Bệnh Mụn Cóc Plantar - Mụn Cóc ở Lòng Bàn Chân Và Cách Chữa
Có thể bạn quan tâm
Bệnh mụn cóc Plantar là một loại mụn cóc thường xuất hiện ở bên trong phía dưới lớp da dày và cứng dưới lòng bàn chân. Bạn có thể tự chăm sóc hoặc gặp bác sĩ để loại bỏ mụn cóc.
1. Mụn cóc ở lòng bàn chân là gì
2. Triệu chứng của bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân
- Khi nào nên đi khám bác sĩ?
3. Nguyên nhân gây ra mụn cóc ở lòng bàn chân
- Sự lây truyền của Virus
- Yếu tố nguy cơ gây bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân
4. Biến chứng của bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân
5. Điều trị bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân
- Chuẩn bị trước khi đi khám
- Chẩn đoán
- Điều trị
- Biện pháp tự khắc phục
6. Phòng chống bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân
7. Bác sĩ điều trị
8. Chia sẻ của bệnh nhân
1. Bệnh mụn cóc Plantar là gì?
Mụn cóc Plantar - mụn cóc ở lòng bàn chân (tên tiếng Anh là Plantar Warts) là những khối u nhỏ thường xuất hiện ở gót chân hoặc các vùng chịu áp lực khác của bàn chân. Áp lực này cũng có thể làm mụn cóc ở lòng bàn chân mọc bên trong phía dưới lớp da dày và cứng (vết chai).
HPV là tác nhân gây ra mụn cóc ở lòng bàn chân. Virus xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua các vết cắt nhỏ, vết nứt hoặc những chỗ yếu khác ở dưới chân.
Hầu hết mụn cóc ở lòng bàn chân không phải là vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng và thường biến mất mà không cần điều trị. Bạn có thể tự chăm sóc hoặc gặp bác sĩ để loại bỏ mụn cóc.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân
Dấu hiệu và triệu chứng của mụn cóc ở lòng bàn chân bao gồm:
- Những u (tổn thương) nhỏ, như mụn thịt, thô, sần ở dưới chân của bạn, thường là đáy của ngón chân và bàn chân trước hoặc gót chân
- Da cứng, dày lên (vết chai) trên một "chỗ" được xác định rõ ràng trên da, nơi mụn cóc đã phát triển bên trong.
- Những chấm nhỏ màu đen, thường được gọi là hạt mụn cóc nhưng thực ra nó nhỏ, dạng như cục máu đông.
- Một thương tổn làm đứt gãy các đường nếp bình thường trên da chân
- Đau hoặc yếu khi đi bộ hay đứng
Triệu chứng bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ đối với những vết thương ở chân nếu:
- Thương tổn đang chảy máu, đau đớn hoặc thay đổi về hình dạng hay màu sắc
- Bạn đã thử điều trị mụn cóc, nhưng nó vẫn tồn tại, nhân rộng lên hoặc tái phát
- Bạn khó chịu vì nó ảnh hưởng đến các hoạt động của bạn
- Bạn bị tiểu đường hoặc cảm giác ở chân kém.
- Bạn bị suy yếu miễn dịch do thuốc ức chế miễn dịch, HIV/AIDS hoặc các rối loạn khác ở hệ miễn dịch
- Bạn không chắc chắn liệu tổn thương có phải là mụn cóc không
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
3. Nguyên nhân gây ra bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân
Nguyên nhân gây mụn cóc ở lòng bàn chân là do nhiễm HPV ở lớp ngoài cùng trên da ở lòng bàn chân. Chúng phát triển khi virus xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua các vết cắt nhỏ, vết nứt hoặc những chỗ yếu khác ở đáy bàn chân bạn.
HPV rất phổ biến, và có hơn 100 loại virus tồn tại. Nhưng chỉ một số ít gây ra mụn cóc trên bàn chân. Các loại HPV khác có khả năng gây ra mụn cóc trên các vùng khác ở da hoặc màng nhầy.
Sự lây truyền của virus
Hệ miễn dịch của mỗi người đáp ứng khác nhau với HPV. Không phải ai tiếp xúc với HPV cũng phát triển thành mụn cóc. Thậm chí, những người trong cùng một gia đình phản ứng với virus theo những cách khác nhau.
