Bệnh Mỡ Máu Và Các Triệu Chứng Của Nó
Có thể bạn quan tâm
Bệnh mỡ máu là căn bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi do chế độ ăn uống và dinh dưỡng không phù hợp
Căn bệnh này đang gia tăng rất nhanh ở các nước đang phát triển.
Do triệu chứng của bệnh mỡ máu không rõ rệt nên bạn cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá bệnh này.
Bệnh mỡ máu là gì?
Mỡ máu là tên gọi thông thường của lipid máu, gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần quan trọng nhất là cholesterol.
Bệnh mỡ máu là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân khác nhau dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.
Cholesterol là thành phần quan trọng đối với cơ thể. Nó góp mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc tế màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D và một số hormon khác. Với một lượng phù hợp thì cholesterol giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh.
Cholesterol chỉ trở nên có hại khi có sự rối loạn giữa các loại cholesterol, gây bệnh lý điển hình là xơ vữa động mạch.
Để xét nghiệm đánh giá lượng mỡ máu, ngoài tổng số Cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol theo các loại lipoprotein, trong đó có 2 loại quan trọng đó là LDL –c (lipoprotein tỉ trọng thấp ) “ mỡ xấu” và HDL-c ( Lipoprotein tỉ trọng cao) “mỡ tốt.”
Mỡ máu tăng cao khi loại xấu tăng và loại tốt giảm, gây ra nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh rối loạn mỡ máu:
>>> Xét nghiệm tổng quát chất lượng, uy tín.
Một số người sẽ không có dấu hiệu nào khi bị mỡ máu, tuy nhiên, số còn lại sẽ có những biểu hiện lâm sàng dưới đây:
-
Huyết áp không ổn định:
Khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa, huyết áp không ổn định : chỉ số huyết áp lên xuống thất thường.
-
Đau và tê bì chân tay:
Mỡ xấu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, là ngưng trệ sự lưu thông của máu đến chân, tay khiến chân tay bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân, ngón tay rã rời.
Bên cạnh cảm giác đau thì thiếu máu đến các chi khiến bàn tay và bàn chân dễ bị lạnh hơn.
Vì vậy, nếu bạn có những triệu chứng này xuất hiện ở bàn tay, bàn chân thì nên thăm khám để xác định nguyên nhân sớm.
-
Đau ngực:
Những cơn đau thắt ngực do rối loạn mỡ máu gây ra thường không xảy ra thường xuyên, tự mất không cần điều trị.
Có những người khỏe mạnh nhưng chỉ vì cơn đau ngực mà tử vong là do nguyên nhân này.
Vì vậy, nếu triệu chứng này cứ lặp đi lặp lại. Hoặc bạn có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹn, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút thì nên đi gặp bác sĩ ngay.
-
Đột quỵ:
Bệnh mỡ máu kéo theo chỉ số triglyceride cao hơn mức an toàn, các mảng xơ vữa động mạch cản trở việc lưu thông máu lên não. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cơn đột quỵ.
Người nào dễ mắc bệnh mỡ máu:
Nếu bạn đang nằm trong những trường hợp sau, sẽ có nguy cơ rối loạn mỡ máu cao hơn bình thường:
- Đang mắc bệnh đái tháo đường: đường huyết cao làm tăng LDL – cholesterol và giảm HDL- cholesterol. Đường huyết cao cũng là nguyên nhân làm giảm tổn haij niêm mạc mạch máu.
- Gia đình có người thân bị bệnh tim mạch trước 50 tuổi ở nam hoặc 60 tuổi ở nữ.
- Gia đình có bệnh sử liên quan đến mỡ trong máu.
- Người hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì.
- Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng: ăn nhiều chất béo bão hòa từ các sản phẩm động vật và chất béo có trong bánh quy.
- Béo phì.
- Chu vi vòng eo lớn: bạn sẽ dễ mắc bệnh nếu có chu vi vòng eo lớn. Cụ thể: chu vi vòng eo đàn ông trên 102cm, chu vi vòng eo phụ nữ trên 89cm.
- Ít tập thể dục.
- Hút thuốc lá gây tổn thương các thành mạch máu, gây tích tụ mỡ thành mạch.
Lưu ý trước khi xét nghiệm mỡ máu:
-
Nhịn ăn:
Xét nghiệm mỡ máu cần nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng mới cho kết quả chính xác. Vì khi ăn, thực phẩm chứa nhiều lipid và chất dinh dưỡng chuyển hóa thành đường glucose trong máu tăng, gây rối loạn các chỉ số, dẫn đến sự sai lệch khi chẩn đoán bệnh.
-
Không uống sữa, thuốc, nước ngọt, cà phê, hút thuốc.
Đây là những loại không được sử dụng trước khi xét nghiệm 24 giờ. Các loại nước này tác động mạnh đến chỉ số sinh hóa máu nên kết quả xét nghiệm sẽ không chính xác.
-
Uống đủ nước:
Xét nghiệm này đòi hỏi bệnh nhân phải nhịn ăn trong thời gian dài, dễ làm cơ thể bị mệt, do đó, bệnh nhân có thể uống nước để bổ sung thêm năng lượng. Giúp giảm căng thắng, lo âu trong quá trình chờ đợi xét nghiệm.
