Bệnh Lở Loét Trên Cá Lóc - Tép Bạc

Phòng bệnh cho cá:

Phòng bệnh có tính chất quyết định đến kết quả nuôi, trong đó tẩy dọn ao, bể nuôi theo đúng qui trình kỹ thuật để diệt các tác nhân gây bệnh là rất quan trọng. Quản lý tốt môi trường nuôi, cung cấp nước nuôi cá bằng nước sạch.

Định kỳ dùng vitamin C trộn vào thức ăn (5-10g/kg thức ăn) Thả lá xoan: cột thành từng bó cắm xuống ao (bó lá dầm thành từng bó, khoảng 30kg /100m2).

Ổn định môi trường, kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh bằng cách xử lý định kì 15 ngày/lần bằng dung dịch Vimekon (1g/1m3 nước). Tránh làm cá bị xây xát, không để cá bị nhiễm các loại bệnh ngoài da sẽ tạo điều kiện cho bệnh cá phát triển.

Cho cá ăn đủ thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao làm cá khỏe sẽ có sức đề kháng tốt. Thường xuyên trộn thức ăn với men tiêu hóa, vitaminC, premix. Khoa Thủy sản (ĐH Cần Thơ) khuyến cáo cách phòng trị bệnh ghẻ cá, xử lý ao nuôi bằng vôi, giữ cho môi trường ổn định, dùng hóa chất formon và thuốc tím làm giảm bớt mật độ vi khuẩn và diệt nấm ký sinh trùng, dùng kháng sinh diệt vi khuẩn làm lành vết thương trên da cho cá.

Trị bệnh:

Khi cá có dấu hiệu bị bệnh cần thay 50% nước bằng nước sạch, vệ sinh xung quanh ao nuôi. Xử lý nước bằng Fresh Water với lượng 1 kg (650 gói A + 350 gói B) cho 1.000-1.500m3 nước. Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho cá liên tục trong 7 ngày theo liều 250 g Desery + 50 ml Vime-Fenfish 2000 cho 1 tấn cá.

Dùng vôi bột liều lượng 5-7 kg/100m2, hoà tan vào nước và tạt đều xuống ao. Dùng 2 viên Oxytetraxyline + 01 viên Cotrimfor /1kg TA.

Từ khóa » Dịch Bệnh Cá Lóc