Bệnh Lao Màng Phổi Và Những Thông Tin Cần Biết • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Bệnh lao màng phổi là một trong các dạng lao ngoài phổi phổ biến thứ hai sau lao hạch. Cũng với tác nhân trực tiếp gây bệnh là vi khuẩn lao, bệnh này cũng có khả năng gây nên những biến chứng nguy hiểm cho đường hô hấp nếu không được điều trị kịp thời.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về lao màng phổi là gì? Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa lây nhiễm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với Hello Bacsi nhé!
Tìm hiểu chung
Bệnh lao màng phổi là gì?
Bệnh lao màng phổi, hay tràn dịch màng phổi do lao, là nhiễm trùng do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra ở màng phổi với biểu hiện chủ yếu sự tích tụ chất lỏng và gây viêm ở màng phổi. Tràn dịch màng phổi do lao (TPE) là dạng bệnh lao ngoài phổi phổ biến thứ hai sau lao hạch, và là nguyên nhân phổ biến của tràn dịch màng phổi ở những nơi có bệnh lao đang lưu hành.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao màng phổi
Bệnh lao màng phổi sẽ phát triển qua 2 giai đoạn là giai đoạn khởi phát và toàn phát:
Giai đoạn khởi phát
- Khoảng một nửa số người mắc bệnh sẽ có những biểu hiện cấp tính như sốt rất cao (39 – 40 độ C), khó thở, ho khan và đặc biệt là đau ngực đột ngột và nặng dần.
- Khoảng 30% trường hợp bệnh nhân sẽ sốt nhẹ về chiều tối, đau tức ngực, khó thở tăng dần.
- Khoảng 20% người còn lại thường ở dạng không có triệu chứng rõ ràng, đôi khi chỉ là hay bị đau ngực nhẹ nên khó phát hiện.
Giai đoạn toàn phát
Người bệnh thường bị giảm cân không rõ nguyên nhân, suy nhược, sốt cao, hạ huyết áp, mạch nhanh, buồn nôn và nôn. Bệnh nhân cũng thường bị ho khan thành từng cơn khi thay đổi tư thế, đau tức ngực nhưng ít hơn giai đoạn trước.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh lao màng phổi là gì?
Bệnh chủ yếu được gây ra do vi khuẩn lao xâm nhập vào người. Vi khuẩn này phát triển dễ dàng hơn ở những đối tượng sau:
- Người mắc một số bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư hoặc đang điều trị ung thư, sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch.
- Người cao tuổi.
- Trẻ nhỏ chưa tiêm vắc-xin lao.
- Người bị lao nhưng phát hiện bệnh muộn và không được điều trị đúng cách.
- Bị lây từ người mắc bệnh lao phổi.
- Người bị chấn thương lồng ngực.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh lao màng phổi?
Một số xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán bệnh lao màng phổi bao gồm:
- Chọc hút dịch màng phổi thấy dịch tiết màu vàng xanh, rất hiếm khi dịch màu hồng và thành phần chiếm ưu thế là tế bào lympho; có thể tìm thấy bằng chứng vi khuẩn lao trong dịch màng phổi bằng nhuộm soi trực tiếp và nuôi cấy hoặc làm xét nghiệm Xpert MTB/RIF.
- Luôn tìm kiếm xem có lao phổi phối hợp không, nếu có lao phổi sẽ là cơ sở quan trọng cho chẩn đoán lao ngoài phổi.
- Xác định sự có mặt của vi khuẩn lao trong các mẫu bệnh phẩm khác như đờm hay sinh thiết mô màng phổi.
- Chụp phim X-quang ngực thấy hình mờ đậm thuần nhất, mất góc sườn hoành, đường cong Damoiseau.
- Siêu âm màng phổi thấy có dịch.
Những phương pháp điều trị bệnh lao màng phổi
1. Nguyên tắc điều trị
- Phối hợp các thuốc chống lao
- Phải dùng thuốc đúng liều
- Phải dùng thuốc đều đặn
- Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì.
2. Điều trị bằng thuốc
Điều trị bệnh lao màng phổi cũng như dạng lao ở phổi, cần phải dùng kết hợp các loại thuốc (thường là 4 loại thuốc) theo phác đồ điều trị lao Quốc gia, bao gồm:
- Isoniazid (INH)
- Rifampicin
- Pyrazinamide
- Ethambutol
- Streptomycin
Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể dùng để điều trị lao màng phổi, như:
- Amikacin
- Ethionamide
- Moxifloxacin
- Axit para-aminosalicylic (PAS)
- …
Người bệnh phải tuân thủ uống đủ liều thuốc hàng ngày trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà dưới sự theo dõi của nhân viên y tế.
Ngoài uống thuốc kháng lao, bác sĩ cũng có thể tiến hành chọc hút dịch màng phổi (từ 2-3 lần mỗi tuần) cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao. Chọc hút dịch nên được làm càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp lao màng phổi có biến chứng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để xử lý, chẳng hạn như dày dính màng phổi, cặn màng phổi, dò màng phổi – phế quản, dò màng phổi – thành ngực,…
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh lao màng phổi?
- Tiêm phòng vắc xin BCG phòng ngừa lao cho trẻ em dưới 1 tuổi.
- Ở những nhóm đối tượng có nguy cao như người mắc bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng nặng, sử dụng corticoid kéo dài,… cần hạn chế tiếp xúc với người nhiễm lao, và thường xuyên sử dụng khẩu trang khi đến nơi đông người để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.,
- Khi tiếp xúc với người bệnh lao, cần nên đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
- Ăn uống đủ chất, tập thể dục hằng ngày và tầm soát sức khỏe định kỳ.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Chẩn đoán Lao Màng Phổi
-
Lao Màng Phổi Có Lây Không Và Phương Pháp điều Trị Bệnh | Medlatec
-
Lao Màng Phổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Lao Màng Phổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ... - Medlatec
-
HƯỠNG DẪN CHẪN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI ...
-
Lao Màng Phổi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp điều Trị
-
Bệnh Học Lao Màng Phổi - Dieutri.Vn
-
Thông Tin Y Khoa Cơ Bản Về Bệnh Lao Màng Phổi | BvNTP
-
Chẩn đoán Và điều Trị Thành Công Bệnh Nhân Lao Phổi Tản Mạn Kết ...
-
Bệnh Lao Ngoài Phổi (TB) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Xét Nghiệm Chỉ định Trong Chẩn đoán Bệnh Lao - Tin Tức Sự Kiện
-
Chẩn đoán Bệnh Lao (P1) | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Phương Pháp Chẩn đoán Lao Phổi - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Tổng Quan Về Bệnh Lao Phổi
-
LAO MÀNG PHỔI - SlideShare