng những bước nhảy rất xa. Bọ chét trưởng thành hút máu ký chủ, nhưng ấu trùng thì ăn phân của cha mẹ chúng. Bọ chét trưởng thành có thể sống đến 2 tháng mà không cần phải hút máu. Con cái đẻ trứng, trứng rớt xuống đất hoặc sàn nhà, trứng nở thành ấu trùng dạng vòi, rồi thành nhộng. Ở môi trường thuận lợi bọ chét hoàn thành vòng đời khoảng 3 tuần.

Triệu chứng bệnh bọ chét ký sinh: Thấy dễ dàng ở vùng không lông hay ít lông như bụng, háng. Gây cho ký chủ ngứa ngáy, viêm da, mụn loét, rụng lông. Nguy hiểm nhất là truyền những bệnh khác như: bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó, sán dây Dipyllidium caninum, vi trùng bệnh dịch hạch.

Điều trị bệnh bọ chét ký sinh gồm các loại thuốc có thể dùng như:

  • Dipterex 0.3-0.5 %.
  • Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xịt cho chó.
  • Vòng đeo cổ Preventef (diazenon) trừ được bọ chét trong 4 tháng.
  • Frontline với hoạt chất fipronil xịt và xoa lên lông chó, mèo trừ được bọ chét 2 tháng.
  • Program (lufenuron) mỗi tháng một viên.

Hy vọng với những thông tin về bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn và cún cưng luôn khỏe mạnh.

4.1/5 - (12 bình chọn)

Từ khóa » Nguyên Nhân Bị Ký Sinh Trùng Máu ở Chó