Bệnh Lòi Dom Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị | BvNTP

Trĩ (bệnh lòi dom) là bệnh gì? Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom, là hậu quả của việc áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên. Áp lực tăng lên này khiến cho các tĩnh mạch bị viêm và sưng lên, làm cho người bệnh khó chịu và đau đớn, đặc biệt là khi ngồi. Bệnh trĩ được chia làm hai dạng, tùy thuộc vào vị trí xảy ra, bao gồm: Trĩ nội: liên quan đến các tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không gây đau. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ. Trĩ ngoại: liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau và đôi khi có thể kèm theo chảy máu. Bệnh trĩ thường không nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng và không truyền nhiễm.

Nguyên nhân gây ra bệnh lòi dom?

Nguyên nhân gây ra bệnh lòi dom là do các mạch máu xung quanh hậu môn và trực tràng do áp lực sẽ bị kéo dài sưng phình to. Bệnh lòi dom (bệnh trĩ) gây ra viêm tĩnh mạch có thể phát triển khi thay đổi áp lực trong trực tràng. Một số nguyên nhân gây lên bệnh lòi dom:

- Hoạt động tình dục qua đường hậu môn

- Bị táo bón mãn tính

- Bị tiêu chảy mãn tính

- Tăng cân đột ngột

- Mắc bệnh béo phì

- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai

- Đi đại tiện ngồi quá lâu

- Rặn quá mạnh khi đi đại tiện

- Do di truyền.

- Nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi tác

Các dấu hiệu và triệu chứng của lòi dom là gì?

Theo như lời bệnh nhân mắc bệnh lòi dom (bệnh trĩ) mô tả thì triệu chứng và dấu hiệu của bệnh lòi dom là hậu môn cảm thấy đau rát, co thể nhận thấy rõ ràng búi dom (búi trĩ) sa ra ngoài. Trong một số trường hợp bệnh lòi dom ở mức độ nhẹ và sẽ tự biến mất sau một vài ngày. Thực tế, rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh lòi dom không có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lòi dom phổ biến:

- Xuất hiện các cục cứng xung quanh hậu môn. Nó có thể là cục máu đông, được gọi là huyết khối (búi dom hay búi trĩ). Các búi dom này có thể gây đau đớn.

- Khi đi đại tiện cảm thấy không thoải mái.

- Đai đại tiện ra máu tươi

- Vùng hậu môn luôn cảm giác ngứa ngáy

- Xuất hiện chất nhầy ở vùng hậu môn

- Khi đi đại tiện cảm thấy đau đớn

- Vùng hậu môn sưng đỏ

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cắt trĩ được áp dụng. Trong đó, mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và thế mạnh riêng.

1. Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống:

Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống là phương pháp được áp dụng từ khá lâu đời. Cơ chế của phương pháp này là sử dụng dao mổ để loại bỏ bệnh lòi dom hay còn gọi là tình trạng sa búi trĩ tại hậu môn. Phương pháp này hiện nay vẫn được áp dụng tại một số phòng khám chữa bệnh trĩ. Ưu điểm của phương pháp này là có chi phí khá thấp. Tuy nhiên, chúng thường gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Ngoài ra, nếu không được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và không được vô trùng tuyệt đối, bệnh nhân sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng nhiễm trùng tại hậu môn rất nguy hiểm.

2. Cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Phương pháp PPH hay còn được gọi là máy kẹp PPH. Cơ chế hoạt động của phương pháp này được phát triển dựa trên những nhận thức về mối quan hệ giữa các búi dom (trĩ) với niêm mạc của hậu môn, trực tràng. Từ đó, đưa ra giải pháp cắt khoanh niêm mạc trực tràng bị lồi ra nhằm giải quyết triệt để tình trạng sa búi trĩ.

Khi sử dụng phương pháp PPH để điều trị bệnh lòi dom (bệnh trĩ), các bác sĩ sẽ tiến hành mở lỗ hậu môn ở vị trí phía trên đường lược khoảng 4cm. Sau đó, đưa máy kẹp PPH vào hậu môn và tiến hành cắt bỏ.

Phương pháp này có thể áp dụng với những bệnh nhân bị bệnh lòi dom (bệnh trĩ) như: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Ưu điểm của phương pháp này là điều trị bệnh lòi dom nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và ít gây đau đớn cho người bệnh.

3. Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT

Phương pháp HCPT là kỹ thuật sử dụng sóng điện cao tầng làm đông máu. Sau đó, sử dụng dòng điện để cắt bỏ các búi dom (búi trĩ). Dòng điện này có nhiệt độ khá thấp chỉ khoảng từ 70 – 80 độ C nên gần như không gây bỏng hay ảnh hưởng trực tiếp đến các biểu mô lành tính ở hậu môn.

Ưu điểm của kỹ thuật này là điều trị bệnh lòi dom là ít đau đớn, an toàn. Sau điều trị, thời gian nghỉ ngơi để phục hồi của bệnh nhân khá ngắn nên không gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra, phương pháp này còn được đánh giá là có thể bảo vệ bệnh nhân khỏi nguy cơ tái phát bệnh lòi dom trở lại.

Từ khóa » Hiện Tượng Bệnh Lòi Dom