Bệnh Lở Mồm Long Móng Trên Trâu Bò
Có thể bạn quan tâm
Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) trên trâu bò là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra với đặc điểm lây lan nhanh. Bệnh với đặc tính gây thủy hóa tế bào thượng bì hình thành những mụn nước, viêm dẫn tới lở mồm long móng.
Căn bệnh
– Do virus thuộc họ Picornaviridae, nhóm ARN virus.
– Có 7 typ virus gây bệnh LMLM: A, C, O, Asia 1, SAT1, SAT2 và SAT3.
– Gây bệnh cho trâu bò ở Việt Nam chủ yếu là 3 typ: O, A và Asia 1.
Sức đề kháng của virus LMLM
Virus chết lập tức nếu được xử lý bằng các yếu tố sau:
– Thuốc sát trùng Formol, Iodine, Glutaraldehyde
– Nhiệt độ 100oC
– Độ pH < 5
– Nhiệt độ càng thấp virus càng tồn tại lâu
Trong môi trường có chất hữu cơ virus tồn tại khá lâu (rơm, cỏ khô 8 – 15 tuần, thịt phơi khô 7 ngày, tủy xương phủ tạng 40 ngày,…)
Ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp virus chỉ tồn tại 1 giờ.
Loài vật mắc bệnh
– Trâu, bò mẫn cảm với bệnh nhất rồi đến heo dê, cừu. Các loài dã thú như hươu, nai, heo rừng, nhím voi, lạc đà cũng mắc bệnh LMLM. Ngựa, gia cầm không bị bệnh này.
– Thú còn nhỏ bị bệnh nặng và dễ bị chết hơn thú trưởng thành.
– Trong tự nhiên virus có thể lây nhiễm chéo giữa các loài thú với nhau.
– Bệnh cũng có thể lây sang người nhưng hiếm xảy ra.
Đường lây truyền
– Virus có trong nước bọt, phân, nước tiểu, tinh dịch, sữa, dịch trong các mụn mủ của thú bệnh.
– Đường xâm nhập chính là tiêu hóa, virus có thể xâm nhập cơ thể qua niêm mạc miệng và ống tiêu hóa. Các vết trầy ở da, đầu vú cũng là nơi virus xâm nhập vào cơ thể. Đường hô hấp và sinh dục được coi là đường xâm nhập phụ.
– Lây trực tiếp do nhốt chung thú bệnh với thú khỏe.
– Lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, các dụng cụ chăn nuôi, người chăm sóc, xe chở súc vật bệnh, ở các bãi chăn thả, chất thải chăn nuôi, giết mổ và mua bán gia súc bệnh và qua không khí (gió).
– Trâu bò sau khi mắc bệnh vẫn mang virus 2 – 3 năm (Chung Văn Lẫm,1997). Vì vậy có thể lây bệnh do chăn thả ngoài đồng cỏ đối với trâu, bò.
Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh từ 2 -7 ngày.
Sốt cao trên 40oC trong 2 – 3 ngày với các triệu chứng chung như ủ rủ, kém ăn, lông xù, giảm sản lượng sữa rồi nổi mụn nước ở miệng, lưỡi, chân, vú.
Miệng chảy nhiều nước dãi có bọt trắng như bọt xà phòng. Các mụn đỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi răng, trong mũi, lỡ loét và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xám.
Ở chân xuất hiện nhiều mụn nước ở gờ móng, kẻ móng. Khi bọng nước vỡ ra bị nhiễm trùng sẽ tạo ra các chỗ lở loét làm sưng móng, long móng.
Mụn loét cũng xuất hiện ở núm vú, quanh đầu vú trên các thú cho sữa, da vú tấy đỏ và đau, thú mẹ không cho con bú vì đau.
Trên bê nghé ngoài triệu chứng sốt cao, có thể tiêu chảy và chết đột ngột.
Có thể gây sẩy thai ở thú mang thai.
Bệnh tích
– Thấy mụn nước ở nhiều nơi như miệng, mũi, xoang miệng, chân, núm vú, bầu vú.
– Có nhiều mụn loét ở đường tiêu hóa như thưc quản, dạ mũi khế, dạ cỏ…
Phòng bệnh
Tiêm phòng vaccine cho đàn trâu bò định kỳ 6 tháng/lần.
Cách sử dụng vaccine LMLM Aftovax:
– Tiêm phòng lần đầu: Tiêm hai lần cách nhau 3 đến 4 tuần. Lần thứ nhất thực hiện trên:
+ Gia súc còn nhỏ khi 2 tuần tuổi có mẹ chưa tiêm phòng
+ Gia súc còn nhỏ khi 2,5 tháng tuổi có mẹ đã tiêm phòng.
+ Ở vùng có dịch, lần tiêm đầu tiên cần được thực hiện trên tất cả gia súc từ 2 tuần tuổi, càng sớm càng tốt.
– Tiêm phòng nhắc lại: Thông thường việc tiêm nhắc lại cần được thực hiện 6 tháng/1 lần.
Thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày và phun thuốc sát trùng theo định kỳ 2 tuần/lần với các thuốc như Formol, Iodine, Glutaraldehyde,… Khi có dịch cần sát trùng hàng ngày.
Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn trâu bò để nâng cao sức đề kháng với bệnh, đảm bảo khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ nguồn nước sạch cho trâu bò.
Thực hiện kiểm dịch nghiêm ngặt khi phải xuất nhập trâu bò.
Khai báo ngay với cơ quan thú y địa phương khi thú bệnh hoặc nghi mắc bệnh. Cách ly gia súc mắc bệnh, tránh tiếp xúc với gia súc khỏe mạnh, hạn chế người không có trách nhiệm đến gần gia súc bệnh. Xác thú bệnh chết phải được xử lý theo quy định của ngành thú y. Người nuôi không được phép bán chạy gia súc mắc bệnh hoặc tự ý giết mổ để bán thịt.
Miệng chảy nhiều nước dãi
Mụn mủ ở chân
Điều trị
Chưa có thuốc đặc trị đối với virus LMLM, tuy nhiên phải điều trị các mụn mủ, các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, núm vú … để ngừa phụ nhiễm, sút móng, giúp thú mau lành bệnh và ít mất sức. Việc điều trị phải thực hiện cùng lúc cả điều trị tại chỗ và toàn thân.
Điều trị tại chỗ: Rửa các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, móng, bầu vú bằng một trong các dung dịch như nước muối, acid citric 1% hoặc thuốc tím 1%, phèn chua 2% (hoặc dùng khế, chanh vắt lấy nước, nhúng vào vải gạc sạch rồi rửa nhẹ lên vết loét ở miệng, lưỡi ngày 2 lần). Sau khi rửa sạch các mụn mủ ở vú, chân bằng nước muối, lau khô, rồi dùng thuốc Bio-Blue Spray để xịt vào vết thương.
Điều trị toàn thân: Sử dụng B.Complex, Vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Điều trị nhiễm khuẩn thứ phát bằng một trong các kháng sinh như Penicillin. Amoxicillin, Lincomycin,… từ 3 – 5 ngày
Nếu thú bị suy nhược thì nên kết hợp truyền thêm Glucose 5%.
Nhốt thú ở chuồng sạch và khô ráo, nên có tấm lót để thú không bị đau chân. Cho ăn thức ăn mềm để dễ nhai và dễ tiêu hóa. Nếu điều trị đúng cách và chăm sóc tốt, thú sẽ lành bệnh sau 10 – 15 ngày.
TN
Nguồn tham khảo:
– www.anovafarm.vn/tin-tuc/ky-thuat-chan-nuoi/cach-phong-va-tri-hieu-qua-benh-long-mong-lo-mom
– www.thuoctrangtrai.com/benh-lo-mom-long-mong-tren-trau-bo-nd89947.html
– Các bệnh thường gặp trên bò- Công ty Liên doanh Bio-Pharmachemie
Từ khóa » Bò Bị Lỡ Mồm
-
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
-
Phòng Và Trị Bệnh Lở Mồm Long Móng Trâu Bò - Thị Xã Hương Trà
-
BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN TRÂU, BÒ - Thuốc Trang Trại
-
Phòng Trị Bệnh Lở Mồm Long Móng ở Trâu, Bò | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Bệnh Long Móng Lở Mồm (LMLM)
-
Phòng Trị Bệnh Lở Mồm Long Móng ở Trâu Bò
-
Dấu Hiệu Và Cách điều Trị Bệnh Lở Mồm Lăng Móng ở Bò
-
Bệnh Lở Mồm Long Móng Và Các Biện Pháp Phòng Trị Bệnh - Greenvet
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Phòng, Chống Bệnh Lở Mồm Long Móng ...
-
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM
-
Chữa Bệnh Lở Mồm Long Móng Bằng Thuốc Nam | VTC16 - YouTube
-
Bò Chết Hàng Loạt Vì Lở Mồm Long Móng - Báo Quảng Ngãi
-
Bệnh Lở Mồm Long Móng Gia Súc Và Các Biện Pháp Phòng, Chống
-
Công Bố Hết Bệnh Lở Mồm Long Móng Trên đàn Bò
-
BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
-
Kỹ Thuật Phòng Và Trị Bệnh Lở Mồm Long Móng