BỆNH NÃO GAN
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập
- Trang chủ
- Trang chính
- PHÁC ĐỒ
- PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
- BỆNH NÃO GAN
- Chưa có bài viết con
- Duyệt bài viết trong mức này »
- Bài viết mới kế BỆNH NÃO GAN Bài viết mới bên dưới BỆNH NÃO GAN
Bệnh lý não gan (hepatic encephalopathy: HE) là tình trạng rối loạn chức năng của não do suy gan và/hoặc do thông nối cửa - chủ gây ra.
I. PHÂN LOẠI BÊNH LÝ NÃO GAN:I.1. Theo bệnh nền
-
Loại A: kết hợp suy gan cấp.
-
Loại B: kết hợp với thông nối cửa – chủ, không có bệnh gan nội tại.
-
Loại C: trong bệnh xơ gan hoặc tăng áp tĩnh mạch cửa.
I.2. Theo mức độ biểu hiện lâm sàng
-
Bệnh lý não gan kín đáo (Covert HE): bao gồm
-
Bệnh lý não gan tối thiểu (Minimal HE): không có biểu hiện lâm sàng. Các test tâm thần, vận động tinh tế ghi nhận bất thường.
-
Độ 1: thay đổi nhân cách nhẹ, trầm cảm, giảm chú ý
-
-
Bệnh lý não gan biểu lộ (Overt HE): bao gồm
-
Độ 2 (OHE moderate): rối loạn giấc ngủ, thay đổi tâm trạng, hành vi, mất định hướng, nói lắp bắp, dấu rung vẩy (+).
-
Độ 3 (OHE severe): lú lẫn, ngầy ngật, đờ đẫn, rung giật nhãn cầu, cứng cơ, clonus (+).
-
Độ 4 (OHE coma): hôn mê, không đáp ứng với kích thích đau.
-
Bệnh nhân nặng từ độ 2 trở lên cần nhập viện.
I.3. Theo tiến trình thời gian
-
Cơn não - gan (Episodic HE).
-
Bệnh lý não - gan tái diễn (Recurrent HE): 2 hoặc 3 cơn trong 12 tháng.
-
Bệnh lý não - gan kéo dài (Persistent HE).
I.4. Theo yếu tố thúc đẩy
Cơn não - gan | Bệnh lý não - gan tái diễn |
---|---|
Nhiễm trùng | Rối loạn điện giải |
Xuất huyết tiêu hóa | Nhiễm trùng |
Mất nước (lợi tiểu, tháo dịch,…) | Không xác định |
Rối loạn điện giải | Táo bón |
Táo bón | Mất nước (lợi tiểu, tháo dịch,…) |
Không xác định | Xuất huyết tiêu hóa |
Không có tiêu chuẩn vàng.
II.1. Lâm sàng:
-
Bệnh sử, yếu tố thúc đẩy, bệnh nền có liên quan.
-
Các biểu hiện của rối loạn tâm thần kinh với những mức độ khác nhau.
II.2. Cận lâm sàng: không đặc hiệu
-
Điện não đồ (sóng delta tần số chậm).
-
NH3/máu tăng.
-
MRI não: thay đổi đậm độ các hạch não, tăng đậm độ trên phim T1.
-
Điều trị theo kinh nghiệm; dự phòng tái phát.
IV.1. Nguyên tắc chung
-
Chỉ định điều trị trong các trường hợp bệnh lý não - gan biểu lộ.
-
Các trường hợp kín đáo có ảnh hưởng đến kỹ năng lái xe, thực hiện công việc, chất lượng sống, nhận thức, cũng nên xem xét điều trị.
-
Nên điều trị dự phòng thứ phát sau cơn não – gan.
-
Chỉ điều trị dự phòng tiên phát khi xơ gan có nguy cơ cao phát triển thành bệnh lý não - gan.
-
Bệnh lý não - gan tái diễn, khó kiểm soát, kèm suy gan: chỉ định ghép gan.
IV.2. Thuốc điều trị
IV.2.1. Đường đôi không hấp thu
-
Lactulose (β-galactosidofructose), Lactitol (β-galactosidosorbitol).
-
Lactulose:
-
Thuốc lựa chọn đầu tiên, hiệu quả trong dự phòng tiên phát, tái phát.
-
Liều: 25 ml mỗi 1 - 2 giờ (hoặc 15 – 30 ml 2 - 3 lần/ngày) cho đến khi đi tiêu ít nhất 2 lần phân mềm hoặc lỏng/ngày; sau đó chỉnh liều để duy trì tiêu 2 - 3 lần/ngày.
