Bệnh Nấm Họng ở Gà Chọi - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Bệnh nấm họng ở gà chọi (hay còn được gọi là bệnh nấm đường tiêu hóa). Thuộc vào một trong những loại bệnh có triệu chứng phức tạp ở vùng miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, ruột. Nếu không được chữa trị kịp thời thì tỷ lệ gây tỷ vong trên gà là rất cao, ảnh hưởng đến năng suất và giá trị kinh tế cho bà con nông dân. Hơn nữa, bệnh nấm họng xảy ra trên mọi lứa tuổi của gà nên tiềm tàng nhiều nguy cơ trong suốt quá trình chăn nuôi. Vậy đặc điểm nhận dạng bệnh nấm họng ở gà như thế nào? Cách phòng và trị bệnh ra sao?

Nội Dung

  • Nguyên nhân gây bệnh nấm họng cho gà chọi
  • Triệu chứng của bệnh nấm họng
  • Phác đồ điều trị bệnh nấm họng ở gà chọi
    • Cách 1: Điều trị nấm họng thủ công
    • Cách 2: Điều trị nấm họng bằng thuốc kháng sinh
  • Cách phòng và hạn chế hiện tượng nấm họng trên gà

Nguyên nhân gây bệnh nấm họng cho gà chọi

Bệnh nấm họng ở gà do men Candida albicans gây ra và làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp nhiễm trùng da và làm giảm hệ miễn dịch trên cơ thể gà. Con đường lây lan của bệnh thường đến từ:

  • Dụng cụ máng ăn, uống bị nhiễm bẩn
  • Thức ăn không đạt chất lượng vệ sinh và có thể bị nhiễm nấm
  • Thuốc kháng sinh được trộn trong thức ăn hoặc nước uống sử dụng trong thời gian dài không được thay, tạo điều kiện cho nấm phát triển trong đường tiêu hóa khi gà uống phải.
benh-nam-hong-o-ga-choi
                                  Nguyên nhân gây bệnh nấm họng

Triệu chứng của bệnh nấm họng

Triệu chứng của bệnh nấm họng gà chọi được biểu hiện rõ nhất tại các bộ phân như miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, ruột…

Miệng, thực quản: Gà bệnh bị nhiễm trùng miềng, hơi thở hôi, vùng miệng xuất hiện lớp mảng bám màu trắng. Thực quản của gà bị loét

Diều: Bên trong diều có lớp mảng bám hoặc các nốt mụn màu trắng. Diều chứa nhiều dịch nhày, hôi, chua

Dạ dày tuyến: sưng hoặc bị xuất huyết ở vùng niêm mạc

Ruột: Vùng ruột non của gà bệnh thường bị viêm chứa nhiều dịch nhầy. Đồng thời thể trạng bên ngoài của gà ủ rũ, kém ăn, trọng lượng giảm, chậm lớn

Đọc thêm: Điều trị bệnh ORT ở gà (bệnh hen phức hợp trên gà)  

Phác đồ điều trị bệnh nấm họng ở gà chọi

Bệnh nấm họng thuộc vào loại bệnh rất khó để chữa trị dứt điểm trong một thời gian ngắn. Thay vào đó phải kiên trì điều trị từng chút một thì may ra mới khỏi. Vậy nên chiến kê mà đã mắc bệnh thì cần có một lộ trình điều trị dài hạn. Có thể sử dụng một trong hai phuongw pháp điều trị như sau:

benh-nam-hong-o-ga-choi
                                         Xử lý vết nấm họng cho gà

Cách 1: Điều trị nấm họng thủ công

  • Đầu tiên sẽ dùng cọ cọ sạch các mảng bám bẩn trên họng con gà rồi dùng muối sinh lý để rửa qua.
  • Tiếp đó bôi thuốc xanh tylen vào toàn bộ chỗ bị nấm họng vừa được cọ sạch
  • Sau đó cho gà uống thuốc đậu gà kết hợp với một số loại men vi sinh, điện giải giúp tăng sức đề kháng cho gà và hấp thụ thuốc tốt hơn.

Cách 2: Điều trị nấm họng bằng thuốc kháng sinh

Ngoài cách chữa trị thủ công được chia sẻ ở trên thì bệnh nấm họng ở gà chọi còn có thể được chữa trị bằng một số loại kháng sinh được các chuyên gia thú y khuyến cáo. Các loại thuốc điều trị bao gồm có:

  • Fungicid 20g
  • Vitamin ADE 20g
  • Super Vitamin 20g
  • Flumequin 20

Cho 4 loại thuốc trên hòa với 15 lít nước cho 100kg trọng lượng gà uống trong 1 ngày. Dùng liên tục trong 4-5 ngày liên tiếp kết hợp với việc theo dõi tình trạng của gà.

benh-nam-hong-o-ga-choi
                                          Thuốc trị bệnh nấm họng ở gà

Cách phòng và hạn chế hiện tượng nấm họng trên gà

Phòng bệnh tốt nhất để hạn chế khả năng xuất hiện bệnh nấm họng ở gà. Tạo ra môi trường thuận lợi để cho gà sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Các biện pháp phòng tránh như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống tránh làm thức ăn rơi vãi khiến bệnh nấm họng ở gà chọi dễ xuất hiện hoặc tái phát sau quá trình điều trị
  • Khử trùng, dọn dẹp chuồng trại theo định kỳ
  • Phun hoặc rắc Fungicid vào nền chuồng hàng tuần theo tỉ lệ 20g/1m2 / 1 lần
  • Định kỳ 20 ngày cho gà uống Đồng Sunfat 1 lần với liều 1g/10 lít. Chỉ cho uống trong 2 giờ, nếu thừa thì đổ đi.

Thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và trị bệnh nấm họng ở gà chọi đều được Nuôi gà đá chia sẻ toàn bộ trong nội dung ở trên. Hy vọng sẽ giúp cho bà con nông dân biết cách phòng loại bệnh nguy hiểm, có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế trong quá trình chăn nuôi.

Xem thêm: Cách bảo quản trứng gà để ấp cho tỷ lệ nở 99,99%

Tags: Bệnh thường gặp ở gà

Từ khóa » Hình ảnh Gà Bị Nấm Họng