Bệnh Lao Có Mấy Loại? - Trang Chủ - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Bệnh lao có mấy loại?
06/01/2020 | 10:53 AM
|Việc phân loại bệnh lao được căn cứ vào các yếu tố khác nhau để xác định dựa theo vị trí giải phẫu, kết quả xét nghiệm nhuộm soi trực tiếp, kết quả xét nghiệm vi khuẩn, tiền sử điều trị lao, tình trạng nhiễm HIV, tình trạng kháng thuốc và quy định mới về tiền sử điều trị. Việc phân loại sẽ giúp xác định bệnh rõ ràng nhằm có biện pháp xử trí can thiệp điều trị phù hợp.
news-relateBệnh lao theo vị trí giải phẫu
Gồm bệnh lao phổi và lao ngoài phổi. Bệnh lao phổi là bệnh lao gây tổn thương ở phổi và phế quản, bao gồm cả lao kê; trường hợp có tổn thương phối hợp cả ở phổi và cơ quan ngoài phổi đều được phân loại là lao phổi.
Bệnh lao ngoài phổi là bệnh lao gây tổn thương ở các cơ quan ngoài phổi như màng phổi, hạch, màng bụng, sinh dục và tiết niệu, da, xương, khớp, màng não, màng tim...; nếu lao ở nhiều bộ phận, bộ phận có tổn thương nặng nhất như lao màng não, lao xương, lao khớp... được xác định là chẩn đoán chính.
Bệnh lao phổi theo kết quả xét nghiệm nhuộm soi trực tiếp
Gồm bệnh lao phổi có kết quả AFB (acid fast bacilli) dương tính (+) và bệnh lao phổi có kết quả AFB (acid fast bacilli) âm tính (-).
Bệnh lao theo kết quả xét nghiệm vi khuẩn
Gồm bệnh nhân lao có bằng chứng và không có bằng chứng về vi khuẩn học. Bệnh nhân lao có bằng chứng về vi khuẩn học là người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với ít nhất một trong các xét nghiệm gồm nhuộm soi đờm trực tiếp, nuôi cấy hoặc xét nghiệm vi khuẩn lao đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chứng thực như Xpert MTB/RIF (Mycobacterium tuberculosis/Rifampicin), HAIN (GenoType MTBDRplus).
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis
Bệnh nhân lao không có bằng chứng về vi khuẩn học hay chẩn đoán lâm sàng là người bệnh được chẩn đoán và điều trị lao bởi thầy thuốc lâm sàng mà không đáp ứng được tiêu chuẩn có bằng chứng về vi khuẩn học; các trường hợp bệnh nhân lao không có bằng chứng về vi khuẩn hay chẩn đoán lâm sàng nhưng sau đó trong quá trình điều trị tìm thấy vi khuẩn lao bằng các xét nghiệm thì cần phải được phân loại lại là bệnh nhân lao có bằng chứng về vi khuẩn.
Bệnh nhân lao theo tiền sử điều trị lao
Xác định bệnh nhân lao theo tiền sử điều trị lao căn cứ vào trường hợp mắc mới, tái phát, điều trị thất bại, điều trị lại sau bỏ trị, các trường hợp khác, nơi khác chuyển đến.
Bệnh nhân lao mắc mới xác định khi người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới dùng thuốc chống lao nhưng dưới 1 tháng.
Bệnh nhân lao tái phát xác định khi người bệnh đã được điều trị lao và được bác sĩ xác định là khỏi bệnh hay hoàn thành việc điều trị nhưng nay mắc bệnh trở lại với kết quả AFB dương tính hoặc có bằng chứng vi khuẩn qua xét nghiệm.
Bệnh nhân lao điều trị thất bại xác định khi người bệnh có kết quả AFB dương tính từ tháng điều trị thứ 5 trở đi, phải chuyển phác đồ điều trị; có chẩn đoán ban đầu với kết quả AFB âm tính, sau 2 tháng điều trị xuất hiện kết quả AFB dương tính; lao ngoài phổi xuất hiện thêm lao phổi với kết quả AFB dương tính sau 2 tháng điều trị; vi khuẩn lao đa kháng thuốc được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều trị với thuốc chống lao hàng thứ nhất.
Bệnh nhân lao điều trị lại sau bỏ trị xác định khi người bệnh không dùng thuốc liên tục từ 2 tháng trở lên trong quá trình điều trị, sau đó quay trở lại điều trị với kết quả AFB dương tính hoặc có bằng chứng vi khuẩn qua xét nghiệm.
