Bệnh Loãng Xương Nên ăn Gì, Kiêng Gì? Gợi ý Thực đơn Và Cách Chế ...
Có thể bạn quan tâm
Một chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị loãng xương, ngăn ngừa các biến chứng từ căn bệnh này. Do đó, bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì là mối quan tâm của rất nhiều người.
Tổng quan về loãng xương
Loãng xương là tình trạng xương mỏng đi và mật độ chất trong xương giảm đi theo thời gian. Do đó, hệ xương của những người bị loãng xương rất giòn, dù chấn thương nhẹ cũng có thể dẫn đến gãy xương. Đây là một bệnh lý diễn tiến thầm lặng, thường chỉ phát hiện khi bệnh đã có biến chứng gãy xương.
Loãng xương có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày.
Chế độ ăn ảnh hưởng đến tình trạng bệnh như thế nào?
Một trong những nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là thiếu hụt canxi và vitamin D, đặc biệt là ở người cao tuổi bị loãng xương. Sự thiếu hụt những khoáng chất này làm cho cơ thể không đủ “nguyên liệu” để tái tạo, sản sinh thêm mô mới. Theo ThS.BS.CKI Ngô Tuấn Anh – Trung tâm Chấn thương chỉnh hình – Hệ thống BVĐK Tâm Anh, một người trưởng thành bình thường cần cung cấp cho cơ thể 800UI vitamin D và 1.000mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, bữa ăn của người Việt Nam trung bình chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu canxi của cơ thể. (1)
Sự thiếu hụt canxi, vitamin D và các khoáng chất khác đã ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tạo xương mới. Dưới đây là đáp án cho câu hỏi bệnh loãng xương nên ăn gì để có hệ xương khỏe mạnh.
Những lưu ý của chuyên gia về vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân loãng xương
Loãng xương nên ăn gì, bổ sung gì để xương chắc khỏe?
Tăng cường các thực phẩm cung cấp canxi, vitamin D và các chất cần thiết khác cho xương là sự lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh loãng xương.(2)
1. Sữa và các thực phẩm từ sữa
Sữa là một trong những nguồn cung cấp canxi hàng đầu, hàm lượng canxi có trong sữa lên đến 60%. Do đó, sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…) là những thực phẩm rất tốt cho người loãng xương. Ngoài ra, nếu cần thiết, người bệnh có thể dùng thêm các loại sữa đặc chế chuyên dùng để bổ sung canxi.
2. Các loại hải sản
Hải sản là nguồn cung cấp canxi và chất đạm dồi dào như tôm, cua… Để cơ thể hấp thụ được nhiều canxi hơn, hải sản nên được nấu thật kỹ và nhừ. Tuy nhiên, nếu người bệnh loãng xương kèm theo tình trạng gout thì nên kiêng các thực phẩm này để tránh tình trạng tăng acid uric máu.
3. Thực phẩm có nguồn gốc từ trứng
Trứng (trứng gà, trứng vịt, trứng chim…) là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất như canxi, selen, vitamin, folate, protein…, đây là những chất có lợi cho hệ xương.
Để làm phong phú thêm trong khẩu phần ăn, bạn có thể thay đổi cách chế biến trứng như: luộc, rán, ốp, kho, bắc…Mặc dù trứng rất tốt cho người mắc bệnh loãng xương nhưng người bệnh cũng chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả/lần, một tuần ăn 2 – 3 lần.
4. Các loại rau củ quả
Không chỉ có lợi cho bệnh loãng xương mà các loại rau củ quả còn có ích cho sức khỏe. Người bệnh nên ăn luộc để có thể hấp thu nhiều canxi và vitamin D nhất có thể từ nhóm thực phẩm này. Những loại rau củ tốt cho xương bao gồm: súp lơ xanh, cải xoăn, hạt đậu nành, bắp cải…
Ngoài rau củ quả, nước ép trái cây cũng là một nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho người bị loãng xương. Nước ép chuối, cam… là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị loãng xương vì hàm lượng canxi và vitamin D cao. Ngoài việc uống đủ nước, người bệnh có thể dùng thêm 1 – 2 ly nước ép mỗi ngày.