Chủng HPV gây mụn cóc ở lòng bàn chân không có khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy virus không thể lây truyền dễ dàng bằng cách tiếp xúc trực tiếp từ người sang người. Nhưng nó sinh sôi nảy nở trong môi trường nóng và ẩm. Hậu quả là bạn có thể bị nhiễm chúng nếu bạn đi chân đất xung quanh khu vực hồ bơi hay phòng thay đồ. Nếu virus lây lan từ chỗ lây nhiễm đầu tiên, nhiều mụn cóc có thể xuất hiện.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân
Bất cứ ai cũng có thể phát triển thành mụn cóc ở lòng bàn chân, nhưng loại mụn cóc này có nhiều khả năng ảnh hưởng hơn ở:
- Trẻ em và thanh thiếu niên
- Những người bị suy yếu miễn dịch
- Những người trước đây đã bị mụn cóc ở lòng bàn chân
- Phổ biến là những người đi bộ chân đất khi tiếp xúc với virus gây ra chứng mụn cóc, chẳng hạn như phòng thay đồ
4. Biến chứng và tác hại của bệnh mụn cóc lòng bàn chân
Khi mụn cóc ở lòng bàn chân gây đau, bạn có thể thay đổi tư thế hoặc dáng đi thông thường – nhưng có lẽ bạn không nhận ra nó. Cuối cùng, thay đổi trong cách bạn đứng, đi bộ hoặc chạy có thể gây ra sự khó chịu ở cơ hoặc khớp.
6. Các phương pháp điều trị bệnh mụn cóc lòng bàn chân
Chuẩn bị trước khi đi khám
Đầu tiên bạn có thể đi khám bác sĩ tổng quát. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc chuyên khám về bàn chân. Những mẹo sau đây có thể giúp bạn chuẩn bị tốt cho buổi hẹn.
Bạn cần làm những gì?
Mang theo tất cả những thuốc bạn sử dụng hằng ngày - bao gồm cả những thuốc không cần kê đơn và thực phẩm chức năng - liều sử dụng của từng loại.
Nếu bạn chắc chắn bạn bị mụn cóc ở lòng bàn chân, hãy tự chăm sóc bằng những thuốc không cần kê toa hay thay đổi cách điều trị khác. Nhưng hãy báo với bác sĩ nếu trong quá trình tự điều trị bạn có những vấn đề sau:
- Tiểu đường
- Kém cảm giác ở bàn chân
- Suy giảm miễn dịch
Nếu áp lực lên mụn cóc gây đau, hãy thử những đôi giày có đệm tốt như giày thể thao có hỗ trợ phần đế giày và giảm áp lực. Tránh mang các loại giày không thoải mái.
Chẩn đoán
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán mụn cóc với một hoặc nhiều kỹ thuật sau:
- Kiểm tra tổn thương
- Cạo vết thương bằng dao mổ và kiểm tra các dấu chấm đen, dấu chấm xác định – các cục máu đông nhỏ
- Lấy một phần nhỏ của tổn thương (sinh thiết) và gửi nó tới phòng thí nghiệm để phân tích
Điều trị
Hầu hết mụn cóc ở lòng bàn chân vô hại và có thể tự khỏi, mặc dù nó mất cả năm hay hai năm. Nếu nó gây đau hoặc lan ra, bạn có thể chữa chúng bằng những loại thuốc không cần kê đơn hay chăm sóc ngay tại nhà. Trước khi khỏi bệnh, bạn cần lặp đi lặp lại việc chữa trị, sau này bệnh có thể tái phát lại.
Điều trị bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân
Nếu việc tự chăm sóc không hiệu quả, nên đi khám bác sĩ:
Thuốc
Những thuốc làm bong tróc mạnh. Những thuốc này loại bỏ các lớp của mụn cóc từng chút một theo thời gian. Chúng cũng kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt mụn cóc.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thoa thuốc thường xuyên ở nhà, theo sau đó là những lần thăm khám định kỳ.
Thuốc đông lạnh
Điều trị bằng loại thuốc này được thực hiên tại phòng khám, bác sĩ sẽ bơm hoặc bôi chất nito lỏng lên mụn cóc. Phương pháp này có thể gây đau nên bác sĩ sẽ gây tê khu vực đó trước khi làm.
Chất hóa học sẽ làm bỏng rộp xung quanh mụn cóc, và mô chết sẽ tróc ra trong vòng một tuần hoặc lâu hơn. Phương pháp này cũng kích thích hệ miễn dịch chống lại virus gây mụn cóc. Bạn cần tái khám để lặp lại việc điều trị mỗi 2 đến 4 tuần cho đến khi mụn cóc biến mất.
Nhiều nghiên cứu cho rằng việc kết hợp cả 2 phương pháp trên sẽ hiệu quả hơn việc chỉ dùng phương pháp đông lạnh, nhưng vẫn cần phải nghiên cứu xa hơn.
Phẫu thuật và các thủ thuật khác
Nếu 2 phương pháp trên không hiệu quả thì bác sĩ sẽ đề nghị chữa trị bằng một hay nhiều các biện pháp khác như:
- Những acid khác: bác sĩ sẽ thoa chúng lên bề mặt mụn cóc bằng tăm tre. Bạn cần tái khám mỗi tuần hay tùy theo yêu cầu của bác sĩ. Tác dụng phụ là gây bỏng rát và châm chích.
- Liệu pháp miễn dịch: phương pháp này dùng thuốc hay các loại dung dịch để kích thích hệ miễn dịch chống lại virus gây mụn cóc. Bác sĩ sẽ chích vào mụn cóc một loại kháng nguyên hoặc thoa dung dịch hay kem lên mụn cóc.