Bệnh nhân lao khác xác định các trường hợp: Lao phổi có kết quả AFB dương tính khác là người bệnh đã điều trị thuốc lao trước đây với thời gian kéo dài trên 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và kết quả điều trị hoặc không rõ tiền sử điều trị, nay được chẩn đoán là lao phổi với AFB dương tính. Lao phổi có kết quả AFB âm tính và lao ngoài phổi khác là người bệnh đã điều trị thuốc chống lao trước đây với thời gian kéo dài trên 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và kết quả điều trị hoặc được điều trị theo phác đồ với đánh giá là hoàn thành điều trị hay không rõ tiền sử điều trị, nay được chẩn đoán lao phổi với kết quả AFB âm tính hoặc lao ngoài phổi.
Bệnh nhân lao từ nơi khác chuyển đến xác định khi người bệnh được chuyển từ đơn vị điều trị khác đến để tiếp tục điều trị. Lưu ý những bệnh nhân này không thống kê trong báo cáo tình hình thu nhận bệnh nhân lao và báo cáo kết quả điều trị lao nhưng phải phản hồi kết quả điều trị cuối cùng cho đơn vị chuyển đi.
Bệnh nhân lao theo tình trạng nhiễm HIV
Gồm các trường hợp: bệnh nhân lao có HIV dương tính xác định khi bệnh nhân lao có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Bệnh nhân lao có HIV âm tính xác định khi bệnh nhân lao có kết quả xét nghiệm HIV âm tính, các bệnh nhân lúc đầu kết quả HIV âm tính nhưng sau đó xét nghiệm lại có kết quả HIV dương tính phải cần được phân loại lại. Bệnh nhân lao không rõ tình trạng nhiễm HIV xác định khi bệnh nhân lao không có kết quả xét nghiệm HIV, những bệnh nhân này sau khi có kết quả xét nghiệm HIV cần được phân loại lại.
Khám, điều trị bệnh lao tại Trung tâm y tế Quận 10 (TP.HCM)
Bệnh nhân lao theo tình trạng kháng thuốc
Căn cứ theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các phân loại này không loại trừ lẫn nhau gồm:
Bệnh nhân lao kháng đơn thuốc là bệnh nhân lao chỉ kháng với duy nhất một thuốc chống lao hàng thứ nhất khác Rifampicin.
Như vậy nếu căn cứ vào vị trí giải phẫu, kết quả xét nghiệm nhuộm soi trực tiếp, xét nghiệm vi khuẩn, tiền sử điều trị lao, tình trạng nhiễm HIV, tình trạng kháng thuốc, tiền sử điều trị lao theo quan niệm mới của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh lao có thể bao gồm nhiều loại khác nhau với các đặc điểm đã nêu ở trên. Thực tế việc phân loại bệnh lao rất cần thiết đối với người bệnh để bác sĩ có định hướng thực hiện biện pháp xử trí điều trị bệnh phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tốt, bệnh nhân có sự hiểu biết và hợp tác tốt không bỏ trị, giảm thiểu những biến chứng có thể xảy ra cho bệnh nhân. Do đó cần quan tâm đến vấn đề này.
Bệnh nhân lao kháng nhiều thuốc là bệnh nhân kháng với từ hai loại thuốc chống lao hàng thứ nhất trở lên mà không kháng với Rifampicin. Bệnh nhân lao kháng Rifampicin là bệnh nhân kháng với Rifampicin, có kháng hoặc không kháng thêm với các thuốc lao khác kèm theo; có thể là kháng đơn thuốc, kháng nhiều thuốc, đa kháng thuốc hoặc siêu kháng thuốc. Bệnh nhân lao đa kháng thuốc MDR-TB (multi drug resistant tubeculosid)là bệnh nhân kháng đồng thời với ít nhất hai thuốc chống lao là Isoniazid và Rifampicin. Bệnh nhân lao tiền siêu kháng là bệnh nhân lao đa kháng có kháng thêm với bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolones hoặc với ít nhất một trong ba thuốc tiêm hàng thứ hai như Capreomycin, Kanamycin, Amikacin, chứ không đồng thời cả 2 loại thêm. Bệnh nhân lao siêu kháng thuốc (XDR-TB) là bệnh nhân lao đa kháng có kháng thêm với bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolones và với ít nhất một trong ba thuốc tiêm hàng thứ hai như Capreomycin, Kanamycin, Amikacin.
