Bệnh Leptospira: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị

  • Đối tác Hot
  • RSS
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
Bcare.vn
  • Bệnh viện
  • Phòng khám
  • Bác sĩ
  • Gói khám
  • Tin sức khoẻ
    • Thông Tin Sức Khỏe
    • Cẩm nang tiêm chủng
  • Tra cứu
    • Tra cứu bệnh
    • Tra cứu thuốc
    • Tra cứu từ điển y khoa
    • Tra cứu phẫu thuật
    • Tra cứu xét nghiệm y khoa
    • Tra cứu thảo dược
  • Đối tác Hot
  • RSS
Đăng nhập
  1. Trang chủ
  2. Bệnh
  3. Leptospira

Nội dung chính:

  • Tóm tắt
  • Tổng quan
  • Nguyên nhân
  • Phòng ngừa
  • Điều trị
Leptospira Nhiễm Leptospira là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Đối với bệnh nhân bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể xuất hiện một loạt các triệu chứng nhưng cũng có thể không có triệu chứng gì cả.

Tên gọi khác: Nhiễm Leptospira, Leptospira

Triệu chứng

Sau khi tiếp xúc với các vi khuẩn, hầu hết mọi người sẽ không có triệu chứng trong vòng ít nhất 10 ngày.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC).

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Tổng quan

Bệnh Nhiễm Leptospira là gì?

Nhiễm Leptospira là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Đối với bệnh nhân bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể xuất hiện một loạt các triệu chứng nhưng cũng có thể không có triệu chứng gì cả.

Nếu bệnh không được điều trị, bệnh nhân có thể mắc phải các tổn thương thận, viêm màng Não suy gan, và suy hô hấp.

Bệnh có thể gây tử vong.

Triệu chứng Nhiễm Leptospira

Sau khi tiếp xúc với các vi khuẩn, hầu hết mọi người sẽ không có triệu chứng trong vòng ít nhất 10 ngày.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Khởi phát Sốt đột ngột.

  • Ớn lạnh (rét run).

  • Đau cơ, đau xương khớp.

  • Nhức đầu.

  • Ho khan.

  • Buồn nôn.

  • Nôn mửa.

  • Tiêu chảy.

  • Đau họng.

  • Đau bụng

Chẩn đoán Nhiễm Leptospira

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC).

  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan).

  • Xét nghiệm nước tiểu (UA).

  • Siêu âm.

Điều trị Nhiễm Leptospira

  • Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

  • Những loại kháng sinh có thể được chỉ định gồm: Ampicillin, Penicillin, Ceftriaxone, Cefotaxime, Doxycycline, Azithromycin và Clarithromycin.

  • Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định các biện pháp chăm sóc hỗ trợ như dịch truyền tĩnh mạch và thở máy.

Leptospira - Ảnh minh họa 1 Leptospira - Ảnh minh họa 2 Leptospira - Ảnh minh họa 3 Leptospira - Ảnh minh họa 4 Leptospira - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Nhiễm Leptospira là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Trên lâm sàng, bệnh có nhiều thể khác nhau, từ nhiễm trùng không có biểu hiện lâm sàng đến bệnh tối cấp gây tử vong.

Nhiễm Leptospira biểu hiện giống như bệnh cúm với sốt đau đầu và đau cơ.

Thể nặng của nhiễm Leptospira biểu hiện vàng da viêm gan, suy chức năng thận và xuất huyết, còn gọi là Hội chứng Weil có thể tử vong.

Phòng ngừa

  • Tên tác nhân là Leptospira, thuộc loài gây bệnh (có một loài Leptospira khác sống tự do, không gây bệnh).

  • Hình thái: Leptospira hình xoắn, mảnh, có móc ở 2 đầu nên còn gọi là xoắn khuẩn móc để Leptospira có thể chui sâu vào mô vật chủ. Trên kính hiển vi nền đen nhìn thấy Leptospira như một sợi chỉ lóng lánh như bạc, di động nhanh.

  • Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Sức đề kháng của Leptospira tuy yếu nhưng còn cao hơn so với các loại xoắn khuẩn khác. Leptospira có thể sống lâu trong nước, ở môi trường có pH toan thì không phát triển được. Leptospira chịu được lạnh và sống được 1 tuần ở nhiệt độ thường trong môi trường máu đã loại tơ huyết. Chất mật trong gan sẽ làm cho Leptospira ngừng hoạt động và tan ra từ 10 - 15 phút. Leptospira bị chết ở 560C trong 10 phút, ở dịch dạ dày trong 30 phút và bị diệt bởi nước Javelle và Phenol.

Điều trị

Biện pháp dự phòng

  • Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh xoắn khuẩn vàng da cho nhân dân, nhất là ở nơi có bệnh lưu hành địa phương, nơi có ổ dịch tiềm tàng và môi trường lao động có nguy cơ nhiễm Leptospira từ nước tiểu súc vật nuôi hoặc quần thể chuột đối với ngành nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, v.v... để nhân dân biết cách tự phòng bệnh và phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ.

  • Vệ sinh phòng bệnh:

    •  Các chuồng trại chăn nuôi súc vật, lò mổ, v.v… phải cao ráo, có nền cứng dễ thoát nước, thường xuyên được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tẩy uế khi cần thiết.

    •  Những người làm việc trong môi trường lao động hoặc nghề nghiệp có nguy cơ bị nhiễm Leptospira phải được trang bị bảo vệ da, niêm mạc như quần áo lao động, tạp dề, ủng, găng tay, kính mắt, v.v…

    • Tại các cơ sở chăn nuôi súc vật, các lò mổ, bể bơi, v.v… cần phải kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ quần thể chuột, các chất thải để xử lý kịp thời phòng chống chuột và vệ sinh môi trường.

    • Tiêm vắc-xin có các chủng Leptospira, chủ yếu lưu hành địa phương cho súc vật nuôi cũng có kết quả nhất định nhưng không loại trừ được tình trạng nhiễm Leptospira và bài tiết xoắn khuẩn trong nước tiểu.

    • Tiêm vắc-xin Leptospira cho người làm nghề nghiệp có nguy cơ mắc bệnh cao đã thực hiện có kết quả ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, v.v…

 

Biện pháp chống dịch

  • Tổ chức:

    • Thành lập Ban chống dịch do lãnh đạo chính quyền làm trưởng ban, lãnh đạo y tế địa phương làm phó ban thường trực và các thành viên khác có liên quan như: Y tế, Chăn nuôi, Thú y, Công an, Hội Chữ thập đỏ, v.v...

    •  Các thành viên trong Ban chống dịch được phân công nhiệm vụ để chỉ đạo và huy động cộng đồng thực hiện tốt công tác chống dịch.

    • Đối với vụ dịch nhỏ, cần dành một số giường bệnh trong một khu riêng ở khoa lây bệnh viện để cách ly và điều trị bệnh nhân. Nếu có dịch lớn thì có thể thành lập bệnh xá dã chiến trong cộng đồng.

  • Chuyên môn:

    • Thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân. Những trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ phải được vào bệnh viện để cách ly, theo dõi, điều trị sớm và phòng chống biến chứng. Phòng tránh tiếp xúc với máu và các dịch tiết của bệnh nhân, nhất là nước tiểu.

    • Những người tiếp xúc với súc vật bị nhiễm Leptospira và các nguồn nước bị ô nhiễm phải được theo dõi nhiệt độ để phát hiện sớm bệnh.

    • Dùng Doxycyclin với liều 200 mg/lần/tuần cho người bị phơi nhiễm cao ở vùng nguy cơ cao.  

    • Xử lý môi trường: Cần sát trùng, tẩy uế đồng thời đối với các đồ vật bị nhiễm máu, nước tiểu bệnh nhân và khu vực bị nhiễm nước tiểu súc vật.

Từ khóa » Khuẩn Leptospira