- Tiểu phẩu: bác sĩ sẽ cắt bỏ hay phá hủy mụn cóc bằng kim điện. Thủ thuật này có thể gây đau nên bác sĩ sẽ gây tê trước. Bởi vì phẫu thuật có nguy cơ để lại sẹo nên phương pháp này thường không được dùng để chữa mụn cóc plantar nếu những phương pháp khác không thất bại.
- Điều trị bằng lazer: lazer sẽ làm tắc những mạch máu nhỏ. Những mô bị tác động sẽ chết và mụn cóc sẽ xẹp xuống. Phương pháp này cần lặp lại mỗi 3 đến 4 tuần. bằng chứng cho thấy độ hiệu quả của phương pháp này còn hạn chế, nó có thể gây đau và để lại sẹo.
- Vaccine: Vaccine HPV được sử dụng thành công để điều trị mụn cóc thậm chí mặc dù là những vaccine này không phải đặc hiệu để chống lại virus gây mụn cóc – nguyên nhân chính gây mụn cóc plantar.
Biện pháp tự khắc phục
Nhiều người có thể trị mụn cóc bằng những mẹo sau:
Thuốc làm bong tróc: sử dụng những loại thuốc không cần kê đơn ở dạng miếng dáng hoặc chất lỏng. Thông thường, theo hướng dẫn bạn phải rửa và ngâm vào nước ấm, sau đó loại bỏ lớp da mềm bên trên cùng bằng đá mài da hoặc đồ dũa. Sau đó chờ da khô, bạn sẽ thoa dung dịch hay dán miếng dán lên. Miếng dán cần được đổi mỗi 24 – 48h. Chất lỏng thì phải thoa hằng ngày. Cần lặp lại như vậy từ vài tuần đến vài tháng để thấy kết quả.
Thuốc đông lạnh: theo cảnh báo của tổ chức có tên là The Food and Drug Administration thì một số loại chất dùng loại bỏ mụn cóc có thể gây cháy nên không được đặt gần lửa, nguồn nhiệt (như bàn ủi) và bật lửa.
Băng dán: Sử dụng băng keo để loại bỏ mụn cóc là một cách tiếp cận vô hại nhưng chưa được chứng minh. Để thử nó, hãy dán mụn cóc với băng dán bạc, thay mới mỗi vài ngày. Giữa các lần dán, ngâm mụn cóc và nhẹ nhàng loại bỏ các tế bào chết bằng đá bọt hoặc đồ dũa. Sau đó để mụn cóc hở ngoài không khí đến khi khô trong vài giờ trước khi băng trở lại.
7. Phòng chống bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân
Để giảm nguy cơ bị mụn cóc Plantar, bạn cần phải:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc, kể cả mụn cóc của bạn. Rửa tay sạch sẽ sau khi chạm vào mụn cóc.
- Giữ bàn chân sạch và khô ráo. Thay đổi giày và vớ mỗi ngày.
- Tránh đi chân đất ở khu vực hồ bơi và phòng thay đồ.
- Không chạm hay cào mụn cóc
- Không sử dụng lại những đồ dũa, đồ cắt móng, đá mài da mà đã sử dụng trên mụn cóc đối với da và móng bình thường
Nếu những biện pháp tự chữa trị của bạn tỏ ra không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và loại bỏ nguy cơ mắc những bệnh khác. Liên hệ đặt khám ngay với phòng khám Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần được hỗ trợ và giúp đỡ.
Từ khóa » Hình ảnh Mụn Cóc Lòng Bàn Chân
-
Đừng Coi Thường Mụn Cóc Lòng Bàn Chân | Medlatec
-
Mụn Cóc Dưới Bàn Chân Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Mụn Cóc Hay Mụn Cơm Lòng Bàn Chân | Vinmec
-
Bị Mụn Cóc ở Lòng Bàn Chân Và Cách điều Trị [tại Nhà + Thuốc]
-
Mụn Cóc Mọc ở Lòng Bàn Chân | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Chữa Mụn Cóc ở Lòng Bàn Chân Như Thế Nào - VnExpress Sức Khỏe
-
Mụn Cóc - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Mụn Cóc ở Bàn Chân Là Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Bệnh Mụn Cóc ở Bàn Chân
-
Hạt Cơm Lòng Bàn Chân – Mắt Cá Chân – Chai Chân: Nên Hiểu Và Xử ...
-
[Xem Chi Tiết] Hình ảnh Mụn Cóc ở Tay Và Chân Bệnh Nhân
-
Các Loại Mụn Cóc Thường Gặp, Cách Nhận Biết, Xử Lý
-
Hình ảnh Mụn Cóc ở Tay Chân
-
Cách Trị Mụn Cóc Lòng Bàn Chân - Báo Sức Khỏe & Đời Sống