5. Ngũ cốc
Không chỉ chứa hàm lượng vitamin D và canxi cao, mà một số loại ngũ cốc được làm từ lúa mạch nguyên cám rất tốt cho sức khỏe. Bệnh nhân loãng xương, đặc biệt là những người từ 40 tuổi trở lên nên ăn ngũ cốc mỗi ngày để bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn các loại ngũ cốc ít đường để tránh tình trạng tăng đường huyết đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường.
6. Các loại thực phẩm chứa nhiều Omega 3
Không chỉ có ích cho người bị loãng xương, Omega-3 còn hỗ trợ rất tốt cho các bệnh lý về xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…
Những thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm cá mòi, cá hồi, cá thu… Để hấp thu được nhiều omega-3 và canxi nhất thì những loại cá này cần được nấu thật nhừ để có thể ăn cả xương. Ngoài ra, omega còn có thể được bổ sung qua thực phẩm chức năng và dầu cá.
Bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm có các dưỡng chất tốt cho xương khớp thì người bệnh cũng cần quan tâm đến những thực phẩm cần kiêng. (3)
1. Thịt và các loại thực phẩm giàu protein
Xương có khoảng 50% protein. Quá trình “gia cố” xương hỏi đòi một lượng axit amin ổn định. Trong khi đó, axit amin là thành phần quan trọng để cấu tạo nên protein, vì vậy người mắc bệnh loãng xương vẫn nên ăn các loại thực phẩm chứa protein. Tuy nhiên, cần lưu ý là chuyển nguồn cung cấp protein từ thịt đỏ sang thịt trắng (thịt gà, cá…) và tiêu thụ protein ở mức độ vừa phải. Dư thừa protein sẽ dẫn đến việc tăng bài tiết canxi trong nước tiểu.
2. Thức ăn mặn
Natri trong muối ăn gây mất canxi và làm xương yếu dần theo thời gian. Vì vậy, người bệnh loãng xương cần cố gắng hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều muối như:
- Các loại thịt chế biến sẵn: giăm bông, xúc xích, thịt hộp…
- Thức ăn nhanh: gà rán, pizza, khoai tây chiên…
- Các loại thịt khô: khô bò, khô mực, khô gà…
- Các loại mắm, nước mắm…
Ngoài ra, để xác định một thực phẩm có nhiều natri hay không, người bệnh có thể xem mục % giá trị hằng ngày trong bảng dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm. Nếu chỉ số natri cao hơn 20%, món ăn đó có hàm lượng muối cao.
3. Rau chân vịt và các loại thực phẩm chứa oxalat
Rau chân vịt, củ cải đường và một số loại đậu chứa nhiều oxalat. Oxalat ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể, do đó người bệnh loãng xương nên kiêng ăn các loại thực phẩm này.
4. Cám lúa mì
Cám lúa mì là lớp bên ngoài của hạt lúa mì, được tách ra từ quá trình xay xát, rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hàm lượng phytate cao trong cám lúa mì có thể ngăn cơ thể hấp thụ canxi. Nếu người bệnh uống thuốc bổ sung canxi, nên uống trước hoặc sau thời điểm ăn cám lúa mì ít nhất 2 giờ.
5. Các loại thức uống
- Một số loại nước ngọt và nước ngọt có ga chứa axit photphoric, làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu.
- Caffeine có trong cà phê và trà sẽ làm canxi thoát ra khỏi xương và làm giảm sự hấp thụ canxi, do đó mất cấu trúc xương.
- Uống nhiều rượu dẫn đến tăng bài tiết canxi qua đường tiểu.
