Bệnh Nấm Móng Tay ở Trẻ Em Và Cách điều Trị Dứt điểm Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Nội dung tóm tắt
- Bệnh nấm móng tay ở trẻ em là gì?
- Nguyên nhân gây ra bệnh nấm móng tay ở trẻ em
- Biểu hiện của bệnh nấm móng tay ở trẻ em
- Cách điều trị bệnh nấm móng tay ở trẻ em
Bệnh nấm móng tay ở trẻ em là bệnh khá thường xuyên xảy ra với nguyên nhân chính là trẻ vệ sinh chưa được đúng cách, hoạt động nhiều. Bệnh nấm móng tay không gây ảnh hường đến tính mạng nhưng lại khiến trẻ gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt và vui chơi hàng ngày, và cũng rất mất thẩm mỹ khiến các bé bị bệnh cảm thấy e ngại, xấu hổ với bạn bè xung quanh.
Nấm móng tay ở trẻ em không phải là một bệnh có tính chất nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Căn bệnh này lây lan nhanh chóng và thời gian đầu ủ bệnh rất khó để phát hiện nên cha mẹ cần hết sức lưu ý những biểu hiện bất thường ở trẻ để sớm đưa đi khám, có thuốc điều trị kịp thời, không để tình trạng bệnh lan rộng.
Xem thêm: Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh nấm móng tay ở trẻ em là gì?
Bệnh nấm móng tay ở trẻ cũng chia ra làm rất nhiều dạng, trong đó bao gồm có bấm móng ở phần bên và phần xa dưới móng hay được ký hiệu trong y học là DSO, nấm trắng trên bề mặt móng WSO và nấm trên ngón tay. Tùy vào từng giai đoạn mà nấm móng tay sẽ có những biểu hiện ra ngoài khác nhau như sau:
- Nấm móng ở phần bên và phần xa dưới móng tức là dạng nhiễm nấm thường gặp nhất hiện nay, không chỉ riêng có tay mà móng chân cũng rất dễ bị tình trạng này nếu không may bị lây nhiễm hoặc do thói quen vệ sinh chưa đúng cách. Khi phần móng tay bé xuất hiện những vệt màu trắng rồi dần ngả vàng chứng tỏ phần móng tay đó đang bị nhiễm trùng.
- Nấm trắng trên bề mặt móng tay sẽ xuất hiện thành các đốm trắng nhỏ khiến bé và cha mẹ chưa thể phát hiện ra ngay, nhưng khi nó đã lan trắng ra cả móng thì lúc đó lại đã nguy hiểm vì chứng tỏ vi khuẩn đã làm ổ nhanh chóng trên phần móng tay của bé.
- Nấm ở trên ngón tay tức là không chi vùng móng tay mà thịt xung quanh các ngón tay cũng bị nấm trắng, vi khuẩn tấn công gây ngứa và mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm móng tay ở trẻ em
Theo các bác sĩ có chuyên môn cho biết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm móng tay ở trẻ em thường gồm có:
- Bé bị ra nhiều mồ hôi tay do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, vệ sinh tay không sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, đi chơi, cầm nắm đồ vật.
- Bé vô tình bị thương tại vùng tay, móng tay nhưng không được sát trùng và kiểm tra sớm để cho vi khuẩn có cơ hội tấn công.
- Những bé có tiền sử bị các bệnh như vảy nến thì cũng có khả năng bị mắc nấm móng tay và chân cao hơn nên cần hết sức lưu ý, chạy chữa ngay khi bệnh mới chớm, đừng để bệnh nặng mới đưa bé đi khám thì sẽ có nguy cơ tạo ra vết sẹo xấu trên đôi tay của bé.
Biểu hiện của bệnh nấm móng tay ở trẻ em
Như đã nói ở trên thì rất khó phát hiện ra những thay đổi khác lạ trên màu móng tay của bé, che mẹ cần tinh tế và quan sát nhiều hơn những thay đổi của con để sớm phát hiện ra những điểm bất thường như móng tay biến dạng, móng tay dày lên, móng tay có chấm nhỏ li ti màu trắng hoặc vàng, móng tay có mùi hôi lạ….
Cách điều trị bệnh nấm móng tay ở trẻ em
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ bùng phát và lây lan của vi khuẩn nấm móng tay thì trước hết bé cần được học về cách làm thế nào để giữ gìn vệ sinh cơ thể, rửa sạch phòng sạch trước và sau khi ăn, khi chơi, đồ chơi của trẻ cũng cần làm vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.
Lựa chọn chế độ ăn cho trẻ, những thức ăn tốt cho phần móng tay móng chân, tốt cho lớp sừng trên cơ thể người bao gồm có các loại hạt, sữa, trứng gà, bông cải xanh, cà rốt, cà chua, chuối, bơ…
Khi trẻ không may bị bệnh nấm móng tay thì trước hết cần đưa trẻ đến viện gặp bác sĩ để được khám và tư vấn đúng tình trạng kèm với cách chữa trị, lựa chọn thuốc chuẩn, đem lại hiệu quả nhanh chóng.
Cách ly trẻ với những trẻ khác trong 1-2 tuần để bệnh dứt điểm và không bị lây từ người ngày sang người khác, tránh nguy cơ bùng phát thành ổ dịch. Vì tính cách trẻ con vốn hiếu động và thích nô đùa nên việc cầm nắm chung đồ chơi, bốc thức ăn bằng tay truyền cho nhau cũng là những hành động vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn lây lan và bùng phát.
Hạn chế tiếp xúc với nước quá nhiều vì nó chỉ làm cho tình trạng nấm móng trở nên nặng nề hơn khi phần móng bị vi khuẩn tấn công cứ liên tục trong tình trạng ẩm ướt. Chính vì vậy cha mẹ cần hướng dẫn bé cách làm vệ sinh móng và cơ thể đúng cách.
Với những chia sẻ trên, hy vọng đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh nấm móng tay ở trẻ nhỏ cũng như cách phòng và trị bệnh hiệu quả nhất. Hãy trang bị những kiến thức về sức khỏe để đem đến cuộc sống tốt hơn cho chính mình và chăm sóc tốt cho người bạn thân yêu.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Hình ảnh Nấm Móng Tay ở Trẻ
-
Hình ảnh Bệnh Nấm Móng Tay: Biểu Hiện Và Cách Chữa Tại Nhà
-
Cảnh Báo Bệnh Nấm Móng Tay (chân) Không Thể Bỏ Qua
-
Nấm Móng Tay Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn
-
Cách điều Trị Dứt điểm Nấm Móng Tay, Móng Chân đơn Giản Và Hiệu ...
-
Nấm Móng Tay: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Chữa Hiệu Quả
-
Nấm Móng Tay Và Chữa Trị Dứt điểm
-
[Chi Tiết] Hình ảnh Nấm Móng Tay Bạn Cần Biết
-
Biểu Hiện Của Nấm Móng Và Cách Chữa Nấm Móng Hiệu Quả
-
Bệnh Nấm Móng Chân ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Viêm Quanh Móng Cấp Tính - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Nấm Móng - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Nấm Móng: Nguyên Nhân, Hình Ảnh Nhận Biết Và Cách Trị
-
Nấm Móng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec