Bệnh Lý Viêm Tuyến Nước Bọt Và Vai Trò Của Siêu âm Chẩn đoán
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Bệnh lý viêm tuyến nước bọt và vai trò của siêu âm chẩn đoán 02:52 PM 01/03/2016 1. Dịch tễ Viêm tuyến nước bọt mang tai là một bệnh lý thường gặp vào mùa đông xuân, và gặp ở mọi lứa tuổi. Với triệu chứng lâm sàng: sưng đau vùng quanh tai và dưới hàm một hoăc hai bên, có thể nóng, đỏ tại chỗ. Toàn thân có thể sốt, buồn nôn, người mệt mỏi.Các tuyến nước bọt trong cơ thể 2. Các nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh, trong đó chủ yếu là: - Vi rút: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh quai bị, do 1 loại vi rut thuộc nhóm Paramyxo virus có tên Mumps virus, 1 loại bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, tiến triển thành dịch thường gặp ở lứa tuổi thanh, thiến niên. Bệnh có thể gây ra các tổn thương ngoài tuyến nước bọt: Viêm não, viêm tụy, viêm tinh hoàn và buồng trứng ) - Vi khuẩn: Thường gặp là loại Staphylococcus và Stretococcus…Lây truyền theo đường tiếp cận trực tiếp sau các bệnh lí nhiễm trùng răng miệng: bệnh lý viêm tai xương chũm, và viêm khớp thái dương-hàm…, bệnh chỉ gây tổn thương tại chỗ và không thành dịch). - Nguyên nhân dị ứng sau sử dụng 1 số loại thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, các thuốc hóa trị liệu…. - Ngoài ra còn các nguyên nhân: nhiễm độc, nhiễm nấm, lao, các bệnh lí hệ thống… 3. Chẩn đoán bệnh 3.1. Triệu chứng cơ năng và thực thể • Tuyến nước bọt mang tai hoặc dưới hàm hai bên to ra, có khi làm biến dạng mặt, mặt phình ra, cổ bạnh, cằm xệ. • Da vùng tuyến mang tai bị sưng căng, bóng, sờ nóng đau, và không đỏ, ấn không lõm (đối với viêm tuyến nước bọt do vi rút), và đỏ, ấn lõm (đối với viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn). • Nước bọt ít, quánh. • Lỗ ống Stenon viêm đỏ, hoặc có mủ chảy ra khi vuốt dọc ống tuyến (trong trường hợp nguyên nhân là vi khuẩn). • Sưng hạch góc hàm • Các triệu chứng khác: Đau họng, đau hàm khi há miệng, khi nhai, nuốt, đau lan ra tai. Toàn thân có thể sốt, đau đầu, người mệt mỏi. 3.2. Các xét nghiệm • Xét nghiệm máu: Bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm (đối với nguyên nhân do vi rút) và tăng (đối với nguyên nhân vi khuẩn), amylase máu và nước tiểu đều tăng. 4. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và vai trò của siêu âm chẩn đoán Có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh bao gồm siêu âm, X-quang không chuẩn bị, CT-scan và MRI. Trong đó siêu âm là phương tiện chẩn đoán đầu tay và quan trọng trong các tổn thương mô mềm vùng đầu mặt cổ. Nó có vai trò chẩn đoán xác định bệnh (tuyến nước bọt viêm) cũng như cung cấp dữ liệu cho chẩn đoán phân biệt quan trọng (phân biệt các khối u). Trong kỹ thuật này cần khảo sát toàn bộ vùng cổ để phát hiện các tổn thương kết hợp. Hình ảnh siêu âm thường gặp trong viêm tuyến nước bọt • Viêm tuyến nước bọt cấp Trong viêm cấp tính, các tuyến nước bọt thường to lên, cấu trúc giảm âm không đồng nhất, gồm các nốt giảm âm nhỏ và tăng sinh mạch trong nhu mô tuyến.
• Viêm tuyến nước bọt mạn tính: Trong viêm mãn tính, các tuyến nước bọt có kích thước bình thường hoặc nhỏ đi, giảm âm, không đồng nhất, và thường không có tăng các dòng chảy của mạch máu trên siêu âm Doppler mầu.
• Abces tuyến nước bọt: Tổn thương là các ổ giảm âm hoặc trống âm có tăng cường âm phía sau và các bờ không rõ, có thể dịch hóa trung tâm và các bọt khí nhỏ. • Ngoài ra trong bệnh lý viêm tuyến nước bọt, các hạch bạch huyết xung quanh có thể to lên, tăng sinh mạch nhưng vẫn giữ cấu trúc âm đồng nhất. 5. Kết luận Bệnh lý viêm tuyến nước bọt là loại bệnh lí thường gặp, có thể gây thành dịch và biến chứng nhiều cơ quan trong cơ thể. Việc phát hiện bệnh và chẩn đoán, điều trị sớm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và cộng đồng. Siêu âm là một phương pháp đầu tay, đơn giản và dễ thực hiện ở tất cả các cơ sở y tế để chẩn đoán viêm tuyến nước bọt, góp phần chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, ngăn ngừa các biến chứng! Khoa Chẩn đoán Chức năng – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻ
Tin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Tắc đường Nước Bọt
-
Nhận Biết Tắc Tuyến Nước Bọt Mang Tai - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Viêm Tuyến Nước Bọt: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bệnh Viêm Tuyến Nước Bọt Có Lây Không? | Vinmec
-
Biến Chứng Và điều Trị Viêm Tuyến Nước Bọt | Vinmec
-
Viêm Tuyến Nước Bọt - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - MSD Manuals
-
Điểm Danh Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Viêm Tuyến Nước Bọt
-
Viêm Tuyến Nước Bọt Có Nguy Hiểm Không? Đừng Chủ ... - Hello Bacsi
-
Viêm Tuyến Nước Bọt Dưới Lưỡi: Nguyên Nhân - Cách điều Trị
-
Viêm Tuyến Nước Bọt - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Bệnh Viêm Tuyến Nước Bọt Và Mọi điều Bạn Cần Biết - YouMed
-
Phòng Và điều Trị Viêm Tuyến Nước Bọt
-
Viêm Tuyến Nước Bọt - Tuổi Trẻ Online
-
Viêm Tuyến Nước Bọt: Triệu Chứng Và điều Trị