Bệnh Liệt Dây Thần Kinh VII Ngoại Biên

Phân nhánh và đường đi của dây thần kinh số VII

1.Dấu hiệu nhận biết:

- Hai bên mặt không cân đối, trán mất nếp nhăn, lông mày hơi sụp xuống.

- Méo miệng, rãnh mũi-má mờ.

- Mắt bên liệt nhắm không kín, không làm được động tác nhe răng, phồng má, mím môi, huýt sáo, thổi lửa, chau mày.

- Khi dây thần kinh này bị ảnh hưởng thì có thể khiến cho chức năng các cơ quan mà dây thần kinh ngoại biên số VII chi phối bị ảnh hưởng như: tuyến nước bọt, nước mắt, các cơ tai trong, cơ mặt, vị giác,...

- Khi có các triệu chứng của liệt dây VII, cần đến cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2.Nguyên nhân:

- Do lạnh : hay gặp nhất chiếm đến 80%, thường sau một đợt lạnh và hay xáy ra vào ban đêm, chỉ có liệt đơn thuần, không có dấu hiệu thần kinh khác.

- Do viêm nhiễm: Viêm tai giữa, zona virus..

- Do chấn thương : sau ngã chấn thương đầu, vỡ xương đá, phẫu thuật vùng tai xương chũm…

3.Biến chứng:

- Gây mất thẩm mỹ, khả năng giao tiếp và thể hiện cảm xúc của người bệnh.

- Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, co thắt nửa mặt...

Dấu hiệu nhận biết liệt VII ngoại biên

II.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ LIỆT VII NGOẠI BIÊN KHÔNG DÙNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN NGHỆ AN

1.Châm cứu, cứu ngải:

- Bao gồm các phương pháp điện châm, ôn châm.

- Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh, điều trị liệt VII ngoại biên bằng phương pháp châm cứu có tỉ lệ khỏi bệnh khoảng 90%.

- Châm cứu chữa liệt VII ngoại biên do lạnh đem lại hiệu quả rất tốt, nếu điều trị kịp thời đúng phương pháp bệnh sẽ khỏi trong vòng 20-25 ngày.

Phương pháp châm cứu

Phương pháp cứu điếu ngải

2.Điều trị bằng các dòng điện xung:

Các dòng điện xung có tác dụng kích thích thần kinh cơ, làm tăng dẫn truyền thần kinh, tăng trương lực cơ, tăng khối lượng cơ, giúp phục hồi chức năng cho phần cơ mặt bên liệt.

3.Điều trị bằng tia hồng ngoại:

Đèn hồng ngoại sử dụng liệu pháp bằng phương pháp nhiệt. Sức nóng của đèn hồng ngoại có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn mạch, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ...

4.Xoa bóp bấm huyệt:

-Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp điều trị có tác dụng tăng tuần máu, lưu thông khí huyết đạt được hiệu quả điều trị cao, rút ngắn thời gian điều trị.

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt.

III.CHĂM SÓC KHI BỊ LIỆT VII NGOẠI BIÊN

1.Cần giữ ấm mặt, sinh hoạt bằng nước ấm, kiêng lạnh, kiêng gió.

2.Bảo vệ mắt: Đeo kính râm, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, dùng băng dính che mắt tạm thời để tránh bụi, dị vật gây tổn thương mắt, hạn chế xem ti vi, làm việc bằng máy tính

3.Tự tập qua gương như: nhắm mắt, huýt sáo, thổi lửa, ngậm chặt miệng, mỉm cười, nhăn trán, phát âm những từ có âm môi: B,P,U,I,..

4.Giữ gìn vệ sinh răng miệng.

5.Tự xoa bóp vùng mặt: Xoa bóp bấm huyệt vùng mặt là phương pháp quan trọng, mang lại hiệu quả điều trị mà người bệnh có thể tự thực hiện hàng ngày.

IV.MỘT SỐ KỸ THUẬT XOA BÓP NGƯỜI BỆNH TỰ THỰC HIỆN

1. Vuốt vùng trán:

- Dùng 2 ngón tay trỏ đặt song song ở giữa trán.

- Tay đặt phía bên liệt vuốt ra bên thái dương, tay kia đẩy sang cùng chiều

2. Xoa vùng trán và thái dương:

- Đầu ngón tay xoa từ giữa trán ra 2 bên thái dương.

- Bắt đầu từ bờ trên lông mày đến hết vùng trán.

3.Ấn day vùng trán và thái dương:

- Dùng đầu ngón tay day từ giữa trán ra 2 bên thái dương.

4.Miết bờ lông mày:

- Ngón trỏ đặt trên bờ lông mày, ngón cái đặt dưới bờ lông mày.

- Dùng ngón cái và ngón trỏ kéo về đuôi mắt.

- Động tác miết bờ lông mày.

5.Vuốt vùng má:

- 2 bàn tay sát vào cằm, một tay đặt phía bên liệt đẩy lên vuốt thẳng lên vùng thái dương, tay còn lại vuốt xuống cằm, di chuyển nhịp nhàng hai tay.

6. Xoa sâu vùng má:

- Dùng bàn tay áp sát vào mặt xoa các cơ bên má bị liệt theo hướng vòng tròn.

7.Vuốt ở cằm:

- Dùng đầu ngón tay vuốt ở cằm và phía trên của môi.

Từ khóa » Khám Liệt Dây Vii