-
Thời điểm lấy máu để xét nghiệm:
Do nồng độ một số chất thay đổi tùy vào từng thời điểm lấy máu, nên bạn cần chọn thời điểm tốt nhất để có kết quả chính xác. Nồng độ cortisol, sắt huyết thanh và glucose cao nhất vào buổi sáng 6 – 8 giờ, giảm dần vào buổi chiều và nửa đêm. Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.
Xem thêm: Hội chứng Down
Cách đọc các chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu:
Cholesterol Toàn phần | Lý giải |
---|---|
< 200 mg/dL(5,1 mmol/L) | Đây là nồng độ lý tưởng và nguy cơ bệnh động mạch vành của bạn là thấp. |
200 – 239 mg/dL(5,1 – 6,2 mmol/L) | Đây là mức ranh giới, cần chú ý |
≥ 240 mg/dL(6,2 mmol/L) | Bạn bị tăng cholesterol máu. Những người có mức này thường có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao gấp hai lần người bình thường |
Theo thống kê, người càng lớn tuổi, lượng Cholesterol trong máu càng cao, tình trạng này xảy ra ở nam nhiều hơn nữ khi cả hai dưới 50 tuổi, nhưng tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ cao hơn nam đối với những người trên 50 tuổi.
HDL Cholesterol (tốt) | Lý giải |
---|---|
< 40 mg/dL(1,0 mmol/L) (nam giới)< 50 mg/dL(1,3 mmol/L) (nữ giới) | HDL cholesterol của bạn thấp. Đây là một trong các nguy cơ chính của bệnh tim mạch. |
> 60 mg/dL (1,5 mmol/L) | HDL cholesterol tăng. Điều này có nghĩa là tốt và mang tính bảo vệ cơ thể bạn trước các nguy cơ tim mạch. |
HDL- c giảm là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, thường gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực.
LDL Cholesterol (xấu) | Lý giải |
---|---|
< 100 mg/dL(< 2,6 mmol/L | Rất tốt |
100 – 129 mg/dL(2,6 – 3,3 mmol/L) | Được |
130 – 159 mg/dL(3,3 – 4,1 mmol/L) | Tăng giới hạn |
160 – 189 mg/dL(4,1 – 4,9 mmol/L) | Tăng (nguy cơ cao) |
≥ 190 mg/dL(4,9 mmol/L) | Rất tăng (nguy cơ rất cao) |
Nồng độ LDL tăng, lâu ngày lắng đọng ở thành mạch của tim và não sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Nguy hiểm hơn có thể đột ngột gây nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
Đây là chỉ số quan trọng cần theo dõi, chỉ số càng lớn đồng nghĩa với nguy cơ càng tăng, khi đạt đến mức tối đa sẽ rất nguy hiểm.
Triglyceride | Lý giải |
---|---|
< 150 mg/dL (1,7 mmol/L) | Bình thường |
150–199 mg/dL (1,7 – 2,2 mmol/L) | Tăng giới hạn |
200–499 mg/dL (2,2 – 5,6 mmol/L) | Tăng |
≥ 500 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L) | Rất tăng |
Chỉ số Triglyceride được dùng để đánh giá nguy có mắc bệnh về tim mạch. Từ đó đưa ra những phương pháp điều trị y tế phù hợp.
Xét nghiệm mỡ máu ở Đà Nẵng:
Mỡ máu là nguyên nhân thường gặp gây ra biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, tai tiến mạch vành… Giải quyết vấn đề rối loạn mỡ máu chính là giảm thiểu tối đa những biến chứng này.
Kiểm soát tốt 4 chỉ số Cholesterol, LDL – c, HDL-C, Triglyceride sẽ giảm nguy cơ bị rối loạn mỡ máu trong cơ thể .
Để phòng ngừa bệnh mỡ máu, bạn nên khám và xét nghiệm định kỳ mỡ máu tại những cơ sở y tế uy tín.
Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn hiện đang là địa chỉ xét nghiệm uy tín được khách hàng tin tưởng nhiều năm qua. Phòng khám thực hiện các xét nghiệm cơ bản đến chuyên sâu như xét nghiệm tổng quát, xét nghiệm ADN, sàng lọc trước sinh NIPT.
Hotline tư vấn : 091.555.1519
Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Từ khóa » Tổng Quan Về Bệnh Mỡ Máu
-
Bệnh Mỡ Máu Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? | Medlatec
-
Máu Nhiễm Mỡ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Tổng Quan Về Cholesterol (Mỡ Trong Máu) - Bệnh Viện FV
-
Mỡ Máu Là Gì? Thành Phần Mỡ Máu | Vinmec
-
Bệnh Mỡ Máu Gia đình: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Máu Nhiễm Mỡ - Căn Bệnh Thời đại
-
Rối Loạn Lipid Máu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tác Hại Của Mỡ Máu Cao Và Các Biện Pháp Hạn Chế Tăng Mỡ Máu
-
Tổng Quan Bệnh Mỡ Máu - Emuglucan
-
Hiểu đúng Về Cholesterol để Phòng Bệnh Mỡ Máu Cao
-
Xét Nghiệm Mỡ Máu - Chỉ Số Bao Nhiêu Là Cao - Phòng Khám Medic
-
Kiểm Soát Mỡ Máu Tăng Cao - Phòng Ngừa Biến Chứng Nguy Hiểm
-
Liên Quan Rối Loạn Mỡ Máu Và Bệnh Tim Mạch
-
Rối Loạn Chuyển Hóa Mỡ Máu - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương