Bệnh Loãng Xương Có Nguy Hiểm Không? - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Ngày đăng 24/03/2020 | 09:42 | Lượt xem: 2766

Mỗi năm trên thế giới có 200 triệu người mắc bệnh loãng xương. Tại Việt Nam, loãng xương ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Các hậu quả của loãng xương gây ra như gãy xương, nứt xương, lún đốt sống... thường rất nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

TIN LIÊN QUAN

Điều nguy hiểm là loãng xương diễn biến rất âm thầm và người bệnh chỉ biết mình bệnh khi đã gặp các biến chứng.

Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, đặc trưng bởi sự giảm mật độ xương và chất lượng xương, xương bị giảm sức mạnh, trở nên yếu, giòn, chỉ cần ngã hoặc một va chạm nhẹ cũng có thể dẫn tới gãy xương. Loãng xương được chia làm hai loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.

- Loãng xương nguyên phát: do quá trình lão hóa của tạo cốt bào gây nên sự mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương. Loãng xương nguyên phát gồm loãng xương tuổi già và loãng xương sau mãn kinh.

- Loãng xương thứ phát: là loại loãng xương liên quan đến một số bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, bệnh cường giáp, bệnh to đầu chi, bệnh gan mạn tính, thiếu dinh dưỡng, cắt dạ dày, viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống, các bệnh di truyền như bệnh nhiễm sắc tố sắc... hoặc do sử dụng lâu ngày một số thuốc như corticoid, thuốc lợi tiểu, heparin,.

Triệu chứng của loãng xương

Loãng xương không có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ tới khi có triệu chứng thì loãng xương đã ở mức độ nặng. Khoảng 60% trường hợp xẹp đốt sống do loãng xương không có biểu hiện lâm sàng. Các triệu chứng phổ biến của loãng xương là: Đau lưng, giảm chiều cao, gù vẹo cột sống (còng lưng), gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ.

Chẩn đoán loãng xương bằng kỹ thuật đo mật độ xương.

Yếu tố nguy cơ gây loãng xương

- Nguy cơ loãng xương tăng ở người cao tuổi, người nhẹ cân, người có lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu, café, thuốc lá, ăn chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D.

- Những người thiếu hormone sinh dục do cắt bỏ buồng trứng, mãn kinh sớm, mắc một số bệnh nội tiết.

- Những người có tiền sử gãy xương (bản thân hoặc gia đình).

- Bệnh còn tăng ở những người phải dùng một số thuốc kéo dài như Corticoid, thuốc chống động kinh...

Biến chứng của loãng xương

- Biến dạng cột sống: rất hay gặp ở nữ giới với hình ảnh lưng còng. Người bệnh loãng xương có thể bị gù vẹo cột sống. Nếu bị loãng xương đốt sống ngực có thể dẫn đến biến dạng lồng ngực. Nặng hơn có thể gây khó thở.

- Gây giảm khả năng vận động của người bệnh. Thâm chí có thể gây tàn phế làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người có tuổi.

- Gãy xương: là biến chứng nguy hiểm hàng đầu trong các biến chứng của loãng xương. Phần lớn tình trạng gãy xương do loãng xương xảy ra ở xương đùi, xương cổ tay, thân đốt sống… Hậu quả của gãy xương có thể là tàn tật vĩnh viễn (50%), cũng có tới 20% người bệnh tử vong.

Gãy xương không chỉ khiến người bệnh đau đớn, tàn tật hoặc thậm chí tử vong mà còn là gánh nặng kinh tế với người bệnh. Có tới 30% các ca gãy xương hông cần đến sự chăm sóc điều dưỡng dài ngày, người bệnh phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác ngay cả trong những hoạt động sinh hoạt tối thiểu.

Bên cạnh đó việc nằm lâu bất động ở những bệnh nhân gãy xương do loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng khác như viêm phổi, tắc mạch chi…

Đối với trường hợp gãy thân đốt sống có thể để lại hậu quả tàn tật vĩnh viễn hoặc những cơn đau dai dẳng nhiều năm. Nhiều người bị biến dạng đốt sống có thể gây ảnh hưởng tới khả năng hít thở của người bệnh.

- Lún xẹp đốt sống: So với gãy xương thì lún xẹp đốt sống ít gây tử vong cho người bệnh nhưng lại thường gây ra tàn tật vĩnh viễn, ảnh hưởng sinh hoạt của người bệnh (giảm chiều cao, tư thế gù).

Phòng ngừa bệnh loãng xương

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương, cần có chế độ ăn uống cung cấp đủ canxi và Vitamin D. Nhu cầu canxi cần đáp ứng đủ theo từng lứa tuổi, nhu cầu canxi của trẻ em dưới 15 tuổi là 600-700 mg/ngày, trẻ trên 15 tuổi người lớn là 1000mg/ngày và ở người trên 50 tuổi là 1200 mg/ngày. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như tôm, cua, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa..

Thường xuyên vận động, tập luyện thể lực ngoài trời để giúp hệ xương khỏe mạnh, cơ bắp dẻo dai, sức mạnh các hệ cơ quan như tim mạch, hô hấp được tăng cường. Đối với người cao tuổi nên đề phòng té ngã, việc tập luyện thể lực ở mức vừa phải không nên quá sức. Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Khi có các dấu hiệu đi đau mỏi ở cột sống, ở xương khớp, các xương dài, đau các cơ bắp, hay bị chuột rút, ớn lạnh ở các cơ,...cần đi khám bệnh ngay để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Không được tự ý mua thuốc giảm đau để điều trị, việc lạm dụng thuốc Corticoid có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề, làm tình trạng loãng xương thêm nặng và khó kiểm soát.

Nguyễn Thế Quân

ad syt ad

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 655 Lượt truy cập trong tuần: 75150 Lượt truy cập trong tháng: 175235 Lượt truy cập trong năm: 3048349 Tổng số lượt truy cập: 47115737 Về đầu trang

Từ khóa » Thuốc Loãng Xương Rất Nguy Hiểm