Thực đơn dành cho người loãng xương
Dưới đây là một số thực đơn gợi ý dành cho người loãng xương: (4)
1. Súp đậu hũ tôm xương sườn
- Nguyên liệu: 300g sườn lợn, 30g tôm, 500g đậu hũ, 80g hành tây, 1 nhánh tỏi, rượu gạo, hành tây, gừng, hạt tiêu, muối, bột ngọt, gia vị vừa đủ.
- Cách làm: Rửa sạch xương sườn, đun sôi vớt bỏ bọt nổi. Sau đó thêm gừng và hành lá, đun nhỏ lửa cho đến khi xương sườn nhừ thì thêm đậu hũ, tôm, hành tây và tỏi. Tiếp tục đun sôi.
2. Ngao hấp
Các nghiên cứu cho thấy thịt ngao và trứng gà đều chứa khá nhiều canxi. Cụ thể, trong mỗi 100g thịt ngao có 177mg canxi; mỗi 100g lòng đỏ trứng gà có 134mg canxi. Ngoài ra, trứng gà còn chứa khá nhiều vitamin D, giúp thúc đẩy quá trình hấp thu canxi và phốt pho.
- Nguyên liệu: 10 con ngao, 1 quả trứng gà
- Cách làm: Ngâm ngao trong nước và rửa sạch, sau đó cho vào bát. Đập trứng gà vào, khuấy đều. Cuối cùng, cho gia vị vào rồi mang đi hấp.
3. Tôm xào rau hẹ
Tôm là một trong những nguồn cung cấp canxi dồi dào. Trong mỗi 100g tôm đồng có tới 1.120 mg canxi, trong mỗi 100g tôm nõn có 882 mg canxi.
- Nguyên liệu: 50g tôm, 1 quả trứng gà, 200g rau hẹ
- Cách làm: Dùng dầu thực vật xào tôm trước, sau đó cho rau hẹ vào, cuối cùng cho trứng gà vào
Bác sĩ Tuấn Anh chia sẻ, để có thể kiểm soát tốt bệnh loãng xương, bên cạnh việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng thì người bệnh cũng cần thường xuyên rèn luyện thân thể, dùng thuốc điều trị loãng xương theo chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ hoặc bất cứ lúc nào phát hiện những bất thường khác.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; ThS.BS Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng loãng xương. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm thông tin về các loại thực phẩm người bệnh loãng xương nên ăn, nên kiêng, thực đơn và cách chế biến các món ăn bổ dưỡng, tốt cho hệ cơ xương khớp.
Từ khóa » Dập Xương Ngón Tay Kiêng ăn Gì
-
Gãy Tay Kiêng ăn Gì Và Nên ăn Gì? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Bị Gãy Xương Nên ăn Gì để Mau Liền? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Người Bị Gãy Xương Nên ăn Gì để Hồi Phục Nhanh Hơn? - Hello Bacsi
-
Gãy Xương Nên ăn Gì để Mau Liền? | BvNTP
-
Gãy Tay, Gãy Xương Kiêng ăn Gì? Nên ăn Gì để Nhanh Phục Hồi?
-
Chế độ ăn Cho Người Gãy Xương: Nên Và Không Nên ăn Gì?
-
Chăm Sóc Và Hồi Phục Sau Gãy Xương - Vinmec
-
Khi Bị Gãy Xương Nên ăn Gì Và Kiêng Gì để Xương Nhanh Hồi Phục?
-
Top 15 Dập Xương Ngón Tay Nên ăn Gì
-
Bệnh Nhân đau Khớp Ngón Tay Kiêng ăn Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bị Gãy Xương Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Phục Hồi?
-
Bị Gãy Xương Kiêng ăn Gì Và Nên ăn Gì để Sớm Hồi Phục
-
20+ Loại Thực Phẩm Cho Bệnh Thoái Hóa Khớp: Ăn Gì Và Kiêng Gì?
-
Thoái Hóa Khớp Ngón Tay Nên ăn Gì? - Xương Khớp Quốc Tế SCC