Bệnh Lao Phổi Là Gì?

MEDINET

Cổng liên kết

Xem trên giao diện máy tính

Chuyên mục

  • Giới thiệu
    • Quá trình thành lập
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Sơ đồ tổ chức
  • Tin tức sự kiện
  • Văn bản
  • Thông báo
    • Tuyển dụng
  • Chuyên mục
    • Kiểm soát bệnh tật
    • Tiêm chủng
    • Truyền thông Giáo dục sức khỏe
    • Dịch vụ y tế
  • ĐOÀN THỂ
    • Chi bộ
    • Công đoàn cơ sở
    • Đoàn Thanh niên
  • PHÒNG KHÁM ĐA KHOA
    • Thông tin Phòng khám
    • Dịch vụ tại Phòng khám
    • Tư vấn - Giáo dục sức khỏe
    • Văn bản từ Sở Y tế
    • Thông báo từ Sở Y tế
  • Liên hệ

Khối chức năng

  • HỎI ĐÁP
  • TRA CỨU
  • THƯ VIỆN ẢNH
  • BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 1

Tin tức sự kiện

Cập nhật: 14:50, 22/4/2020 Lượt đọc: 124476

Bệnh lao phổi là gì?

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh lao phổi, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được để phát hiện bệnh kịp thời. Vì vậy, đại đa số bệnh nhân mắc bệnh lao phổi đều không biết mình mắc bệnh cho đến khi bệnh diễn biến nặng.

Bệnh lao là gì?

Lao là bệnh nhiễm một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Vi khuẩn này tên là Mycobacterium Tuberculosis và lây truyền qua không khí.

Nhiều bệnh nhân thường mắc tình trạng ủ bệnh lao, gọi là bệnh lao tiềm tàng. Sau một khoảng thời gian tùy vào sức khỏe người bệnh, có thể trong vài tuần cho tới vài năm, vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động và gây các triệu chứng bệnh. Sau đó, bệnh lao xuất hiện.

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Đặc biệt nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu đi, chẳng hạn như khi bệnh HIV, ung thư hoặc hóa trị liệu, bệnh lao sẽ phát triển nhanh hơn. Bệnh thường ảnh hưởng đến phổi nhưng có thể lan ra (phát tán) đến xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh lao

Triệu chứng bệnh lao phổi không phải khó nhận biết. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh không chú ý phát hiện và điều trị sớm, đến khi bệnh diễn biến nặng mới đi khám. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để người bệnh có thể nhận biết để điều trị kịp thời và chủ động phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Một số dấu hiệu nhận biết lao.

- Ho: Ho là triệu chứng của mọi bệnh phổi cấp và mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi… Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi mà đã dùng thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ đến do lao phổi.

- Khạc ra đờm: Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy, nếu sau khi đã dùng thuốc kháng sinh, triệu chứng khạc đờm không giảm thì người bệnh có triệu chứng ho khạc trên 3 tuần phải nghĩ đến do lao phổi. Ho khạc đờm là những dấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi ý nguyên nhân lao phổi.

- Ho ra máu: Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi, thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

- Đau ngực, khó thở: Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.

- Gầy, sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên phải nghĩ ngay tới lao phổi.

- Sốt: Là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều. Những người có triệu chứng sốt như trên cùng với các triệu chứng về hô hấp như ho, khạc đờm, ho ra máu… phải nghĩ tới do lao phổi.

- Ra mồ hôi: Là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong lao phổi, ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm, ở trẻ em triệu chứng này dễ nhận thấy nhất.

- Chán ăn, mệt mỏi: Là dấu hiệu rất phổ biến, có thể do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Nhiều người bỏ qua dấu hiệu quan trọng này.

Cách phòng tránh bệnh lao

Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi để khám và xét nghiệm. Nếu được chẩn đoán mắc lao cần điều trị dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong thời gian điều trị, người bệnh cần ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tuyệt đối không dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì những chất này làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc.

Tiêm vắc xin BCG ngừa lao.

Để phòng chống bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất là cho trẻ sơ sinh là đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng chống lao (Hiện nay đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình TCMR được triển khai ở tất cả các xã). Đồng thời, thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá... Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.

Đối với người đã nhiễm lao cần thực hiện các biện pháp tránh lây cho người xung quanh như: nghỉ làm hoặc nghỉ học và ngủ riêng trong vài tuần đầu điều trị (thông thường cần vài tuần điều trị lao để không lây cho người khác); che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài; sử dụng miếng vải che miệng bất cứ khi nào cười, nói, ho, hắt hơi sau đó để miếng vải trong túi, buộc kín và vứt vào thùng rác. Đặc biệt, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm quá trình trị liệu. Đây là bước quan trọng trong quá trình điều trị lao nhằm bảo vệ người bệnh và những người xung quanh khỏi lao.

TRẦN NHẬT NAMNguồn tin : PK LAO

TIN KHÁC

  • 1HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH Ngày 20 tháng 11 năm 2024 19/11/2024
  • 2Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng 2024” 8/11/2024
  • 3Công tác thí điểm Nha học đường tại Quận 1 14/10/2024
  • 4Tập huấn Triển khai công tác Y tế trường học trên địa bàn Quận 1 năm học 2024-2025 4/10/2024
  • 5Công tác giám sát vệ sinh phòng học và vệ sinh tay tại các trường học trên địa bàn Quận 1 30/9/2024
  • 6Hưởng ứng tháng An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024 28/5/2024
  • 7HƯỞNG ỨNG NGÀY HEN TOÀN CẦU 07/05/2024 15/5/2024
  • 8Thành phố Hồ Chí Minh phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 18/4/2024
  • 9Kiểm tra, giám sát an toàn thực phầm tại chợ Tân Định Quận 1 trước Tết Nguyên Đán 2024 22/1/2024
  • 10HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH 2023 CHỦ ĐỀ: “Thở là cuộc sống – Hành động sớm hơn” 29/11/2023
  • 11Tập huấn công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động 10/11/2023
  • 12Tập huấn triển khai công tác y tế trường học trên địa bàn Quận 1, năm học 2023-2024 17/10/2023
  • 13Ngày hội việc làm năm 2023 17/8/2023
  • 14Làm sao để tránh các tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường? 17/8/2023
  • 15Trung tâm Y tế Quận 1 đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh trong trường học 2/8/2023

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 1

·Địa chỉ Trụ sở chính: 02 Đặng Tất, Phường Tân Định, Quận 1

·Điện thoại liên hệ: (028) 3931 1314 – 393 11 307

·Email: ttytdp.q1@tphcm.gov.vn

Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích

Từ khóa » Các Triệu Chứng Bệnh Lao Phổi