Bệnh Lý Rối Loạn Giấc Ngủ Nguyên Nhân Và Tác Hại | TCI Hospital

Tình trạng ngủ không ngon giấc hay bị giật mình về đêm, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay mê sảng hoặc gặp ác mộng, khi thức dậy người mệt mỏi. Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh lý rối loạn giấc ngủ. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều áp lực khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nguyên nhân và tác hại của chứng rối loạn giấc ngủ trong bài viết dưới đây.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Bệnh lý rối loạn giấc ngủ là gì?
  • 2. Rối loạn giấc ngủ gây nguy hiểm gì?
  • 3. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
    • 3.1 Nguyên nhân bệnh lý
    • 3.2 Nguyên nhân tâm lý gây bệnh lý rối loạn giấc ngủ
    • 3.3 Môi trường và các yếu tố khác gây bệnh lý rối loạn giấc ngủ

1. Bệnh lý rối loạn giấc ngủ là gì?

Những người bị rối loạn giấc ngủ chia sẻ rằng họ sợ nhất lúc lên giường vì khi lên giường để ngủ mà mãi không ngủ được, xoay người nằm trằn trọc đến sáng hoặc mỗi đêm chỉ chợp mắt được 3-4 tiếng, khi tỉnh dậy người rất mệt mỏi. Đây là tình trạng mất ngủ, một dạng điển hình nhất hay gặp của những người bệnh rối loạn giấc ngủ.

Một số người khác bị rối loạn giấc ngủ chia sẻ rằng, một đêm họ có thể bị giật mình và tỉnh giấc đến 3-4 lần. Mỗi lần tỉnh giấc đó phải mất một thời gian sau họ mới có thể ngủ tiếp được. Khi ngủ họ hay bị mê sảng như nói hoặc đi đứng vô thức trong khi ngủ hoặc mơ thấy ác mộng. Đây là tình trạng rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ, một dạng cũng rất hay gặp của bệnh rối loạn giấc ngủ.

Ngoài ra, một số người còn gặp phải chứng ngủ rũ hay ngủ nhiều với các biểu hiện như ngủ gà ngủ gật vào ban ngày, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, ngủ xong cơ thể mệt mỏi không cảm thấy thoải mái.

Mất ngủ, rối loạn nhịp giấc ngủ, ngủ rũ là 3 dạng điển hình của bệnh rối loạn giấc ngủ. Trong đó, thường gặp nhất là chứng mất ngủ (hay gặp ở người lớn tuổi), tiếp đến là chứng rối loạn nhịp giấc ngủ (hay gặp ở người trẻ tuổi).

những triệu chứng điển hình của bệnh lý rối loạn giấc ngủ.

Đây là những triệu chứng điển hình của rối loạn giấc ngủ.

2. Rối loạn giấc ngủ gây nguy hiểm gì?

Khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ đào thải các chất độc ra bên ngoài để cung cấp năng lượng cho cơ thể bắt đầu một ngày mới. Cơ thể con người không phải một “cỗ máy” mà cần được nghỉ ngơi để tái tạo và kéo dài sự sống. Nếu cơ thể cứ làm việc liên tục trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến suy nhược cơ thể gây kiệt sức, kéo theo tâm lý sợ hãi, hoang mang,…

Rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị mà kéo dài, sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe như:

– Bệnh lý: đột quỵ, cao huyết áp, tim mạch, suy nhược thần kinh, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh thận, bệnh trầm cảm, bệnh tâm thần,…

– Tâm lý: dễ cáu gắt, nổi nóng, xa lánh mọi người, căng thẳng, lo âu,…

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh rối loạn giấc ngủ có nguy cơ bị tai nạn giao thông, thực hiện các hành vi trái pháp luật gây hại cho người khác cao hơn những người bình thường.

rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ

Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ não.

3. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

3.1 Nguyên nhân bệnh lý

Rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra do các bệnh lý khác trong cơ thể như: rối loạn tâm thần, trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc các bệnh lý thực thể khác như đau cơ xương khớp, viêm loét dạ dày tá tràng, hen phế quản, bệnh tim mạch, tiểu đường,…

Các bệnh lý này sẽ gây nhiều triệu chứng, trong đó có các triệu chứng điển hình nhất như gây đau, khó thở, hồi hộp khiến người bệnh trằn trọc, khó ngủ lâu ngày dẫn đến tình trạng mất ngủ hoặc rối loạn nhịp sinh học của giấc ngủ.

nguyên nhân gây bệnh rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ, khó ngủ có nhiều nguyên nhân: bệnh lý, tâm lý, môi trường ,… gây ra.

3.2 Nguyên nhân tâm lý gây bệnh lý rối loạn giấc ngủ

Ngày nay, rối loạn giấc ngủ do yếu tố tâm lý như stress, lo âu, căng thẳng,… ngày càng tăng. Khi bị stress, lo âu, căng thẳng sẽ gây cản trở việc tiết ra hormone melatonin chất gây buồn ngủ.

Khi cơ thể phải trải qua một cú sốc tâm lý nào đó như mất đi người thân, mất sự nghiệp,… có thể dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Với trẻ em, khi quá căng thẳng, sợ hãi, hồi hộp cũng sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.

3.3 Môi trường và các yếu tố khác gây bệnh lý rối loạn giấc ngủ

Môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi, phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng trong phòng ngủ không thích hợp, giường ngủ không được vệ sinh sạch sẽ,.. cũng có thể gây tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Ngày nay, những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn giấc ngủ ở giới trẻ là các thói quen xấu như xem điện thoại, chơi game muộn, lạm dụng thuốc và các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…

Nếu có biểu hiện của bệnh rối loạn giấc ngủ, bạn hãy lưu ý xem mình có mắc phải một số nguyên nhân sau không:

– Thời gian ngủ không cố định

– Sử dụng các chất kích thích như café, nước ngọt, đồ uống có cồn trước khi ngủ

– Tiếp xúc nhiều với ánh sáng như xem tivi, chơi điện thoại, làm việc muộn

– Tập gym quá muộn

– Lo âu, căng thẳng, sợ hãi

– Đang mắc bệnh lý nào đó

Khi có những dấu hiệu rối loạn giấc ngủ, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được thăm khám, tư vấn biện pháp điều trị hiệu quả. Tránh lạm dụng thuốc an thần. Không nên để tình trạng mất ngủ kéo dài vì sẽ dễ dẫn đến mất ngủ mạn tính khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bệnh Rối Loạn Giấc Ngủ