Bệnh Lê Dạng Trùng ở đàn Bò Và Biện Pháp Phòng Trị - 2lua
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân
Bệnh lê dạng trùng tên (Bovine Babesiosis), là bệnh do loài động vật đơn bào có hình dạng quả lê, kích thước nhỏ bé từ 1- 2µm ký sinh trong máu các loài động vật gây ra (Babesia bibemina; Babesia bivis…).
Khi vào máu lê dạng trùng sinh sản vô tính rất nhanh, bám vào hồng cầu, tiết độc tố, phá vỡ hồng cầu sinh ra độc tố kích thích đại não sinh nhiệt gây sốt cao, co giật, thở khó, kém ăn, gầy yếu, xảy thai, đái ra máu… nếu không điều trị kịp thời bò có thể chết.
2. Dịch tễ
Bò ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Bê con dưới 2 tuổi và bò sữa dễ mắc hơn. Vật chủ trung gian truyền bệnh là các loại ve cứng họ Ixodidac.
Ve là vật chủ cho lê dạng trùng trú ngụ, sinh sản hữu tính và truyền lây bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe khi ve hút máu. Lê dạng trùng có thể truyền từ ve mẹ sang ve con nên mầm bệnh có thể truyền lưu, khó tiêu diệt.
3. Triệu chứng
a. Thể cấp tính: Thời gian mang bệnh 7- 10 ngày, sau đó sốt cao hàng tuần 40- 41,5°C, trong khi sốt bò đái ra máu nên nước tiểu có màu nâu hoăc có máu tươi sau cùng. Các hạch làm da bò sưng, thuỷ thủng. Máu loãng khi ruồi đốt hoặc kim châm thấy máu nhạt màu, khó đông. Bò thở khó, thở nhanh do thiếu hồng cầu vận chuyển oxy. Một số bò bị ỉa chảy trong khi sốt. Bò chửa dễ xảy thai.
b. Thể mãn tính: Các triệu chứng lâm sàng giống như cấp tính nhưng mức độ nhẹ hơn, nước tiểu có thể không sẫm màu, nhưng cuối cùng có thể thấy máu, bò ăn uống thất thường, sữa giảm, gầy yếu, bò sảy thai ở tháng thứ 5-6.
4. Chẩn đoán
Chẩn đoán theo triệu chứng lâm sàng và kết quả điều trị trực tiếp để kịp thời chữa bệnh. Các phương pháp chẩn đoán bằng kháng thể huỳnh quang, bằng miễn dịch gắn men… rất tốn kém và vất vả.
5. Phòng trị bệnh
a. Phòng bệnh: Phòng bệnh cho đàn bò sữa, bò vàng sinh sản bằng thuốc Azidin hoặc Bereryl liều 3-5mg/kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch mỗi năm 1 lần vào đầu mùa mưa.
Phun thuốc diệt ve rận, ruồi mòng mỗi tháng một lần vào mùa mưa.
b. Trị bệnh: Tiêm truyền tĩnh mạch 1- 2 liều thuốc Azidin hoặc Bereryl cách nhau 7-10 ngày 1 liều.
Đồng thời trợ lực, trợ sức bằng cafein và các vitamin, huyết thanh mặn, ngọt… Nếu có bệnh ghép viêm phổi hoặc iả chảy, đau chân thì điều trị thêm kháng sinh đặc trị với bệnh ghép.
Nếu điều trị kịp thời, đủ liều lượng thuốc, bò khỏi bệnh 100%.
Từ khóa » Bò đái Ra Máu Là Bệnh Gì
-
Khắc Phục Khi Bò đi Tiểu Ra Máu | Tư Vấn Nông Nghiệp Trực Tuyến 28 ...
-
Bò đi Ngoài Ra Máu Tươi Là Bị Bệnh Gì Và Phải điều Trị Ra Sao?
-
Đái Máu, Tiểu Ra Máu Báo Hiệu điều Gì? - Vinmec
-
Bệnh Sốt đái đỏ ở Bò - VUSTA
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng Trâu Bò Và Cách Phòng Trị - Báo Nam Định điện Tử
-
Tiểu Ra Máu Là Triệu Chứng Bệnh Gì - 5 Bệnh Thường Gặp Nhất
-
Top 14 Cách Trị Bò Tiểu Ra Máu
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bệnh Chó Tiểu Ra Máu - Pet Mart
-
[PDF] CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÒ SỮA - JICA
-
Ho Ra Máu - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Kiến Bu Nước Tiểu Có Phải Bị Bệnh Tiểu đường? Vì Sao?
-
[PDF] Tên Các Bệnh Của Bò - (Bovine Disease Names) - JICA
-
PHÒNG TRỊ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN BÒ
-
Thông Tin Kĩ Thuật - BÒ BỊ TIÊU CHẢY - Vemedim
-
Nước Tiểu Màu đỏ Là Bệnh Gì & Nguy Hiểm Không [ Giải Đáp ]
-
Cách điều Trị Tiểu Ra Máu Tận Gốc - Bidimin