Bệnh nhân lao đa kháng theo tiền sử điều trị: gồm các trường hợp bệnh nhân lao đa kháng mới, tái phát, điều trị thất bại công thức I, điều trị thất bại công thức II, điều trị lại sau bỏ trị, lao đa kháng khác. Bệnh nhân lao đa kháng mới là bệnh nhân lao đa kháng chưa có tiền sử điều trị lao hoặc mới điều trị lao dưới 1 tháng, còn có thể gọi là lao đa kháng nguyên phát. Bệnh nhân lao tái phát là bệnh nhân đã có tiền sử điều trị lao trước đây, được kết luận khỏi bệnh hay hoàn thành điều trị, nay được chẩn đoán là lao đa kháng. Bệnh nhân lao điều trị thất bại công thức I là bệnh nhân lao đa kháng có tiền sử là bệnh nhân lao thất bại điều trị công thức I trước đây. Bệnh nhân lao điều trị thất bại công thức II là bệnh nhân lao đa kháng thuốc có tiền sử là bệnh nhân lao thất bại điều trị công thức II trước đây. Bệnh nhân lao điều trị lại sau bỏ trị là bệnh nhân đã có tiền sử điều trị lao trước đây, được kết luận là bỏ trị, nay được chẩn đoán là lao đa kháng thuốc. Bệnh nhân lao đa kháng khác là bệnh nhân lao đa kháng không rõ kết quả điều trị trước đây.
Bệnh nhân lao đa kháng theo xét nghiệm trước điều trị: gồm các trường hợp S+, C+ là trường hợp bệnh nhân lao đa kháng thuốc có xét nghiệm trước điều trị nhuộm soi trực tiếp dương tính, nuôi cấy dương tính. S-, C+ là trường hợp bệnh nhân lao đa kháng thuốc có xét nghiệm trước điều trị nhuộm soi trực tiếp âm tính, nuôi cấy dương tính. S+, C- là trường hợp bệnh nhân lao đa kháng có xét nghiệm trước điều trị nhuộm soi trực tiếp dương tính, nuôi cấy âm tính.
Bệnh nhân lao theo tiền sử điều trị (phân loại mới của WHO)
Gồm các trường hợp bênh nhân mắc lao mới, bệnh nhân điều trị lại, bệnh nhân không rõ về tiền sử điều trị.
Bệnh nhân mắc lao mới là người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới dùng thuốc chống lao dưới 1 tháng.
Bệnh nhân điều trị lại là trường hợp người bệnh đã dùng thuốc chống lao từ 1 tháng trở lên; có thể là tái phát, điều trị thất bại, điều trị lại sau bỏ trị, điều trị lại khác. Trường hợp tái phát khi người bệnh đã được điều trị lao trước đây và được xác định là khỏi bệnh hay hoàn thành điều trị ở lần điều trị gần đây nhất, nay được chẩn đoán là mắc lao trở lại. Trường hợp điều trị thất bại khi người bệnh đã được điều trị lao trước đây và được xác định thất bại điều trị ở lần điều trị gần đây nhất. Trường hợp điều trị lại sau bỏ trị khi người bệnh đã điều trị lao trước đây và được xác định bỏ trị ở lần điều trị gần đây nhất. Trường hợp điều trị lại khác là các trường hợp đã từng điều trị lao trước đây nhưng không xác định được kết quả điều trị.
Bệnh nhân không rõ về tiền sử điều trị là các bệnh nhân không rõ tiền sử điều trị và không thể xếp vào một trong các loại trên.
BS. NGUYỄN TRÂM ANH
Nguồn: Báo Sức khẻo đời sống
Nhiên Thị Nguyễn
- Tweet
Tin liên quan
- Dịch sốt xuất huyết tại Hải Phòng có xu hướng giảm
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược: Đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn để doanh nghiệp vững tin hoạt động
- Bộ Y tế: Khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm bù, vét vaccine cho trẻ chưa được tiêm phòng sởi
- Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết tại Hà Nội
- Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
- Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
- Người trẻ luôn trong tâm thế sẵn sàng hiến máu nhóm hiếm
Từ khóa » Vi Trùng Có Mấy Loại
-
Vi Khuẩn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vi Khuẩn Là Gì? Có Những Loại Nào? | Vinmec
-
Có Phải Tất Cả Các Loại Vi Khuẩn đều Có Hại Hay Không?
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Vi Khuẩn
-
Tổng Quan Về Vi Khuẩn - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Phân Loại Các Vi Khuẩn Gây Bệnh Thông Thường - Cẩm Nang MSD
-
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VI KHUẨN VÀ VI RÚT
-
5 Loại Nhiễm Trùng đường Hô Hấp Trên Và ảnh Hưởng Của Chúng
-
Hình Thể, Cấu Tạo Và Sinh Lý Của Vi Khuẩn - Health Việt Nam
-
Ký Sinh Trùng Là Gì? 20 Loại Ký Sinh Trùng Phổ Biến Hiện Nay
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày Mới Nhất Của Bộ Y Tế
-
Hướng Dẫn Các Bước Rửa Tay Theo Tiêu Chuẩn Của Bộ Y Tế - Medinet
-
BỆNH THƯƠNG HÀN - Cục Y Tế Dự Phòng