Bệnh Lậu: Biểu Hiện, Con đường Lây Truyền Và Biện Pháp Phòng Tránh

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội khiến nhiều người lo lắng và phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hểm cho người bệnh như thai ngoài tử cung, vô sinh,... Và bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, phổ biến nhất là nam nữ trong độ tuổi sinh sản.

1. Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là bệnh xã hội lây qua đường tình dục rất phổ biến trên thế giới. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên gọi song cầu lâu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Loại vi khuẩn này phát triển trong môi trường ẩm ướt, thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó thường thấy nhất là nam nữ trong độ tuổi sinh sản và đã có quan hệ tình dục.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

2. Biểu hiện bệnh lậu

Biểu hiện bệnh xuất hiện rất sớm từ 10 - 20 ngày kể từ khi cơ thể nhiễm vi khuẩn lậu. Dấu hiệu bệnh giữa nam giới và nữ giới cũng khác nhau.

2.1. Biểu hiện ở nam giới

Khi mắc bệnh, nam giới thường có các biểu hiện:

- Tiểu bất thường: tiểu nhiều lần, tiểu đau, tiểu buốt, nóng rát khi tiểu, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ

- Chảy mủ vàng hoặc xanh ở dương vật. Nhiễm trùng càng nặng chảy mủ càng nhiều.

- Viêm mào tinh hoàn: Với những nam giới không xuất hiện các triệu chứng bệnh ban đầu, khi vi khuẩn lây lan sang các vùng da xung quanh như bìu và tinh hoàn sẽ gây ra viêm mào tinh hoàn, đau háng.

- Ngứa nhiều ở quy đầu và xung quanh dương vật bị tấy đỏ

- Đau hoặc sưng lỗ niệu đạo, ngứa ngáy ở niệu đạo

- Đau rát khi giao hợp, hay bị cường dương, đau rát khi dương vật cương lên

- Mệt mỏi, hoảng hốt, nổi hạch bẹn, sốt nhẹ, ăn uống không ngon miệng

2.2. Biểu hiện ở nữ giới

Khác với nam giới, dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới thường không rõ ràng nên thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa thông thường.

- Dịch âm đạo chảy nhiều bất thường, khí hư màu hơi trắng hoặc vàng nhạt, kèm mùi hôi tanh khó chịu

- Lỗ niệu đạo có màu đỏ

- Tiểu nhiều, tiểu buốt, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện

- Chảy máu âm đạo dù không phải kỳ kinh nguyệt

- Đau bụng, đau lưng, đau vùng chậu, đặc biệt đau khi quan hệ tình dục nếu vi khuẩn lậu đã gây biến chứng viêm vùng chậu.

- Sốt, buồn nôn, nôn

- Khi khám sẽ thấy cổ tử cung phù nề, sưng đỏ, chảy mủ và chảy máu khi chạm vào.

2.3. Biểu hiện xuất hiện ở cả nam và nữ

- Viêm họng, đau họng, amidan sưng đỏ và mưng mủ,...

- Hậu môn tiết dịch, ngứa ngáy khó chịu, tiêu chảy, đau khi đại tiện,...

- Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe giảm sút

3. Bệnh lậu lây qua những con đường nào?

3.1. Lây qua đường tình dục

Đa số các ca bệnh đều nhiễm vi khuẩn lậu qua con đường này. Quan hệ tình dục không an toàn dưới hình thức nào đều có nguy cơ lây nhiễm, kể cả quan hệ qua cơ quan sinh dục, qua đường hậu môn, qua miệng mà không có biện pháp phòng tránh an toàn. Và bạn có nguy cơ mắc bệnh lậu cao nếu có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.

3.2. Lây từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh lậu có thể dễ dàng truyền bệnh sang con trong quá trình sinh thường. Khi chuyển dạ, thai nhi theo ống dẫn sinh ra ngoài, tiếp xúc với xoắn khuẩn ở cổ tử cung và âm đạo người mẹ nên dễ lây bệnh.

3.3. Lây qua đường truyền máu

Đây cũng là một trong những con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh lậu như: truyền máu, hiến máu, sử dụng chung bơm kim tiêm hay tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh.

3.4. Lây qua tiếp xúc gián tiếp

Vi khuẩn lậu có thể tồn tại trong các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, nhà vệ sinh, bồn tắm... Do đó, nếu sử dụng chung những đồ vật hay hay tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh nguy cơ nhiễm lậu là rất cao.

4. Bệnh lậu có nguy hiểm không?

- Giảm chức năng sinh sản, vô sinh.Vi khuẩn lậu là nguyên nhân gây nên vô sinh ở cả nam lẫn nữ.

- Ở nam giới, vi khuẩn lậu gây viêm tinh hoàn, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt.

- Với nữ giới, vi khuẩn lậu gây viêm tắc nghẽn vòi trứng, tăng nguy cơ thai ngoài tử cung hay vô sinh.

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh lậu không được điều trị có thể lây truyền bệnh lậu bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

- Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ bị bệnh lậu sẽ có nguy cơ bị viêm kết mạc, viêm não, viêm màng não do vi khuẩn lậu.

5. Điều trị bệnh lậu

Tùy tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị khác nhau. Giai đoạn đầu người bệnh có thể điều trị nội khoa bằng những loại thuốc kháng sinh đặc trị để chống lại virus lậu do bác sĩ kê.

Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ phát triển nhanh chóng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Khi đó người bệnh cần áp dụng những biện pháp điều trị ngoại khoa mới có thể điều trị bệnh triệt để.

Hiện phương pháp DHA được đánh giá là cách điều trị bệnh lậu hiệu quả nhất và triệt để nhất. Công nghệ DHA phát ra sóng điện từ với năng lượng cực lớn, thẩm thấu sâu vào bên trong các tế bào tiêu diệt tận gốc vi khuẩn lậu ẩn sâu bên trong tế bào, kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể góp phần tiêu diệt nhanh xoắn khuẩn gây bệnh lậu, phục hồi các tế bào bị tổn thương.

6. Phương pháp phòng ngừa bệnh lậu

- Dùng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác trong quan hệ tình dục. Đây không phải là biện pháp an toàn tuyệt đối nhưng có thể hạn chế được nguy cơ lây nhiễm. - Chỉ nên có 1 bạn tình và nên quan hệ tình dục chung thủy, an toàn. - Không quan hệ tình dục với phụ nữ có nhiều bạn tình. - Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Nhất là các đồ dùng trong nhà tắm công cộng, nhà nghỉ, khách sạn. - Nên ăn uống và tập thể dục khoa học, hợp lý để tăng cường sức đề kháng, tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn. - Với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nên khám định kỳ 6 tháng/ lần để tầm soát bệnh. Những đối tượng khác nên khám tổng quát ít nhất 1 năm/lần.

Nhóm Admin ST

Từ khóa » Các Biểu Hiện Của Bệnh Lậu Là Gì