Bệnh Ký Sinh Trùng Máu Trên Bò Sữa Và Biện Pháp Phòng Trị

Lâm Đồng là một tỉnh Tây Nguyên, khí hậu quanh năm mát mẻ thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất khá ổn định đặc biệt là bò sữa gốc ôn đới. Hiện nay ngành chăn nuôi bò sữa của Lâm Đồng đang phát triển mạnh và tăng nhanh về số lượng đầu con cũng như chất lượng đàn bò.

 

 

Vì vậy chăn nuôi bò sữa là một nghề đang mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu mùa mưa hiện nay, một số bệnh nguy hiểm xảy ra trên đàn bò hết sức phức tạp, trong số đó có bệnh ký sinh trùng máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây chết bò làm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Sau đây là một số kiến thức nhận biết, phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng máu trên bò sữa.

1. Bệnh biên trùng: Là một trong những bệnh ký sinh trùng đường máu phổ biến ở bò, đặc biệt là bò sữa nhập ni, bệnh do đơn bào ký sinh trong hồng cầu bò gây ra. Đơn bào có thể tồn tại trong máu nhiều năm.

Bệnh lây lan chủ yếu qua vật chủ trung gian là ve hút máu từ bò bị bệnh rồi truyền sang cho bò khỏe. Ngoài ra, một số loài côn trùng khác như mòng, ruồi, muỗi cũng có thể đóng vai trò truyền bệnh cơ giới. Bệnh thường lây lan mạnh khoảng tháng 6 đến tháng 10 khi ve phát triển mạnh, hút máu và truyền bệnh cho bò.

Triệu chứng: Biên trùng xâm nhập vào cơ thể và ký sinh trong hồng cầu, hút chất dinh dưỡng, phá hủy hồng cầu, gây thiếu máu trầm trọng. Mặt khác, chúng sản sinh độc tố, tác động lên thần kinh trung ương gây sốt cao kéo dài trong suốt thi gian bệnh. Tùy thuộc vào thể trạng và sức đề kháng của con vật mà bệnh có thể phát ra nặng hay nhẹ. Thời k nung bệnh từ 7-14 ngày. Bò bệnh thường có các biểu hiện sau:

Thể cấp tính: Bò sốt cao 40-410C, nhiệt độ lên xuống thất thường, lúc sốt cao toàn thân run rẩy, các cơ bắp, vai, mông co giật.  thở gấp, khó thở do hồng cầu không tiếp nhận được oxy, tim đập nhanh, mạnh, bò bỏ ăn không nhai lại, giảm nhu động dạ cỏ, chảy nhiều nhớt dãi. Các niêm mạc miệng, mắt nhợt nhạt, thiếu máu do hồng cầu bị phá hủy. Bò bị tiêu chảy và gầy sút nhanh, nếu không điều trị kịp thời bò bệnh sẽ chết.

Thể mãn tính: Triệu chứng giống thể cấp tính nhưng mức độ có phần nhẹ hơn. Thường một số con bệnh sau khi vượt qua thể cấp tính chuyển sang thể mạn tính với các triệu chứng sốt 39-410C trong 7-10 ngày thì giảm xuống sau đó lại tăng lên, cứ như thế trong vòng 1 tháng.  gầy còm, ăn ít, suy nhược, thiếu máu, không tiết sữa, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời con vật có thể chết do suy kiệt.

Điều trị: Để điều trị bệnh biên trùng có hiệu quả cao nên dùng phác đồ như sau: Rivanol liều lượng 0,2-0,4g, cồn 900 liều lượng 60ml, nước cất liều lượng 120ml. Cách pha: Đổ Rivanol vào 120ml nước cất, đun khoảng 880C quấy cho tan hết, lọc dung dịch bằng giấy lọc. Sau đó để nguội dung dịch xuống khoảng 500C thì pha thêm 60ml cồn 900 vào ta được dung dịch thuốc dùng cho 1 liều điều trị. Khi nhiệt độ dung dịch thuốc xuống còn 38-400C thì tiến hành truyền chậm vào tĩnh mạch cho bò. Liệu trình: Dùng 2-3 liều dùng liên tục hoặc cách 1 ngày dùng thuốc 1 lần.

Lưu ý: Bảo quản thuốc ở lọ thủy tinh màu trong chỗ tối, nếu phải truyền thuốc cho bò ở ngoài trời thì phải dùng giấy hoặc vật liệu tối màu bọc xung quanh chai thuốc. Trước khi dùng Riavanol phải tiêm trợ sức trợ lực bằng Cafein  Vitamin B1. Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt trong thời gian điều trị, nên bổ sung các vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng: B.Complex, ADEđể hạn chế bệnh lây lan, dùng: Hantox-200 phun trong và ngoài chuồng trại, xung quanh khu vực chăn thả, dùng Hantox-spray xịt ve trên bò định kỳ 2-3 tuần/lần.

2. Bệnh lê dạng trùng: Là bệnh do loài động vật đơn bào có hình dạng quả lê, kích thước nhỏ từ 1- 2µm ký sinh trong máu các loài động vật. Khi vào máu lê dạng trùng sinh sản vô tính rất nhanh, bám vào hồng cầu, tiết độc tố, phá vỡ hồng cầu sinh ra độc tố kích thích đại não sinh nhiệt gây sốt cao, co giật, thở khó, kém ăn, gầy yếu, xảy thai, đái ra máu… nếu không điều trị kịp thời bò có thể chết.

Bò ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Bê con dưới 2 tuổi và bò sữa dễ mắc hơn. Ve là vật chủ cho lê dạng trùng trú ngụ, sinh sản hữu tính và truyền lây bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe khi ve hút máu. Lê dạng trùng có thể truyền từ ve mẹ sang ve con nên mầm bệnh có thể truyền lưu, khó tiêu diệt.

Triệu chứng: Ở thể cấp tính thời gian nung bệnh 7-10 ngày, sau đó bò có triệu chứng sốt cao 40-41,5°C, trong khi sốt bò đái ra máu nên nước tiểu có màu nâu hoặc có máu tươi. Máu loãng và nhạt màu, khó đông. Bò thở khó, thở nhanh do thiếu hồng cầu vận chuyển oxy. Một số bò bị tiêu chảy, bò mang thai thì dễ xảy thai.

Thể mãn tính: Các triệu chứng lâm sàng giống như cấp tính nhưng mức độ nhẹ hơn, nước tiểu có thể không sẫm màu, nhưng có thể có máu, bò ăn uống thất thường, sữa giảm, gầy yếu, bò sảy thai ở tháng thứ 5-6.

Phòng bệnh: Phòng bệnh cho đàn bò bằng thuốc Azidin hoặc Bereryl liều 3-5mg/kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch mỗi năm 1 lần vào đầu mùa mưa. Phun thuốc diệt ve rận, ruồi mòng mỗi tháng một lần vào mùa mưa.

Trị bệnh: Tiêm truyền tĩnh mạch 1-2 liều thuốc Azidin hoặc Bereryl cách nhau 7-10 ngày 1 liều. Đồng thời trợ lực, trợ sức bằng cafein và các vitamin… Nếu bò ghép với một số bệnh như viêm phổi hoặc tiêu chảy thì điều trị thêm kháng sinh đặc trị với bệnh ghép.

Xuân Duy - TTKN Lâm Đồng

Từ khóa » Bò Sữa Ra Máu