-
Có thể được dùng để thụt tháo (300 ml Lactulose + 700 ml nước, 2 lần/ngày x 2 - 3 ngày/đợt).
-
Lạm dụng Lactulose có thể gây mất nước, tăng Na+ máu, kích ứng da, thúc đẩy bệnh lý não - gan.
-
IV.2.2. Các kháng sinh
-
Metronidazol.
-
Liều: 250 mg, uống x 4 lần/ngày.
-
Do có nhiều tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa, thần kinh, … nên không dùng kéo dài.
-
-
Rifaximin.
-
Rifaximin kết hợp với Lactulose điều trị HE cho thấy hiệu quả hơn dùng Lactulose đơn thuần.
-
Là kháng sinh hấp thu kém, có tác dụng kháng khuẩn đường ruột. Chỉ định trong phòng ngừa tái phát.
-
Liều 550 mg uống 2 lần/ngày.
-
-
Neomycin.
-
Kháng sinh nhóm Aminoglycosid hấp thu kém, sử dụng để làm giảm vi khuẩn đường ruột sinh Ammoniac.
-
Liều: 500 mg, uống 4 lần/ngày.
-
Chứng cứ yếu về hiệu quả điều trị; độc tính lên tai và thận vì vậy hạn chế sử dụng.
-
IV.2.3. Các axít amin chuỗi phân nhánh (BCAAs)
- Dạng uống giúp cải thiện lâm sàng cơn não - gan, dạng tiêm truyền không hiệu quả.
IV.2.4. L - Ornithine L - Aspartate (LOLA)
- Thúc đẩy gan thải NH3. Dạng uống không hiệu quả.
IV.3. Hệ thống tái tuần hoàn hấp phụ phân tử (MARS: Molecular Adsorbent Recirculating System)
-
Được sử dụng để loại bỏ Bilirubin, Acid mật, Nitric oxid, Benzodiazepin nội sinh, NH3 trong suy gan.
-
MARS có thể là một lựa chọn cho những bệnh nhân có bệnh não - gan nặng không đáp ứng với trị liệu.
IV.4. Dinh dưỡng
-
Cung cấp năng lượng: 35 - 40 kcal/kg/ngày.
-
Protein: 1,2 – 1,5 g/kg/ngày.
-
Nuôi ăn qua đường tiêu hóa nhiều lần trong ngày, kể cả ban đêm. Có thể bổ sung dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
-
Những bệnh nhân không dung nạp protein nên bổ sung axít amin chuổi nhánh đường uống để duy trì lượng đạm cần thiết hàng ngày.
-
A Current Review of the Diagnostic and Treatment Strategies of Hepatic Encephalopathy, Z.Poh and P.E.J.Chang, International Journal of Hepatology Volume 2012 (2012).
-
Hepatic encephalopathy, Ravi K. Prakash and Kevin D. Mullen, Schiff’s Diseases of the Liver, 2012.
-
Hepatic encephalopathy in chronic liver disease: 2014 Practice guideline by the EASL and the AASLD, Journal of Hepatology 2014.
-
Hepatic encephalopathy in Patients with cirrhosis, Masha Y.Morgan, Sherlock’s Diseases of the liver and biliary system, 2011.
-
Management of Hepatic Encephalopathy in the Hospital, Mayo Clinic Proceedings Volume 89, Issue 2, 241–253, February 2014.
-
Mechanisms, diagnosis and management of hepatic encephalopathy, Ravi Prakash and Kevin D. Mullen, Nature Reviews, Gastroenterology and Hepatology 7, 515-525, September 2010.
Từ khóa » điều Trị Bệnh Lý Não Gan
-
Hội Chứng Não Gan | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bệnh Lý Não Gan Là Gì? - Vinmec
-
Hội Chứng Não Cửa Chủ - Rối Loạn Về Hệ Gan Và Mật - MSD Manuals
-
Bệnh Não Gan: Nguyên Nhân, Phân Loại Và Triệu Chứng
-
Bệnh Não Gan điều Trị: Hướng Dẫn Thực Hành Năm 2014 Của Hội ...
-
TỔNG QUAN VỀ BỆNH NÃO GAN
-
Não Gan (hôn Mê Gan) - Hello Bacsi
-
Hội Chứng Não Gan Và Những Vấn đề Cần Quan Tâm
-
Hội Chứng Não-gan - PGS Hà Hoàng Kiệm
-
Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Não Gan - SlideShare
-
[PDF] CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NÃO GAN - Thaythuocvietnam
-
CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NÃO GAN TRONG XƠ GAN
-
Bệnh Não Gan – Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Bệnh Não Gan Là Gì? Cách Nhận Biết Bệnh Não Gan?